I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị;
- Biết được lợi ích của nước đối với con người, cây cối, con vật như: nước dùng để tắm, rửa tay, giặt quần áo, để uống, nấu ăn
Nước là môi trường sống của một số con vật như: cá, tôm, cua
- Trẻ biết nguồn nước sử dụng hàng ngày để phục vụ sinh hoạt là nguồn nước sạch.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý, lắng nghe, quan sát, so sánh, ghi nhớ.
- Trẻ biết sử dụng vốn từ của mình để trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ có kỹ năng nghe, phân biệt được âm thanh của tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi.
90 -95 % trẻ biết được lợi ích của nước đối với con người, cây cối và động vật.
3. Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Giáo dục trẻ bíêt giữu gìn, bảo vệ nguồn nước sạch.
- Trẻ hứng thú tham gia váo các hoạt động .
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 84445 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh - Đề tài Trò chuyện về nước ích lợi của nước đối với con người, cây cối và động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Dự thi giỏo viờn dạy giỏi cấp tỉnh
Chu kỳ: 2009 – 2011
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Trò chuyện về nước ích lợi của nước đối với con người, cây cối và động vật
Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên.
Đối tượng: Trẻ 3- 4 tuổi
Thời gian: 20 phút
Họ và Tờn: Giỏp Thị Hiền
Đơn vị: Trường MN Đồng Tiến – Yờn Thế - Bắc Giang
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị;
- Biết được lợi ích của nước đối với con người, cây cối, con vật như: nước dùng để tắm, rửa tay, giặt quần áo, để uống, nấu ăn…
Nước là môi trường sống của một số con vật như: cá, tôm, cua…
- Trẻ biết nguồn nước sử dụng hàng ngày để phục vụ sinh hoạt là nguồn nước sạch.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý, lắng nghe, quan sát, so sánh, ghi nhớ.
- Trẻ biết sử dụng vốn từ của mình để trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ có kỹ năng nghe, phân biệt được âm thanh của tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi.
90 -95 % trẻ biết được lợi ích của nước đối với con người, cây cối và động vật.
3. Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Giáo dục trẻ bíêt giữu gìn, bảo vệ nguồn nước sạch.
- Trẻ hứng thú tham gia váo các hoạt động .
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- Giáo án.
- Mô hình giọt nước.
- 2 chiêc bát: 1 chiếc bát bẩn, 1 chiếc bát sạch, chậu nước
- cốc uống nước, chai đựng nước.
- 2 chậu cây xanh, 1 chậu được tưới nước thường xuyên, 1 chậu không được tưới nước.
- 2 bình cá: 1 bình có chứa nước, 1 bình không có nước
- Bài hát: cho tôi đi làm mưa với của Hoàng Hà. Bài hát: cá vàng bơi
Một số hình ảnh mưa rơi, ao hồ, sông suối biển…
Máy chiếu, máy tính.
2. chuẩn bị của trẻ:
Tâm thế học bài.
Dạy trẻ thuộc bài hát: cho tôi đi làm mưa với, bài hát cá vàng bơi.
III. Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 phút)
- cô xúm xít trẻ, giới thiệu người đến dự.
- cô giáo khác mặc áo mô hình giọt nước gõ cửa vào lớp và nói: “Xin chào các bạn, các bạn có biết mình là ai không?, Mình là giọt nước đấy, mình có ở trong câu chuyện nào?”
- Đố các bạn biết tớ từ đâu đến?
Tôi sinh ra ở biển cả và họ hàng nhà tôi thì đông lắm ở khắp mọi nơi ở biển cả, sông ngòi, ao hồ ở trên trời và cả ở dưới đất, tôi đi khắp mọi nơi và mang lợi ích đến cho mọi người, ai ai cũng cần đến tôi đấy các bạn có muốn tham gia cùng với tôi không?
- Cô và trẻ cùng hát bài: Cho tôi đi làm mưa với và cho trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát và đi về chỗ ngồi
2. Hoạt động 2: Khám phá trò chyện về lợi ích của nước đối với con người , cây cối và các con vật.
(15 phút)
Các con ạ. Nước mang lợi ích đến cho mọi người, cây cối, con vật đó là những lợi ích gì? cô và các con sẽ cùng tìm hiểu nhé.
- cô cầm cốc nước và hỏi trẻ:
Cô có gì đây?
Nước là chất lỏng bởi nước có thể dễ dàng chảy đựơc từ chỗ này sang chỗ khác, nước có thể đựng được ở trong cốc, chai, lọ...
Cô mời trẻ uống nước và hỏi trẻ: Khi uống nước con thấy như thế nào?
Cô cho trẻ ngửi nước và hỏi xem nước có mùi gì không?
* Cô cho trẻ biết nước là chất lỏng không có màu, không có mùi, không có vị( Cho trẻ nhắc lại)
* Nước mà chúng mình uống được gọi là nước gì?
Cô giới thiệu nước sạch là nước đã được đun sôi để nguội, nước khoáng, nước ngọt, nước máy là nước uống được.
-> Giáo dục trẻ biết dùng nước sạch để uống, trời lạnh các con không nên uống nước lạnh mà khi uống nước các con nhớ bảo bố mẹ, cô giáo lấy nước ấm để uống để không bị viêm họng, giữ gìn nguồn nước sạch.
