Giáo án lớp 1 tuần 14 - Trường Tiểu học Hải Thượng

ENG , IÊNG

I- Mục đích – yêu cầu:

 - Nhận biết cấu tạo vần eng, iêng, tiếng, xẻng, chiêng.

 - Đọc đúng, viết đúng các vần, tiếng, từ: eng, iêng, lưỡi xẻng, cái chiêng.

 - Đọc đúng từ ứng dụng: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng và câu ứng dụng:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ao, hồ, giếng.

 - Giáo dục HS giữ vệ sinh và tiết kiệm nguồn nước chung.

II- Đồ dùng dạy – học:

 - Tranh minh họa SGK.

 - Bộ ghép vần.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 14 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 24 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ENG , IÊNG I- Mục đích – yêu cầu: - Nhận biết cấu tạo vần eng, iêng, tiếng, xẻng, chiêng. - Đọc đúng, viết đúng các vần, tiếng, từ: eng, iêng, lưỡi xẻng, cái chiêng. - Đọc đúng từ ứng dụng: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng và câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ao, hồ, giếng. - Giáo dục HS giữ vệ sinh và tiết kiệm nguồn nước chung. II- Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh họa SGK. - Bộ ghép vần. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng. - 2 em đọc câu đố và giải câu đố. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học 2 vần mới: eng, iêng, GV ghi bảng. - HS đọc theo GV. 2.2. Dạy vần: * eng a) Nhận diện vần - Phân tích vần eng: e và ng: e đứng trước, ng đứng sau. - HS tìm, ghép. - So sánh vần eng và vần ong: Giống nhau: đều có âm kết thúc đó là âm ng. Khác nhau: vần eng có âm bắt đầu bằng âm e. b) Đánh vần từ khóa và tiếng: - HS đọc: eng, đánh vần: e - ngờ - eng. đọc trơn, eng. - Thêm âm x trước vần eng và dấu hỏi để tạo thành tiếng xẻng. HS ghép. - Phân tích tiếng xẻng: có phần đầu âm x, phần vần eng, dấu hỏi trên đầu con chữ e. - Đọc đánh vần : xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng. + Tranh vẽ gì ? Rút từ : lưỡi xẻng - HS đọc: e - ngờ - eng xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng lưỡi xẻng. * iêng (Tương tự ) - Vần iêng gồm: nguyên âm đôi iê và âm ng. - So sánh vần eng và vần iêng: Giống nhau: đều có âm kết thúc đó là âm ng Khác nhau: vần eng có âm bắt đầu bằng âm e. - HS ghép vần iêng; phân tích vần iêng: nguyên âm đôi iê đứng trước, âm ng đứng sau - Đọc đánh vần : iê - ngờ - iêng, HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Đọc toàn bộ bảng : iê - ngờ - iêng chờ - iêng - chiêng trống chiêng. c) Viết : GV hướng dẫn viết , vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết. nối e và ng, x và eng dấu hỏi trên e, iê và ng, ch và iêng. Lưu ý nết khuyết dưới. - HS viết bảng con : eng , iêng , lưỡi xẻng , trống chiêng d) Đọc từ ứng dụng : cái xẻng , xà beng , củ riềng , bay liệng. - GV giải thích : + Cái xẻng: dùng để xúc đất, đá. + Xà beng: Vật dùng để lăn, bẩy các vật nặng. + Củ riềng: Một loại củ dùng làm gia vị hoặc làm thuốc chữa bệnh. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc các vần, tiếng, từ ở bảng : eng, xẻng, lưỡi xẻng iêng, chiêng, trống chiêng. - Đọc lại các từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp. b) Luyện đọc câu ứng dụng: - HS quan sát tranh và nhận xét xem tranh minh họa điều gì ?