I-Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp hiên ngang bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc, thái độ cảm phục, xót thương của tác giả với các nghĩa sĩ nông dân ấy.
- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc: tính trữ tình, thủ pháp tương phản và sử dụng ngôn ngữ của bài văn tế.
II-Phương pháp, phương tiện.
1,Phương pháp.
-Dạy học theo phương thức thuyết trình, giảng giải, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
2,Phương tiện.
-Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng.
III-Tiến trình dạy học.
1,Ổn định lớp.
2,Kiểm tra bài cũ.
3,Dạy bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn văn tế nghĩa sĩ cần giuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9,10
Ngày soạn:7/9/2008
Ngaứy day: 8/9/2008
Đọc văn
Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu-
I-Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp hiên ngang bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc, thái độ cảm phục, xót thương của tác giả với các nghĩa sĩ nông dân ấy.
- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc: tính trữ tình, thủ pháp tương phản và sử dụng ngôn ngữ của bài văn tế.
II-Phương pháp, phương tiện.
1,Phương pháp.
-Dạy học theo phương thức thuyết trình, giảng giải, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi…
2,Phương tiện.
-Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng.
III-Tiến trình dạy học.
1,ổn định lớp.
2,Kiểm tra bài cũ.
3,Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
CH: Đọc phần tiểu dẫn, nêu những nội dung chính trong phần này?
GV yêu cầu học sinh đọc với giọng đọc thống thiết phù hợp với thể loại văn tế.
CH: Thái độ của tác giả trong hai câu thơ đầu? Tác giả đề cập đến những sự kiện gì?
Chú ý nghệ thuật đối lập.
CH: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên như thế nào qua sự hồi tưỏng của tác giả?
- Lai lịch, hoàn cảnh sống.
CH: Họ có thái độ như thế nào trước vận mệnh của dân tộc?
Như vậy đã có sự chuyển biến rõ rệt trong hành động, suy nghĩ, thái độ của người nông dân nghĩa sĩ, từ chỗ trông đợi, thờ ơ đến chỗ chủ động đứng lên đánh giặc để cứu nước.
CH: Sự đối lập trong điều kiện chiến đấu của ta và địch như thề nào? Qua đó nói lên điều gì?
CH: Tìm những hình ảnh từ ngữ miêu tả tinh thần chiến đấu ?
CH: Nêu những tình cảm xót thương của các đối tượng giành cho sự hi sinh của người nông dân nghĩa sĩ?
“ Đau đớn bấy………..dật dờ trước ngõ”
4,Củng cố.
5. Dặn dò
I/ Tiểu dẫn.
- Hoàn cảnh sáng tác: ( Sgk)
II/ Đọc – chia bố cục.
1. Đọc.
- Giọng thống thiết, pha cảm xúc xót thương.
2. Bố cục.
- Chia thành 4 phần:
+ Lung khởi: câu 1, 2: Lời than đầu tiên.
+ Thích thực: Câu 3-> 15: ca ngợi công đức của người sống với người chết.
+ Ai vãn: câu 16-> 25: Sự thương tiếc của người sống với người chết.
+ Ai điếu: 26-> 30: Lời nguyện cuối cùng của người sống với người chết.
III//Đọc hiểu văn bản.
1. Lung khởi.
- Mở đầu bài văn tế là tiếng than quan thuộc : Hỡi ôi làm lay động lòng người trước sự hi sinh của người nông dân nghĩa sĩ.
- Phác họa bối cảnh của dân tộc: đang bị giặc xâm chiếm.
- Lòng dân yêu nước: sáng rực cả đất trời,
“ Mười năm công…………………như mõ”
-> Trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm thì lòng dân đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Vận mệnh của dân tộc đã thử lòng người, từ đó thể hiện ý nghĩa của sự hi sinh chống kẻ thù, đó là sự hi sinh vì dân, vì nước.
2. Thích thực.
a. Lai lịch, hoàn cảnh sống.
- Nghề nghiệp: Làm ruộng với một thái độ cam chịu: “ Cui cút….khó”
-> Hình dáng tội nghiệp trong hoàn cảnh lao động lẻ loi, đơn độc, âm thầm, cam chịu với những lo toan cuộc sống đằng sau luỹ tre làng. “ Chỉ biết….bộ”
- Việc quen làm:
“ Cuốc….cấy”
- Việc không quen:
“ Tập súng……ngó”
-> Họ là những người nông dân thuần phác chỉ quen với những bổn phận nhỏ bé.
b. Thái độ trước vận mệnh của dân tộc.
- Đầu tiên: thái độ thờ ơ, bàng quan, trông đợi vào những người nắm giữ vận mệnh của dân tộc.
“ Tiếng phong……mưa”
- Căm giận kẻ thù xâm lược:
“ Bữa thấy……cổ..cỏ”
- Sau: thái độ của những người muốn vào cuộc xác định thái độ trách nhiệm của người dân mất nước, tình nguyện ra trận: “ Phen này….bộ hổ”
c. Điều kiện chiến đấu.
- Trang phục: manh áo vải.
- Vũ khí: ngọn tầm vông, dao phay, rơm con cúi, không được rèn luyện võ nghệ, binh thư….
- Giặc: có cả một thế lực tối tân: Tàu thiếc tàu đồng súng nổ.
-> Họ trở thành người anh hùng nghĩa sĩ bởi vì lòng yêu nước và căm thù giặc xâm lược.
d. Tinh thần đánh giặc.
- Với nhịp điệu câu thơ nhanh mạnh, dồn dập, âm hưởng hào hùng, sử dụng hàng loạt những động từ mạnh, tính từ biểu cảm tác giả đã miêu tả tư thế, khí thế đánh giặc của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Đốt xong.
+ Chém rớt đầu.
+ Xô cửa, xông vào.
+ Đạp rào lướt tới.
+ Đâm ngang, chém ngược.
-> Tư thế mạnh mẽ, hào hùng, chủ động tiến công như vũ bão, tư thế ngập tràn ánh sáng trong một thế kỉ đen tối. Tác giả đã dựng nên bức tượng đài bi tráng về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ.
3. Ai vãn.
- Đây là tiếng khóc lớn mang tầm vóc sử thi:
+ Tác giả khóc.
+ Người thân khóc
+ Sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh.
+ Tấc đất ngọn rau, nước nhà, cỏ cây….
-> Là tiếng khóc bi tráng giành cho sự hi sinh vì nghĩa của người nông dân nghĩa sĩ.
4. Ai điếu.
- Lời nguyện quyết đánh giặc đến cùng. Đây là một lời hứa, lời thề, lời hiệu triệu đứng lên đánh giặc.
“ Sống đánh giặc……..thù kia”
IV/ Tổng kết.
1. Nội dung.
- Thấy được vẻ đẹp hiên ngang bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc, thái độ cảm phục, xót thương của tác giả với các nghĩa sĩ nông dân ấy.
2. Nghệ thuật.
- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc: tính trữ tình, thủ pháp tương phản và sử dụng ngôn ngữ của bài văn tế.
- Soạn: Nguyễn Đình Chiểu.
- Làm bài tập nâng cao.
File đính kèm:
- 9,10.doc