Giáo án Đọc văn: Xúy vân giả dại. ( trích chèo kim nhan)

I. Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của vở chèo qua đoạn trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc.

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc nội tâm của vai Xúy Vân trong đoạn trích.

II. Chuẩn bị.

Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học, băng, đĩa và các thiết bị để trình chiếu đoạn trích

Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn.

III. Qui trình lên lớp.

Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết quan sát và thể nghiệm đời sống là gì? Tác dụng của quan sat, thể nghiệm trong làm văn?

Bước 3:Trình bày bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4938 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Xúy vân giả dại. ( trích chèo kim nhan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 -42. Ngày soạn: Đọc văn: XÚY VÂN GIẢ DẠI. ( Trích chèo Kim Nhan) I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của vở chèo qua đoạn trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Thấy được nghệ thuật đặc sắc nội tâm của vai Xúy Vân trong đoạn trích. II. Chuẩn bị. Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học, băng, đĩa và các thiết bị để trình chiếu đoạn trích Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn. III. Qui trình lên lớp. Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết quan sát và thể nghiệm đời sống là gì? Tác dụng của quan sat, thể nghiệm trong làm văn? Bước 3:Trình bày bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết chèo là gì? Giáo viên cho học sinh xem đoạn trích và từ việc đọc sách giáo khoa sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật chèo cổ Cảnh biểu diễn chèo cổ ở đâu? Kịch bản của chèo cổ thường như thế nào? Diễn viên của chèo cổ là ai? Gv cho học sinh xem phần tóm tắt vở chèo trong đĩa Gv nêu vấn đề: Đoạn trích là lời hát của Xúy Vân khi giả dại. có phải tất cả là nhưng lời điên dại không? Lời nào trong đoạn trích là lời nói thật. Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Qua những câu hát của Xúy Vân anh, chị thấy nhân vật này có tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những câu hát nào? Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên định hướng Tâm trạng của XV được thể hiện thông qua những hình ảnh nào? Giáo viên nêu vấn đề: Nhân vật Xv có phần rất đáng thương. Điều đó được thể hiện qua những chi tiết nào? Những điều mong ước của Xuy Vân là gì? Mong ước ấy có chính đáng không? Bi kịch của Xúy Vân là gì? Nó được thể hiện như thế nào?Nhận xét chung về nhân vật Xúy Vân. Học sinh nhận xét, trao đổi thảo luận theo nhóm,sau đó trình bày trước lớp. Hãy phân tích nghệ thuật diễn biến tâm trạng của Xúy Vân qua lời hát của nhân vật. I. Đọc hiểu khái quát. 1. Vài nét về chèo cổ. - Chèo cổ còn gọi là chèo truyền thống hay còn gọi là chèo sân đình là một thể loại sân khấu dân gian đặc sắc. - Nghệ thuật chẻo là nghệ thuật tổng hợp: giữa kịch bản, lời hát, âm nhạc và vũ điệu. - Một vở chèo có một vài cảnh đặc sắc gây ấn tượng khó quên. - Cảnh biểu diễn của chèo cổ: sâ khấu bố trí đơn giản. trước sân đình dải một cái chiếu. Người xem ngồi vây quanh tạo ra sự hô ứng đặc biệt giữa diễn viên và khán giả. - Hình thức biểu diễn của chèo cổ còn đơn giản và mang tính ước lệ. - Kịch bản của chèo thường lấy từ truyện cổ tích. - Diễn viên là những người lao động chân lấm tay bùn. 2. Tóm tắt (sgk) II. Đọc hiểu đoạn trích. Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân. Tất cả lời hát của Xúy Vân có tính điên dại song trong những lời hát ấy vẫn có những lời tỉnh táo, có lúc bón gió bộc lộ tâm trạng thực của Xúy Vân. Tâm trạng của Xúy Vân: + Tâm trạng tự thấy mình đã lỡ làng, dở dang . + Tâm trạng tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình nhà Kim Nham.. + Tâm trạng thất vọng giữa ước mơ gia đình hạnh phúc, đầm ấm với thực tại chồng chỉ mải mê đèn sách, thi cử bỏ mặc nàng một mình cô đơn với gánh nặng gia đình. + Tâm trạng ấm ức bế tắc cô đơn của Xuáy vân Những câu hát ngược cuối đoạn trích thể hiện trạng thái điên dại của Xúy Vân, vừa gợi hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai lẫn lộn … diễn tả sự bế tác, mất phương hướng của cô. Tâm trạng Xúy Vân được thể hiện đặc sắc qua những hình ảnh ẩn dụ khi thì kín đáo, khi thì bóng bẩy, khi thì được dấu giữa những câu hát. Tình cảnh đáng thương của Xúy Vân và cái nhìn nhân đạo của tác giả dân gian. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân và Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt vội vàng hoàn toàn không có tình yêu. Xúy Vân lúc mới về nhà chồng là một người vợ đảm đang. Là một cô gái lao động, mong ước của Xúy Vân thật nhỏ bé bình thường giản dị. Xúy Vân đã vượt qua lễ giáo phong kiến, giám chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Xúy Vân là một cô gái trong trắng, đảm đang, khéo léo, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến hạnh phúc. Bi kịch của cô thật đáng thương. Nhưng đó không phải là lỗi của cô mà chính là do xã hội. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng Xúy Vân. Mở đầu đoạn trích là lời gọi đò tha thiết, mượn lời gọi đò diễn tả lời tự than thân. Những câu hát điệu gà rừng. Những câu hát khác. Sự đan cài giữa câu hát điên dại và tỉnh táo. Bước 4 Củng cố: Giáo viên yêu cầu hs hệ thống lại kiến thức bài học, sau đó nhấn mạnh một số điểm cần phải lưu ý. Bước 5 Dặn dò: Tiết sau học bài: Đọc – hiểu văn bản văn học. Tiết 43 Ngày soạn: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Hiểu mục đích yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản văn học Nắm được các bước đọc hiểu và vận dụng kiến thức vào việc đọc hiểu văn bản văn học. II. Chuẩn bị. Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn. III. Qui trình lên lớp. Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết quan sát và thể nghiệm đời sống là gì? Tác dụng của quan sat, thể nghiệm trong làm văn? Bước 3:Trình bày bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Gv cho học sinh đọc phần I.1 trong sgk, sau đó hỏi: Vì sao phải đọc hiểu văn bản vh? Muốn đọc hiểu văn bản vh thì phải làm gì? Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên hỏi: hãy cho biết mục đích, yêu cầu của đọc hiểu văn bản văn học. Học sinh nhận xét, trao đổi thảo luận theo nhóm,sau đó trình bày trước lớp. Giáo viên hỏi: Vì sao khi đọc văn bản vh, trước tiên phải đọc hiểu văn bản ngôn từ? Học sinh nhận xét, trao đổi thảo luận theo nhóm,sau đó trình bày trước lớp. Gv hỏi: đọc hiểu hình tựng nghệ thuật đòi hỏi những gì? Học sinh nhận xét, trao đổi thảo luận theo nhóm,sau đó trình bày trước lớp. Gv hỏi:Vì sao phải đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả? Tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong các tác phẩm. Học sinh nhận xét, trao đổi thảo luận theo nhóm,sau đó trình bày trước lớp. I. Mục đích của việc đoc – hiểu văn bản vh. 1. Sự cần thiết của việc học đọc – hiểu vbvh. - văn bản vh có nhiều tầng lớp ý nghĩa ngôn ngữ đa dạng và phức tạp. - Muốn hiểu để thưởng thức các văn bản nghệ thuật thì phải học đọc, phải biết cách đọc. 2. Mục đích yêu cầu đọc – hiểu vbvh. * Mục đích: - Nhằm tiếp nhận giá tri tư tưởng, nghệ thuật của vbvh. - Nhằm đồng cảm hay không đồng cảm với vbvh. - Nhằm giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả và với người đọc khác. * Yêu cầu: - Phải trải qua các mức độ đọc hiểu: + Hiểu văn bản ngôn từ. + Hiểu ý nghĩa hình tượng. + Hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả - Phải hình thành kĩ năng đọc hiểu: + Đọc nhiều tác phẩm văn học +Tra cứu, học hỏi, suy ngẫm, tưởng tượng. + Tạo thói quen phân tích và thưởng thức văn học. II. Các bước đọc – hiểu vb vh. Đọc hiều ngôn từ. Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học, vì vậy để hiểu văn bản vh phải hiểu các từ khó, từ lạ, các điển cố phép tu từ… Yêu cầu: + Tạo ần tượng trọn vẹn về văn bản vh bằng cách: Đọc toàn bộ văn bản từ đầu đến cuối, hiểu được từ khó, từ lạ… Đối với mỗi thể loại có cách đọc hiểu khác nhau + Đọc kĩ để nắm được cách diễn đạt mạch văn Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật. Người đọc phải biết tưởng tượng, phải biết cụ thể hóa. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật đòi hỏi phải phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn trong hình tượng và tìm hiểu logic bên trong của chúng Đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả trong văn bản văn học. Phải đọc tư tưởng tình cảm của tác giả vì tư tưởng, tình cảm của tác giả là linh hồn của tác phẩm văn học Đọc hiểu và thưởng thức văn bản văn học.(sgk) Bước 4 Củng cố: Giáo viên yêu cầu hs hệ thống lại kiến thức bài học, sau đó nhấn mạnh một số điểm cần phải lưu ý. Bước 5 Dặn dò: Tiết sau học bài: Đọc tích lũy kiến thức. Tiết 44. Ngày soạn: ĐỌC TÍCH LŨY KIẾN THỨC I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Hiểu vai trò, ý nghĩa của việc đọc tích lũy kiến thức. Biết cách tích lũy kiến thức. II. Chuẩn bị. Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học. Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn. III. Qui trình lên lớp. Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Quan sát là gì? Phương pháp của quan sát? Quan sát khác với thể nghiệm như thế nào? Thễ nghiệm giúp chúng ta như thế nào? Bước 3:Trình bày bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. Giáo viên cho học sinh đọc mục một trong sgk, từ đó cho biết. Đọc tích lũy kiến thức có vai trò như thế nào đối với việc viết văn? Đọc sách, báo giúp nhà văn những gì? Đối với học sinh việc đọc sách tích lũy kiến thức làm như thế nào? Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, phân tích lí giải, sau đó trình bày trước lớp. Gv định hướng, giảng giải. Khi đọc tích lũy kiến thức phải lựa chọn, không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy vì sao? Theo anh, chị có mấy cách đọc tích lũy? Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, phân tích lí giải, sau đó trình bày trước lớp. Gv định hướng, giảng giải. Gv yêu cầu hs đọc hai đoạn văn trong sgk, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh có thể thỏe luận theo nhóm sau đó trình bày lần lượt các vấn đề. Giáo viên định hướng, nhận xét. I. Tìm hiểu lí thuyết. 1. Vai trò của việc đọc tích lũy kiến thức. - Tăng thêm vốn hiểu biết một cách gián tiếp mà không có điều kiện quan sát thể nghiệm. - Đọc và viết văn có quan hệ mật thiết với nhau. + Đọc còn giúp người ta hiểu văn, kích thích sự suy nghĩ, liên hệ thực tế. + Trau dồi kinh nghiệm viết văn. Đối với hs: + Khi làm văn nghị luận văn học cần phải đọc kĩ tác phẩm cần đọc, đọc các tài liệu viết về tác phẩm đó. + Làm văn nghị luận về đời sống cũng phải cập nhật những thông tin trên những thông tin đại chúng. 2. Phương pháp đọc tích lũy kiến thức. - Không nên đọc tràn lan mà phải biết lựa chọn những cuốn sách hay thuộc phạm vi quan tâm đọc sách thầy, cô giới thiệu. - Các tác phẩm có giá trị phải đọc kĩ, đọc sâu, nắm bắt tư tưởng chủ chốt, pháp hiện các vấn đề, biết ghi nhớ, chịu khó suy nghĩ, phải biết kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng mới bổ ích cho việc tích lũy kiến thức. - Phải có phương pháp. + Đọc lướt. + Đọc kĩ, đọc sâu. + Đọc có ghi chép đối với đoạn văn hay. II. Luyện tập. Bước 4 củng cố: gv yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của bài học. Bước 5 dặn dò:tiết sau học bài: Khái quát văn học VN từ thế kỉ X đến hết tk XIX. Về nhà soạn bài.

File đính kèm:

  • docTuan 11(1).doc
Giáo án liên quan