( Ba bạn rủ rê một bạn đang học bài đi chơi đá bóng, đá cầu nhưng bạn ấy nhất quyết không đi . Cuối cùng bạn ấy đạt điểm 10) - GV đọc, 1 đến 2 em đọc lại. c) Luyện viết : - HS viết vở TV: eng, lưỡi xẻng, iêng, trống chiêng. - Thu bài chấm chữa. d) Luyện nói : HS đọc bài luyện nói : Ao, Hồ, Giếng + Tranh vẽ những gì ? + Chỉ xem đâu là hồ, đâu là giếng ? + Ao thường dùng để làm gì ? + Giếng thường để làm gì ? + Nơi em ở có ao, hồ, giếng không ? + Ao, hồ, giếng có đặc điểm gì giống và khác nhau? Chúng đều chứa cái gì? Về hình dạng, kích thước chúng như thế nào? Địa điểm ở đâu? + Các cây, con sống ở đó ra sao? Nước trong, đục như thế nào? Mức độ vệ sinh và mất vệ sinh như thế nào? + Nơi nhà em thường lấy nước ăn từ đâu là hợp vệ sinh ? + Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì? + Để giữ vệ sinh cho nguồn nước em và các bạn nên làm gì ? 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc lại bài SGK. - Thi tìm tiếng, từ mới chứa vần vừa học. - Nhận xét gời học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. SINH HOẠT LỚP I - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua: * Nề nếp: - Biết kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo. - Phong trào thi đua chào mừng ngày 20 - 11 tốt. - Đi học chuyên cần, nghỉ học có giấy xin phép. - Vệ sinh trong và ngoài lớp cũng như vệ sinh thân thể sạch sẽ. * Học tập: - Học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài trong giờ học. - Rèn chữ giữ vở tốt. Đoàn kết bạn bè. - Tuyên dương: Hóa, Hương, Ngọc, Mỹ, Tuấn,... - Bên cạnh đó còn một số em đọc chậm như: Phong, Trinh, Linh. II - Kế hoạch: - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày quân đội nhân dân Việt Nam. - Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện 15 phút đầu giờ có hiệu quả. - Đồng phục đúng quy định. Vệ sinh cá nhân sạch, đẹp, gọn gàng. - Tiếp tục rèn chữ giữ vở. - Bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở lớp cũng như ở nhà. - GV hướng dẫn học sinh cách học và làm bài ở nhà. - Đoàn kết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. Chiều Toán ÔN LUYỆN I - Mục tiêu: - Củng cố, rèn luyện kĩ năng làm tính cộng trong phạm vi 8. - Rèn khả năng nêu đề toán và phép tính thích hợp theo tình huống tranh. II - Các hoạt động dạy và học: 1. Ôn kiến thức vừa học: - GV gọi HS nêu các phép tính cộng trong phạm vi 8. - Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”. GV nêu phép tính yêu cầu HS nêu kết quả. 2. Thực hành vở BT toán : Bài 1: Tính: Lưu ý viết kết quả thẳng cột. 7 6 5 4 3 2 1 + + + + + + + 1 2 3 4 5 6 7 Bài 2: Tính. HS làm bài. GV gọi HS nêu kết quả. Bài 3: Tính 1 +3 + 4 =... 4 + 1 + 1 = ... 1 + 2 + 5 = ... 3 + 2 + 2 = ... 2 + 3 + 3 = ... 2 + 2 + 4 = ... Bài 4: Viết phép tính thích hợp. a. “Có 5 bạn đang chơi, thêm 3 bạn nữa đến chơi. Hỏi tất cả có mấy bạn?” Phép tính: 5 + 3 = 8 Hoặc: “Có 3 bạn đang đi chơi, gặp thêm 5 bạn nữa. Hỏi tất cả có mấy bạn?” Phép tính: 3 + 5 = 8 b. “Có 7 cái mũ, thêm 1 cái mũ. Hỏi tất cả có mấy cái mũ?” Phép tính: 7 + 1 = 8 Hoặc: “Có 1 cái mũ, thêm 7 cái mũ. Hỏi tất cả có mấy cái mũ?” Phép tính: 1 + 7 = 8 “Có 4 con thỏ, thêm 4 con thỏ. Hỏi tất cả có mấy con thỏ?” Phép tính: 4 + 4 = 8 - Thu vở chấm chữa. 3. Củng cố dặn dò: - Hoạt động nối tiếp: Tìm hai số biết rằng số đó cộng với 5 rồi cộng với 2 thì được kết quả bằng 8 ? - Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tam giác? - HS làm miệng. GV nhận xét đánh giá. - Nhận xét giờ học. Học vần ÔN: ENG , IÊNG I- Mục đích - yêu cầu: - HS đọc viết thành thạo các vần vừa học, tiếng, từ, ứng dụng, câu ứng dụng. - Tìm tiếng từ mới có chứa vần vừa học. - Nhận diện vần vừa học . - Rèn kỷ năng đọc trơn nhanh và chữ viết đúng mẫu, đẹp. II- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 HS đọc bài SGK: - Gọi HS lần lượt đọc bài SGK, kết hợp phân tích tiếng: xẻng, chiêng, siêng. 