A. Mục tiêu bài học:
Thông qua bài học giúp HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới và vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuât, người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
- Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của "ĐCBN", bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thểm cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của nghệ thuật trong "BNĐC", có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu.
- Giáo dục bồi dưỡng ý thứcdân tộc , yêu quý di sản văn hoá của cha ông.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận
D. Tiến hành giờ học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Kết cấu của bài "Phú sông Bạch Đằng"?
- Giới thiệu bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn : Tiết 58 - 59- 60: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn…/…/200…
Đọc văn : Tiết 58 - 59- 60
đại cáo bình ngô
(Bình Ngô đại cáo)
- Nguyễn Trãi -
A. Mục tiêu bài học:
Thông qua bài học giúp HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới và vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuât, người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
- Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của "ĐCBN", bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thểm cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của nghệ thuật trong "BNĐC", có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu.
- Giáo dục bồi dưỡng ý thứcdân tộc , yêu quý di sản văn hoá của cha ông.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận…
D. Tiến hành giờ học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Kết cấu của bài "Phú sông Bạch Đằng"?
- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
-Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi?
-Những nét lớn về gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến văn chương Nguyễn Trãi?
"ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"(Lê Thánh Tông)
-Nhận xét chung nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi?
-Nêu những tác phẩm chính?
-Nêu vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật ở mảng văn chính luận của Nguyễn Trãi?
-Tại sao nói thơ Nguyễn Trãi thể hiện rõ chân dung tinh thần của người anh hùng vĩ đại?
-Thơ viết về thiên nhiên có gì đặc biệt
-Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi?
-Thể cáo là gì?
-Em hiểu thế nào về nhan đề của bài thơ?
-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-Chia bố cục của bài thơ và tìm nội dung chính của từng đoạn?
-Mở đầu bài cáo tư tưởng nhân nghĩa được đặt ra ntn?
-Tác giả khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của nước Đại Việt trên cơ sở nào?
-Độc lập chủ quyên của dân tộc được khăng định trên những phương diện nào?
CHNC: Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở BNĐC là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc một cách toàn diện và sâu sắc hơn so với NQSH của Lý Thường Kiệt.Em có đồng ý không, vì sao?
-Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật ở đoạn 1 và giá trị của chúng?
CHNC: Sức thuyết phục của văv chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp được lí lẽ và thực tiễn, qua đoạn 1 em thấy có đúng không?
CHNC: Hãy khái quát quá trình lập luận của đoạn 1?
- Đoạn văn này cho ta biết điều gì?
-Bản cáo trạng tội ác của kẻ thù đã được viết theo trình tự nào? Có những nét cụ thể gì?
Tác giả đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc ntn?
-Khi vạch trần bản chất gian tham của kẻ thù tác giả nêu những tội ác nào?
-Nhận xét về bản cáo trạng?
-Nghệ thuật nổi bật?
-Đoạn 3 có những nội dung cơ bản nào?
-Khi phản ánh giai đoạn đầu của cuọc khởi nghĩa tác giả nêu lên những nội dung chính nào?
-Hình tượng Lê Lợi được khắc hoạ ntn?
CHNC: So sánh tâm trạng của Lê Lợi ở đây và Trần Quốc Tuấn trong "Hịch tướng sĩ văn"?
-Qua hình tượng lãnh tụ Lê Lợi tác giả cho thấy điều gì về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
-Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã găp những khó khăn gian khổ gì?
-Sức mạnh nào đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua những thử thách ban đầu?
-Chiến công vang dội của đoàn quân Lam Sơn được miêu tả ntn?
-Hình ảnh kẻ thù được tái hiện như thế nào?
-Hãy nhận xét về cách phối hợp các thủ pháp nghệ thuật và liệt kê những cụm từ thể hiện sự chiến thắng của ta và thất bại thảm hại của giặc?
-Tư tương nhân nghĩa một lần nữa đượ thể hiện ntn?
-Đoạn kết của bài cáo nêu lên những nội dung gì?
-Nhận xét giọng văn của đoạn kết?
-Nhận xét chung về tác phẩm?
A. tác giả:
I. Cuộc đời:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu ức Trai
- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, HD
Sau dời về Nhị Khê(Thường Tín- Hà Tây).
- Thân sinh : Nguyễn ứng Long - một nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.
- Mẹ: Trần Thị Thái con của Trần Nguyên Đán.
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hoá, văn học.
=> Nợ nước, thù nhà->theo Lê Lợi tham gia cuôc k/n Lam Sơn.
