Giáo án Đọc văn: Tiết 75- 76 Hồi trống cổ thành

I. Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu kiến thức

- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng - một biểu hiện của lòng trung nghĩa ở Trương Phi cũng như tình cảm cao đẹp keo sơn gắn bó của ba anh em Lưu – Quan – Trương kếy nghĩa vườn đào thề cùng nhau giúp nhà Hán.

- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được ý vị chiến trận của Tam Quốc qua một đoạn trích hay và tiêu biểu bậc nhất: âm vang hồi trống Cổ Thành.

2. Mục tiêu kĩ năng

- Hiểu được bối cảnh xã hội Trung Quốc qua một cuốn tiểu thuyết

- Biết cách phân tích tác phẩm theo thể loại tiểu thuyết lịch sử

3. Mục tiêu nhận thức

- Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của những người anh hùng trong lịch sử.

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Tiết 75- 76 Hồi trống cổ thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: Tiết 75- 76 Hồi trống cổ thành ( Trích hồi 28 – Tam Quốc Diễn Nghĩa) La Quán Trung Giáo viên hướng dẫn: Bùi Kim Dung Giáo viên văn - Trường PTTH Nguyễn Trãi Giáo sinh thực tập : Đặng Thị Nga Lớp: K50- Sư phạm Ngữ văn Đại học quốc gia Hà Nội Mục tiêu cần đạt Mục tiêu kiến thức Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng - một biểu hiện của lòng trung nghĩa ở Trương Phi cũng như tình cảm cao đẹp keo sơn gắn bó của ba anh em Lưu – Quan – Trương kếy nghĩa vườn đào thề cùng nhau giúp nhà Hán. Hiểu được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được ý vị chiến trận của Tam Quốc qua một đoạn trích hay và tiêu biểu bậc nhất: âm vang hồi trống Cổ Thành. Mục tiêu kĩ năng Hiểu được bối cảnh xã hội Trung Quốc qua một cuốn tiểu thuyết Biết cách phân tích tác phẩm theo thể loại tiểu thuyết lịch sử Mục tiêu nhận thức Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của những người anh hùng trong lịch sử. Những điều cần lưu ý Trọng tâm bài học: Hình tượng nhân vật Trương Phi và Hồi trống cổ thành Lưu ý khi phân tích: Vừa phải giới thiệu khái quát nội dung và giá trị của một tác phẩm đồ sộ, phức tạp vừa phải làm rõ giá trị tư tưởng- thẩm mĩ của đoạn trích - khắc họatính cách nhân vật anh hùng Trương Phi. Chuẩn bị Giáo viên Soạn giáo án, powerpoint, những câu hỏi thảo luận cho học sinh trong tiết dạy Chuẩn bị bản đồ Tam quốc (phóng to từ SGK tr.75), tranh minh hoạ (Trương Phi múa xà mâu, phóng ngựa chạy lại đâm Quan Công; Trương Phi khóc lạy Vân Trường. Học sinh Soạn bài trước ở nhà theo những câu hỏi trong SGK Tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan đến tác phẩm lớn “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung. Chuẩn bị trước những câu hỏi khó để thảo luận trước lớp. Thiết kế bài dạy Ổn định trật tự lớp Kiểm tra bài cũ Nội dung bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu nội dung Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới 1. Kiểm tra bài cũ: hình thức vấn đáp Hỏi: Vì sao nói yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì một mặt làm cho truyện thêm li kì, hấp dẫn, mặt khác làm cho hiện thực cuộc sống được phản ánh rõ nét và chân thực. Hs lên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên 2. Dẫn dắt vào bài mới - Từ việc giới thiệu La Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, giáo viên dẫn dắt đến đoạn trích. - GV chỉ rõ trên bản đồ Tam Quốc các vị trí Hứa Đô – nơi Tào Tháo và triều đình ở, Hà Bắc –nơi Lưu Bị đang nương mình trong quân Viêm Thiệu, Cổ Thành.) - Hs nghe giảng - HS theo dõi các vị trí trên bản đồ - Trên đời, đã có ai