2. Viết bảng con : eng, xẻng, iêng, chiêng, cái kiềng, đòn khiêng, bay liệng. 3. Thực hành vở bài tập TV: * Nối : HS quan sát tranh, rồi nối tranh vẽ với từ : xà beng, cồng chiêng, cái kẻng, đòn khiêng. * Điền : eng hay iêng ? Cái x..., cái k … , bay l… * Viết : HS viết vở tập viết các từ sau: xà beng, củ riềng. - Thu vở chấm chữa. Tiết 2 4. Luyện viết vở ô li : - HS luyện viết vở ô li: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - GV theo dõi HS viết bài. - Thu vở chấm , nhận xét giờ học . 5 . Chơi trò chơi : Thi tìm tiếng mới có vần eng , iêng , tiếp sức. HS dùng bảng cài. GV gọi đọc lai các từ tìm được. 6. Kể chuyện: “Chú vịt bầu ” GV nêu ý nghĩa. Bé Mai gắn bó thân thiết với chú vịt bầu như người bạn. Vì vậy, khi phải miễn cưỡng chia tay với chú vịt bầu, bé Mai thật buồn bã và đau khổ. Biết yêu thương loài vật nhưng cũng biết quan tâm chăm sóc người mẹ đang bị bệnh là những nét đẹp về đạo đức của bé Mai. - Nhận xét giờ học. Thöù ba ngaøy 25 thaùng 11 naêm 2008 Học vần UÔNG , ƯƠNG I- Mục đích - yêu cầu: - Nhận biết cấu tạo vần uông, ương, tiếng chuông, đường. - Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uông với vần ương, để đọc, viết đúng. - Đọc đúng từ ứng dụng: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy và câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hôị. - Nói theo chủ đề : Đồng ruộng. II- Đồ dùng dạy - học: - Bộ ghép vần. Tranh minh họa SGK III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: cái kẻng, xà beng, củ riềng. - 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần uông, ương, GV ghi bảng. - HS đọc lại . 2.2.Dạy vần: * uông a) Nhận diện vần - Phân tích vần uông: Gồm có nguyên âm đôi uô trước và âm ng sau. - So sánh vần uông và vần iêng: Giống nhau: Đều có âm kết bằng âm ng. Khác nhau: vần uông có âm bắt đầu bằng nguyên âm đôi uô. - HS ghép vần uông. Đọc lại uông. b) Đánh vần - HS đọc đánh vần: uô- ng – uông (cá nhân, đồng thanh) - Thêm âm ch vào trước vần uông để tạo thành tiếng chuông, HS ghép và đọc lại. - Phân tích tiếng chuông: ch trước vần uông sau. - HS đánh vần : chờ – uông – chuông. - Đây là cái gì? Rút từ: quả chuông, ghi bảng. - HS đọc đánh vần từ khóa: cá nhân, nhóm, lớp. uô- ngờ - uông chờ - uông-– chuông quả chuông. * ương (Tương tự) - Vần ương tạo bởi ươ trước ng sau. - So sánh vần ương và vần uông : Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng âm ng . Khác nhau : vần ương có âm bắt đầu bằng nguyên âm đôi ươ. - HS đọc đánh vần từ khóa : ươ - ngờ - ương đờ - ương - đương - huyền - đường con đường. c) Viết : - GV viết mẫu: vừa viết vừa nêu quy trình: nối uô và ng, ch và uông, ươ và ng, đ và ương dấu huyền trên ơ. - HS viết bảng con: uông, chuông, ương, đường. d) Đọc từ ngữ ứng dụng : - 4 HS đọc: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy. - GV giải thích : + Rau muống: Một loại rau ăn, trồng ở ao hoặc ruộng. + Luống cày: Khi cày đất lật lên tạo thành những đường, rãnh. + Nhà trường: Trường học. + Nương rẫy: Đất trồng trọt trên đồi núi của đồng