Ngoài ra con còn biết nước có ở những đâu? Trẻ kể theo hiểu biết cô kết hợp cho trẻ xem ảnh nước sông, nước biển, nước suối…
Hàng ngày các con dùng nước để làm gì? Tại sao lại phải rửa tay trước khi ăn?
Hàng ngày trước khi ăn các con phải rửa tay đề cho cho đôi tay được sạch sẽ, để cơ thể không bị mắc các bệnh tiêu hoá.
Mỗi sáng thức dậy các con phải làm gì?
Nếu không có nước các con có rửa mặt đánh răng được không?
Giáo dục trẻ khi rửa tay, rửa mặt xong biết đóng vòi nước lại để cho nước không bị tràn ra ngoài.
Hàng ngày bố mẹ con còn dùng nước để làm gì?
Nước để bố mẹ lau nhà, giặt quần áo, nấu ăn, rửa đồ…
Cô có một thí nghiệm nhỏ trên 2 chiếc bát ăn cơm, các con cùng quan sát và có nhận xét gì về 2 chiếc bát này.(Một chiêc bẩn, 1 chiêc sạch)
Cô đưa chậu nước ra.
- Cô sẽ rửa cái bát bẩn này trong chậu nước, các con hãy chú ý xem điều gì sẽ sảy ra với chiêc bát bẩn này nhé.
Chúng mình thấy chiếc bát này thế nào?
- Nứoc rất cần cho sinh hạot hàng ngày của con người phải không nào?
Nước cần thiết cho con người vậy với chú cá vàng thì sao nhỉ? Các con có biết cá vàng sống ở đâu không?
- Cô đưa bình cá ra cho trẻ quan sát. bây giừ các con cùng xem bạn cá vàng sông trong bình nước thì như thế nào ?(bạn rất vui vẻ phải không, chiếc đuôi của bạn uốn lượn như đang múa đấy)
Cô đó cá con biết nếu không có nước thì chuyện gì sảy ra với bạn cá vàng?
Chúng mình cùng quan sát xem(Cô vớt con cá sang bình khác không có nước)
Con cá vàng như thế nào?
Bạn ấy đang rất sợ hãi và rất khó chịu vì không thể thở được và nếu sống mãi trong bình không có nước này thì bạn cá vàng sẽ không thể sống được. Để cứu chú các vàng này cô sẽ cho chú cá một ít nước vào trong bình.
Các con thấy chú các vàng lại như thế nào? chú lại đang bơi rất vui vẻ đúng không? chú còn nhắn với chúng mình rằng đừng bao giờ vớt chú ra khỏi nước nữa nhé
- Các con vật khác cũng rất cần nước đấy, chúng cần nước để uống, để tắm…
Cây cối:
Nước có rất nhiều lợi ích và còn tạo ra những âm thanh rất hay nữa đấy các con cùng lắng nghe xem đó là tiếng gì nhé.
Cô bật tiếng nước chảy, nước chảy nghe thế nào?
Tiếng mưa rơi thế nào?
Khi mưa xuống làm cho cây cối tốt tươi, nếu không có nước thì cây cối sẽ ra sao?
Cô đưa 2 chậu cây cho trẻ quan sát và hỏi trẻ con có nhận xét gì về 2 chậu cây này?
Vì sao một cây lại tươi tốt còn 1 cây lại khô héo?
Cho trẻ lên sờ đất ở 2 cây
Cây tươi đất ẩm, dính tay. Cây héo đất khô và không dính tay
Cho trẻ lên thực hành tưới nước cho cây>
-> cô và các con vừa tìm hiểu về tác dụng của nước.
Nước cần cho con người để tắm giặt, để uống, để nấu ăn. Nước là môi trường sống của cá, cần cho các con vật, nước giúp cây xanh tốt. Nước là một trong những yếu tố để duy trì sự sống của con người, động vật, cây cối.
Giáo dục trẻ bảo vệ, giữ gìn nguồn nước.
- Trẻ trả lời
- trẻ trả lời
Trẻ kể theo hiểu biết
- trẻ nhận xét
- Trẻ quan sát
- trẻ nêu nhận xét của mình
- Trẻ nhận xét
- Trẻ quan sát
- trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- 2 trẻ lên sờ đất ở trong chậu và nêu ý kiến của mình.
Mời 1 trẻ lên tưới cây các trẻ còn lại quan sát.
Trẻ nêu ý kiến của mình về cách giữ gìn nguồn nước
3. Hoạt động 3: Trò chơi (6 phút)
Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
Cách chơi: Trẻ dùng các lô tô hình giọt nước để gắn vào các hình ảnh cần có nước.
Cô bao quát trẻ chơi và kiểm tra kết quả
Trò chơi 2: “Mưa to mưa nhỏ”
Khi nghe cô gõ xắc xô nhanh, kèm theo hiệu lệnh Mưa to, trẻ chạy nhanh và vòng 2 tay lên đầu làm động tác che ô. khi cô gõ xắc sô chậm và hiệu lệnh mưa tạnh trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống, Khi cô dừng gõ xắc sô trẻ đứng im tại chỗ.
* Kết thúc: Cô xúm xít trẻ nhận xét buổi học cho trẻ hát bài cá vàng bơi và ra sân.
- Trẻ chơi theo đội
Trẻ đứng theo đội hình vòng tròn và tham gia chơi cùng cô
File đính kèm:
- giao an KPKH.doc