rơi vào cảnh tình ngay lí gian, không biết thanh minh như thế nào để tỏ được tấm lòng của mình; đã có ai trong hoàn cảnh ngặt nghèo thúc bác đã phải lấy máu mình, mạng mình, lấy cái sống và cái chết để làm tin...? mỗi lần đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa hẳn phải giở đến hồi thứ 28 để thêm một lần nghe vang âm Hồi trống Cổ Thành. - Vì sự an toàn của hai chị dâu (vợ của Lưu Bị - anh kết nghĩa), Quan Vũ đành chấp nhận hàng Tào Tháo. Được Tào Tháo đối xử cực hậu, dùng mọi cách mua chuộc, nhưng vừa biết tin tức của Lưu Bị, Quan Công đã lập tức treo ấn gói vàng, hộ tống hai chị, vượt năm cửa quan, chém sáu tướng Tào, quyết chí tìm anh. Đến Cổ Thành- cửa quan thứ sáu, biết viên tướng trấn thành là Trương Phi - người em kết nghĩa, Quan Công mừng rỡ vô cùng…Ngờ đâu! Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 1. Tác giả: + GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn. - Thao tác 1: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả La Quán Trung? +GV củng cố: La Quán Trung mơ ước tiểu thuyết hoá toàn bộ lịch sử Trung Quốc nên ông đã sáng tác tất cả khoảng 17 tiểu thuyết và đa số tác phẩm của ông đã bị thất truyền. - Hs đọc tiểu dẫn - Nghe và trả lời câu hỏi của Gv I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - La Quán Trung (1330-1400?) tên La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũ, ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. - Tính cô độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó. - Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, một số tác phẩm tiêu biểu: Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tân Đường, Bình yêu truyện, ...Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Tam Quốc Diễn Nghĩa - Ở Việt Nam, tác phẩm của ông được truyền tụng từ lâu, phổ bíên nhất là bản dịch của Phan Kế Bính, hiệu đính Bùi Kỉ. 2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”: - Thao tác 2: + GV: Phần giới thiệu chung về tác phẩm, SGK trình bày những nội dung gì ? Tóm tắt những nội dung đó. - Thời gian sáng tác. - Tóm tắt tác phẩm, giá trị tác phẩm. - Ảnh hưởng của tác phẩm với văn học thế giới và Việt Nam. + GV Thuyết giảng thêm : Thế lớn trong thiên hạ cứ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp.Cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé lẫn nhau rồi lại hợp về nhà Tần, thế lớn lại tan, Hán- Sở tranh hùng, nhà Hán triều chính đổ nát, lòng người náo loạn,giặc cướp nổi lên như ong => Xuất hiện ba tập đoàn phong kiến quân phiệt, cát cứ phân tranh, chịu sự chi phối của tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào”của tác giả. + GV: Giá trị của tác phẩm ? - Trả lời câu hỏi - HS nghe giảng và ghi bài 2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”: - Tác phẩm ra đời vào đầu đời Minh (1368-1644) là một tác phẩm đồ sộ gồm 120 hồi với hơn 400 nhân vật, có sự kết hợp giữa “bảy thực ba hư”. a. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi Là loại tiểu thuyết có cấu tạo nhiều hồi, trong mỗi hồi lại có nhiều chương và tronmg mỗi chương lại có cấu trúc như sau: Ở đầu mỗi hồi, tác giả thương nhắc đến các câu như hãy khoan nói về…mà hãy nói về…hay là hãy gác chuyện ấy mà nói đến…và ở cuối mỗi hồi, tác giả luôn tạo sự hồi hộp bằng cách đưa ra câu nói: ai muốn xem chi tiết xem hồi sau sẽ rõ. b. Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm - Tác giả dựa vào lịch sử, các truyện kể dân gian, kịch dân gian để sáng tạo tiểu thuyết lịch sử hùng vĩ gồm 240 hồi. - Đến thời Thanh, Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh lí viết lời bình ….thành 120 hồi và lưu truyền đến tận ngày nay. c. Giá trị tác phẩm - Giá trị nội dung: Phơi bày cục diện chính trị -xã hội loạn lạc và khát vọng hoà bình thống nhất ở Trung Hoa. - Giá trị nghệ thuật: có giá trj lịch sử, quân sự và có giá trị văn học to lớn. 3. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”: - Thao tác 3: Đọc SGK. + GV: Hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo (Chú ý giọng điệu Quan Công từ tốn, bình tĩnh, giọng điệu Trương Phi hấp tấp, nóng nảy). + GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. + GV giải thích từ khó (Khi HS chưa hiểu) + GV cho HS xem phim tham khảo. -Thao tác 4: + GV: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích Hồi 28 ? -Thao tác 5: + GV: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Hồi trống Cổ Thành” ? + Củng cố: Hoạt động 1. ( Bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở Giáo án Powerpoint) - HS đọc tác phẩm - HS xem phim trong vòng 5 phút và trả lời câu hỏi - Giải thích nhan đề 3. Đoạn trích - Xuất xứ: thuộc nửa sau hồi 28, trước đó ba anh em Lưu- Quan- Trương náu mình dưới tướng Tào. Đoạn trích thực chất mang tiêu đề: “ Chém Sài Dương anh em hoà giải. Hồi tróng Cổ Thành tôi chúa đoàn viên” - Nội dung: Sau khi ba anh em thất tán ở Từ Châu mỗi người mỗi ngả, Trương Phi chạy về núi Mang Đăng, tập hợp quân sĩ và qua huyện Tể Thánh vay lương thực, quan huyện không cho vay, Trương Phi cướp ấn tín, đuổi quan huyện đi. Thời gian này Quan Vũ cùng hai chị dâu nương nhờ đất Tào. Nghe tin Lưu Bị đang ở Hà Bắc, Quan Vũ bỏ Tào Tháo đưa hai chị dâu qua 5 ải chém 6 tướng Tào ngăn trở, về tới Cổ Thành gặp Trương Phi. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. c. Nhan đề : - Gợi không khí chiến trận: Mâu thuẫn giữa Quan Công- Trương Phi và mâu thuẫn giữa Quan Công- Sái Dương. - Hồi trống còn là điều kiện phán xét lòng trung thành hay phản bội của Quan Công, phải chém được đầu Sái Dương, tướng giỏi của Tào Tháo. Hồi trống Cổ Thành khác trống trận thông thường, nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi thường. + Định hướng Đọc- hiểu: -Thao tác 6: + GV: Để đọc-hiểu, theo các em đoạn trích này chúng ta nên bổ ngang (chia đoạn) hay bổ dọc? + GV Nhận xét và định hướng: + GV: Nếu bổ dọc, chúng ta theo dõi sự phát triển tính cách nhân vật Trương Phi trong quan hệ đối sánh với Quan Công, kết hợp bình giảng các chi tiết nghệ thuật rồi tổng kết. - Nếu bổ ngang, ta thấy kịch tính đoạn trích cao trào khi “Trương Phi trỏ tay đằng xa…” ta cũng chọn các chi tiết nghệ thuật để bình giảng, rồi tổng kết. =>Ta nên bổ dọc để hiểu được ý nghĩa của hồi trống: Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em, ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng và theo dõi tính cách nhân vật Trương Phi, Quan Công,... II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và tìm bố cục Có thể chia 2 đoạn: theo bố cục hoặc theo các giai đoạn phát triển của kịch tính. Có thể chia thành hai đoạn: - Đ1: từ đầu đến “quân mã chứ”: Thuật lại việc Quan Công gặp lại Trương Phi và việc trương Phi nghi ngờ Quan Công đến giết mình. - Đ2: còn lại : Quan Công chém tướng Tào, giải mối hiềm nghi, anh em đoàn tụ. Hoạt động 2: Đọc- hiểu: Gv: Tình huống trong truyện có gì độc đáo? Gv: Ngay từ đầu tác phẩm, Trương Phi được tác giả miêu tả, hiện lên với những nét tính cách gì? Hành động chỉ mặt đọc tên Quan Công là “thằng bội nghĩa” gợi cho em suy nghĩ gi? GV: Hành động thách đấu Quan Công có dụng ý gì? Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này? Đây là kiểu nhân vật chính diện hay phản diện? GV: Ngay từ đầu Quan Công đã hiện lên là một con người như thế nào? Thái độ khi gặp anh là gì? Tại sao chỉ trong một hồi trống mà Quan Công đã chém được đầu tên tướng giặc? Qua những hành động của Quan Công, em có nhận xét gì về nhân vật này? + GV: Sống phải có thiện đức, nghĩa khí, nhất lại là những anh hùng hào kiệt muốn làm việc lớn. Em hãy cho biết vì lý do gì mà họ kết nghĩa làm anh em? + GV: Lý tưởng, trách nhiệm chung đó, cụ thể là gì? Gv hỏi: Ngoài việc ca ngợi tình nghĩa vườn đào , hồi trống còn có ý nghĩa gì nổi bật nữa? - Gv nhận xét và chốt lại vấn đề GV: Em có nhận xét gì về tình huống của truyện? Cách dẫn dắt truyện có gì độc đáo? - GV hỏi: Tác giả đã dựng lên một màn kịch sinh động và hấp dẫn. Em hãy chứng minh điều đó qua các chi tiết trong đoạn trích này? - Gv nhận xét và chốt lại vấn đề - Hs giải thích lí do - Hs giải thích thêm HS lắng nghe và trả lời câu hỏi HS khái quát những nét tính cách của nhân vật - Hs suy nghĩ và trả lời -HS bàn luận theo nhóm và trả lời HS tổng kết HS suy nghĩ về ý nghĩa của hồi trống cổ thành Ghi ý kiến của GV vào trong vở HS trả lời câu hỏi 2. Tình huống truyện : căng thẳng, khác thường ( bình thườn anh em kết nghĩa gặp nhau thì phải vui mừng khôn xiết, tay bắt mặt mừng nhưng ở đây Trương Phi lại đòi giết anh kết nghĩa của mình) -> Tạo sự hấp dẫn: cuộc gặp gỡ diễn ra như một màn kịch đầy kịch tính 3. Phân tích nhân vật a. Nhân vật trương Phi - Giới thiệu : Là người có tính cách nóng nảy, đã từng làm nhiều việc thể hiện lòng trung nghĩa nhưng cũng vô cùng nóng nảy như: giết Đổng Trác kiêu ngạo dám coi khinh anh em Lưu Huyền Đức… - Trong cuôc gặp mặt với Quan Công: + Hành động: nhanh nhẹn, khác thường “mặc áo giáp, tay cầm mác xông lên” + Thái độ, lời nói: thô bạo, tức giận, chỉ mặt đọc tên “Mày là thằng bội nghĩa” -> Những hành động của Trương Phi thể hiện sự nóng nảy đã thể hiện rõ động cơ trong hành động là luôn phải có sự phân minh, kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ bội nghĩa dù đó có là anh em kết nghĩa. - Trước lời thanh minh của các nhân vật khác: + Với Quan công: Không tin + Với hai chị dâu: tin hơn nhưng vẫn nghĩ rằng hai chị bị lừa + Với Tôn Càn: Không tin “mày nói láo” -> Trương Phi phủ nhận tất cả, cương quyết một lòng chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe-> Nhìn sự việc phiến diện, không bao quát hết được các tình huống sẽ xảy ra (nhược điểm). - Thách đấu quan Công: + Thách đấu: trong ba hồi trống phải chém giết tướng Tào. + Hành động: Thẳng tay đánh trống-> Gợi sự nôn nóng muốn tìm ra ngay sự thật + Suy nghĩ: rất tinh tế và cẩn thận, chưa tin ngay mà sau khi bắt được tên lính kể lại thì mới tin. - Sự thật dược sáng tỏ: phục thiện, nhận ra sai lầm, khóc lóc -> Giọt nước mắt ân hận và cảm dộng của người anh hùng tuyệt chí. * Tiểu kết: -Tính cách hai mặt: + Trung tực nóng nảy, thô bạo lỗ mãng và có phần hơi đơn giản. + Nhưng trong suy nghĩ cũng rất tinh tế và chín chắn. -> Là một con người trung nghĩa b. Nhân vật Quan Công - Ngoại hình: đựơc miêu tả rất ấn tượng thể hiện là con người trung nghĩa - Tài giỏi: vượt qua 5 ải khó khăn của quân Tào, nhưng ải thứ 6 là ải khó khăn nhất, gian truân nhất, nhưng Quan Công cũng đã vượt qua “ải tinh thần ấy” bằng hành động của mình. - Thái độ: + Vui mừng khi gặp lại anh + Ngạc nhiên vì bị anh bất ngờ ra định giết + Biết là mình bị oan, chấp nhận vượt qua thử thách, chém