Giáo án Đọc văn: Tiết 63 Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

A. Mục tiêu cần đạt:

Thông qua bài học giúp HS:

 - Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học.

 - Thêm yêu mến và quý trọng vốn văn học.

B. Phương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV.

 - Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành:

 Kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận

D. Tiến trình lên lớp:

 - Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Hãy nêu những nguyên nhân làm cho thơ văn bị thất truyền ở Tựa "Trích diễm thi tập"?

 - Giới thiệu bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Tiết 63 Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:…/…/200.. Đọc văn: Tiết 63 Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung - A. Mục tiêu cần đạt: Thông qua bài học giúp HS: - Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học. - Thêm yêu mến và quý trọng vốn văn học. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận… D. Tiến trình lên lớp: - Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hãy nêu những nguyên nhân làm cho thơ văn bị thất truyền ở Tựa "Trích diễm thi tập"? - Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Hãy nêu khái quát vài nét về tác giả? - Bài này được viết theo thể loại gì? - Bài văn này được chia làm mấy phần? - Nêu nội dung của đoạn văn? - Như thế nào được xem là người hiền tài? Người hiền tài có vai trò như thế nào đối với đất nước? Họ được đối xử ntn? - Việc dựng bia nhằm mục đích gì? - Nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật của bài văn? - Nêu chủ đề của bài văn? I. Tiểu dẫn: 1. Vài nét về tác giả: (HS tìm hiểu SGK) 2. Thể loại: Văn bia: Là loại văn khắc trên bia đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. 3. Bố cục: - Đoạn 1: Từ đầu -> "…làm đến mức cao nhất", nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước. - Đoạn 2: Còn lại-> nêu ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài. 4. Nội dung: a. Hiền tài chỉ những người tài cao, học rộng, có đạo đức. - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Khẳng định người hiền tài là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước. b. Hiền tài có sự quyết định đến sự vinh suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Hnư vậy muốn cho nguyên khí thịnh đất nước phát triển thì không thể không chăm chút bồi dưỡng nhân tài. c. Triều đình trọng dụng người tài và sẵn sàng giao cho việc lớn. d. Mục đích cả việc dựng bia là: - Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng đề cao hiền tài của thánh minh. - Để kẻ sĩ trông vào bậc hiền tài mà phấn đấu rèn đức, luyện tài. 4. Nghệ thuật: - Lối kết cấu đồng tâm, nhấn mạnh vai trò của hiền tài. - Lập luận đối lâp. - Liệt kê trùng diệp đối lập. 5. Chủ đề: Phân tích vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ. 6. Củng cố dặn dò: - HS soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docHien tai la nguyen khi cua quoc gia.doc