- 1427 - 1428: k/n Lam Sơn toàn thắng -> viết BNĐC.
- Sau đó tham gia xây dựng đất nước rồi bị oan.
- 1439 ra ở ẩn ở Côn Sơn.
- 1440 ra làm quan
- 1442: vụ án Lệ Chi Viên -> tru di tam tộc, hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.
Tổng kết
- Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hoá thế giới.
- Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc trong lịch sử chế độ pk Viịet Nam.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính (SGK)
=> Là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học. Cả Hán và Nôm, cả trữ tình, chính luận đều có nhiều thành tựu lớn.
2.Giá trị văn chương:
a. Văn chính luận:
- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
b.Thơ trữ tình:
- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hoà hơp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết, mãnh liệt.
-P/c ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
* Thơ viết về thiên nhiên:
- Thiên nhiên hoành tráng gắn liền với chiến công anh hùng của các bậc danh nhân lịch sử.
- Thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp sang trọng, vừa giản dị, dân dã.
- Thiên nhiên với nhà thơ không chỉ là môi trường sống thanh cao mà còn như một người bạn tri âm, tri kỉ, nơi chất chứa nhiều bài học sâu sắc cho con người.
Kết luận
- Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
- Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.(thơ nôm Đường luật trở thành thể thơ đan tộc).
B.tác phẩm
I.Tiểu dẫn:
1.Thể cáo:
- Là thể loại văn Trung Quốc được Việt Nam tiếp thu, tác giả là vua chúa, thủ lĩnh
- Là thể loại văn nghị luận, thường được viết theo thể biền ngẫu,có kết cấu chặt chẽ.
- Đại cáo bình Ngô: Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô (Minh).
- Dùng từ Ngô chỉ giặc Minh: gợi lên sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta đối với giặc phương bắc từ nghìn xưa.
2.Hoàn cảnh ra đời:
- Cuối 1927, sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn binh của giặc.
- Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo tác phẩm để tổng kết toàn diện cuộc k/c vĩ đại của dân tộc ta, báo cáo cho toàn dân được biết.
- Có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lâp.
3. Bố cục: Bài cáo được chia 4 đoạn
- Đoạn 1:Khẳng định tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lạp của dân tộc.
- Đoạn 2: Tố cáo, lên án tội ác giăc Minh xâm lược.
- Đoạn 3: Kể lại diễn biến của cuộc k/c từ mở đầu -> thắng lợi hoàn toàn, nêu cao sức mạnh tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với sức mạnh của lòng yêu nước.
- Đoạn 4: Tuyên bố kết thúc chiến tranh rút ra bài học lịch sử.
II.Đọc - hiểu:
1.Đoạn 1:
- Nêu rõ tư tưởng nhân nghĩa: cốt ở yên dân (lo cuộc sống yên ổn cho nhân dân) và trừ bạo ngược (xl và bán nước) =>cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa (mqh tốt đẹp của con người với con người trên cơ sở tình thương và đạo lý).
- Chân lý về sự tồn tại độc lâp chủ quyền của nước ĐV được lấy cơ sở từ thực tiễn của lịch sử dân tộc ->hiển nhiên, vốn có, lâu đời.
- Độc lập chủ quyền của nước Đại Việt:
+ Nền văn hoá riêng
+ Bờ cõi riêng
+ Phong tục riêng
+ TT lịch sử riêng
+ Chế độ riêng
Hơn nữa có người tài giỏi và lịch sử ấy có thể sánh ngang hàng với lịch sử TQ.
=> Là nguyên lý chính nghĩa, có ý nghĩa tiền đề cho toàn bài.
=> Kẻ thù xâm lược vì phản nhân nghĩa nên thất bại.
*BNĐC so với NQSH toàn diện hơn sâu sắc hơn.
NQSH
BNĐC
- K/đ ý thức độc lập dân tộc ở lãnh thổ chủ quyền.
- Sông núi nước Nam thuộc vua.
- Độc lập dân tộc mơ hồ ở "sách trời"
- Thêm 3 yêu tố.
- Vua + dân
- Sự thật lịch sử ->t/h tầm cao của tư tưởng Nguyễn Trãi.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giau hình ảnh, gợi cảm, thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt.
+ So sánh: VN - TQ được đặt ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức quản lý quốc gia, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
+ Liệt kê: Khắc sâu về nền độc lập tự chủ, chiến thắng của ta thất bại của giặc.
+ Sử dụng câu văn biền ngẫu dài ngắn, cân đối, nhịp nhàng.