đầu tướng giặc để minh oan. - Hành động: Hết một hồi trống đã chém xong đầu tên tướng giặc-> Tài năng phi thường của người anh hùng. * Quan Công chém dầu tên tướng giặc một cách nhanh chóng là vì: nóng lòng muốn giải oan cho mình, muốn chứng minh lòng trung nghĩa của mình với Trương Phi, thể hiện đwocj tài năng xuất chúng (điều này còn chứng minh ở đoạn trước đó khi chém tướng Hoa Hùng của Đổng Trác). * Tiểu kết: Quan Công đoáng vai trò phụ cốt để soi chiếu làm nổi bật cho Trương Phi. Tuy vậy, bằng một vài chi tiết đã khắc hoạ được một hình ảnh Quan Vân Trường trung dũng, giàu khí nghĩa, như một người thần chỉ trong nháy mắt đã chém rơi đầu tướng Tào. Đặc biệt là tấm lòng son sắc vì lí tưởng của ông. - Là một người trung nghĩa tuyệt vời nên đwocj thờ nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam-> Có sức ảnh hưởng lớn. 4. Hình tượng hồi trống cổ thành a. Hồi trống cổ thành ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa. - Tình nghĩa cao đẹp của ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, vua tôi cũng là anh em, không phân biệt đẳng cấp. - Kết nghĩa vì lý tưởng, trách nhiệm chung của đấng hào kiệt- anh hùng: +Trên báo đáp quốc gia. +Dưới giúp yên bá tánh. =>Liên kết tạo sức mạnh hợp nhất, chống giặc “Khăn vàng” tàn khốc, khôi phục nhà Hán. =>Liên kết tạo sức mạnh hợp nhất, chống các lãnh chúa, quan lại thối nát,… b. Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng: - Tác phẩm được ra đời vào vào cuộc đấu tranh chống Mông – Nguyên khôi phục nhà Hán. Con người và sự vật ở đây vượt trội so với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ọ cũng siêu Việt - Cái ngờ của Trương Phi là cái ngờ hào kiệt, cái oan của Trương Phi cũng là cái oan đặc biệt, cách minh oan của Quan công cũng rất anh hùng, minh oan bằng tài nghệ khí phách. Cuộc hội ngộ không có rượu, có hoa chỉ có một hồi trống cổ thành vang lên. 5. Màn kịch sinh động: - Mâu thuẫn được dẫn dắt nhanh, phát triển vững chắc và giải quyết đột ngột tạo nên sức hấp dẫn. - Cái khéo của tác giả là dẫn dắt mâu thuẫn đến cái khó giải quyết hầu như bế tắc rồi đột nhiên lại loé lên con đường giải quyết bất ngờ - Đoạn văn giàu kịch tính, đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng - Lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ bình phẩm Hoạt động 3: Tổng kết, củng cố và giao bài tập về nhà Gv củng cố lại kiến thức bài học Dặn dò học sinh bài tập cần chuẩn bị HS ghi lại kiến thức chính vào vở - Ghi bài tập cần chuẩn bị về nhà II. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời kể ngắn gọn, theo mạch thời gian, giàu kịch tính và không khí trận mạc. - Khắc họa tính cách nhân vật đậm nét, có sự tương phản đối lập. 2. Nội dung: Đoạn trích tập trung ca ngợi những con người trung nghĩa, dù cách biểu hiện tấm lòng và phẩm chất khác nhau nhưng điều được khẳng định ca ngợi. Cùng với nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích góp phần tạo nên sự bất hủ cho tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”. 3. Bài học nhân sinh: - Phải sống thẳng thắn, trung thực - Sống phải có chí lớn, sống vì nghĩa - Không nên nóng nảy, nhìn sự vật bằng cách chứng kiến “tai nghe mắt thấy” mà phải sáng suốt, nhìn sự vật ở nhiều góc độ. - Trong cuộc sống, tình nghĩa con người, anh em, bạn bè bao giờ cũng là những giá trị cao đẹp nhất nên phải biết trân trọng và giữ gìn. - Dặn dò HS soạn bài: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)

File đính kèm:

  • dochoi trong co thanh(8).doc
Giáo án liên quan