* Nêu 2 nguyên lý làm tiền đề đã được khẳng định với thực tiễn đằy sức thuyết phục: Ta đã xây dựng nền độc lập để thực hiện việc nhân nghĩa cho nhân dân.Giặc trái với nhân nghĩa nên thất bại, tiêu vong => lịch sử đã chứng minh.
b. Đoạn 2:
- Đoạn văn là bản cáo trạng tố cáo tội ác của giặc Minh đối với đất nước ta.
- Trình tự lôgic:
+Vạch trần âm mưu xâm lược
+ Lên án chủ trương cai trị thâm độc
+Tố cáo mạnh mẽ những hành động độc ác
- Âm mưu xâm lược: bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa với luận điệu " Phù Trần, diệt Hồ"-> âm mưu thôn tính nước ta có sẵn từ lâu (nhân - thừa cơ).
- Tội ác:
+ Tàn sát người dân vô tội
+ Lừa mị dân chúng, gây cảnh binh đao
+ Tham lam vơ vét của cải, bóc lột nhân dân
+ Nô dịch khổ sai dân chúng
- Bản cáo trạng thể hiện sức thuyết phục như một bản tuyên ngôn nhân quyền, vừa cụ thể, vừa toàn diện, có sưc khái quát cao, giàu tính hình tượng ( Nướng dân đen…,Độc ác thay…).
- Nghệ thuật:
+ Thủ pháp đối lập: dân và kẻ xâm lược
+Lời văn vừa đanh thép, vừa thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương da diết.
c. Đoạn 3:
- 2 nội dung chính:
+ Phản ánh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
+ Phản ánh giai đoạn phản công và chiến thắng của ta.
- Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến:
+ Hình tượng Lê Lợi
+Những khó khăn gian khổ trong buổi đầu khởi nghĩa và ý chí quyết tâm đán giặc cứu nước.
- Hình tượng Lê Lợi:
+Nguồn gốc xuát thân bình thường
+ Cách xưng hô khiêm nhường
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc
+ Có lí tưởng, có hoài bão lớn
+ Có quyết tâm mãnh liệt để thực hiện lí tưởng
=> Có sự thống nhất giữa con người bình thường và người lãnh tụ.
* Đều có chung nỗi lòng của người yêu nước anh hùng: căm giận trào sôi, nuôi chí lớn, có quyết tâm sắt đá.
- Khẳng định tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua con người vừa bình thường, vừa vĩ đại. Đồng thời phần nào khắc hoạ được những khó khăn bước đầu của cuọc k/c và ý chí quyết tâm cuae toàn dân tộc.
- Quan hệ lãnh tụ tướng sĩ là" phụ tử chi binh" đồng lòng nhất trí.
- Khó khăn gian khổ:
+ Kẻ thù đang mạnh và tàn bạo
+ Thế ta còn yếu, thiếu lương thực, thiếu quân đội
+ Thiếu nhân tài.
- Sức mạnh để vượt qua thử thách
+Có sức mạnh của lòng yêu nước
+ Nhận thức rõ được khó khăn, tự lượng được sức mình.
+ Có tinh thần đoàn kết đồng cam cộng khổ
+ Lãnh tụ có lòng cầu hiền tài
+ Có binh pháp hợp lý để chiến đấu với kẻ thù
- Chiến thắng của ta oanh liệt,dồn dập, liên tục, diễn ra khắp nơi, được miêu tả với bút pháp đậm chất anh hùng ca: hình tượng, ngôn ngữ, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu…
- Kẻ thù: mỗi đứa một vẻ, khiếp sợ, hoảng hồn.
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: hai mảng đen trắng
+Giọng điệu hào hùng, sảng khoái
+Liệt kê dồn dập, liên tiếp
+ Câu văn dài ngắn, biến hoá linh hoạt
- Tư tưởng nhân nghĩa
+ Mở đường hiếu sinh cho giặc
+Xót xa thương cảm khi thấy cảnh chết chóc binh đao.
d. Đoạn kết:
- Trịnh trọng tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc đã được lặp lại.
- Rút ra bài học lịch sử -> lấy dân làm gốc, lấy tư tưởng nhân đạo, nhân bản cao cả làm nền tảng, làm tiền đề quan trọng trong công cuộc dựng nước.
- Khẳng định viễn cảnh huy hoàng của đất nước
- Giọng văn : chậm rãi hơn, trang trọng thiêng liêng.
III.Tổng kết:
- Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
- Là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XV.
- Là áng "thiên cổ hùng văn"- có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS học bài cũ
- Soạn: Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
File đính kèm:
- Binh Ngo Dai Cao.doc