bào miền núi. - GV đọc, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc : - GV chỉ bảng HS đọc lại. - Đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp. - GV hướng dẫn đọc câu ứng dụng: HS quan sát tranh. + Tranh vẽ gì ? - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. b) Luyện viết : - HS luyện viết vở tập viết. - Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói : - HS đọc đề bài luyện nói : Đồng ruộng + Tranh vẽ gì ? + Những ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn ? + Trong tranh vẽ bác nông dân đang làm gì trên đồng ruộng? + Ngoài ra các bác nông dân còn làm những việc gì khác ? + Em ở nông thôn hay thành phố ? Em đã thấy bác nông dân đang làm dưới ruộng chưa ? + Nếu không có bác nông dân chăm chỉ cày cấy làm ra thóc gạo, chúng ta có gạo , ngô, khoai, sắn để ăn không ? + Đối với bác nông dân và các sản phẩm mà bác làm ra , chúng ta phải có thái độ thế nào ? 3. Củng cố - dặn dò: - Hôm nay chúng ta học vần gì ? - Vần uông và vần ương có âm kết thúc bằng âm gì ? - Tìm từ, nói câu chứa tiếng có vần mới. - Đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I- Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức về phép trừ. - Tự thành lập bảng trừ trong phạm vi 8. - Thực hành tính đúng phép tính trong phạm vi 8. II- Đồ dùng dạy - học: - Bộ đồ dùng toán 1 , 32 ngôi sao. III- Các hoạt động dạy - học: Kiểm tra bài cũ : - 2 HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8. - 2 HS lên bảng thực hiện. GV đọc phép tính và yêu cầu HS đặt tính thực hiện theo cột dọc. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8: Bước 1: - Thành lập công thức. - Quan sát tranh vẽ và đưa ra bài toán (tình huống) theo tranh. HS thực hiện trên que tính. Mỗi tranh xây dựng nhiều tình huống. - Tìm ra phép tính tương ứng. Bước 2: Hướng dẫn HS học thuộc các phép tính : 8 – 2 = 8 – 6 = 8 – 3 = 8 – 5 = 8 – 4 = 3. Thực hành : Bài 1: - Yêu cầu HS nêu đề toán. - HS làm bài, 4 em lên bảng chữa. - HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Bài 2: - HS nêu yêu cầu : Tính nhẩm - HS thực hiện, nêu kết quả bài làm của mình. - GV yêu cầu HS quan sát các phép tính ở từng cột tính để khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3: GV hướng dẫn HS tính nhẩm, HS lên bảng làm. 8 – 4 = 4 8 – 1 – 3 = 4 8 – 2 – 2 = 4 - HS rút ra nhận xét: 8 trừ 4 cũng bằng 8 trừ 1, rồi trừ 3 và cũng bằng 8 trừ 2, rồi trừ 2. Bài 4: - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát tranh nêu đề toán : a. Có 5 quả , ăn hết 2 quả . Hỏi còn lại mấy quả ? - Gọi HS nêu phép tính : 5 – 2 = 3 b. Có 5 quả, sau khi ăn còn lại 3 quả. Hỏi ăn hết mấy quả ? - HS nêu phép tính : 5 – 3 = 2 3. Củng cố - dặn dò: - HS thi đua nhau đọc bảng trừ trong phạm vi 8. - Dặn đọc bảng trừ làm vở bài tập toán ở nhà. Thöù tö ngaøy 26 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ANG , ANH I- Mục đích - yêu cầu: - Nhận biết cấu tạo vần ang, anh, bàng, chanh. - Phân biệt sự khác nhau giữa vần ang và vần anh để đọc, viết đúng các vần ang, anh, các từ: cây bàng, cành chanh. - Đọc đúng các từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Buổi sáng. - Giáo dục HS thấy được ích lợi của cây xanh, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây. II- Đồ dùng dạy - học: - Bộ ghép vần, tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: rau muống , luống cày, nhà trường. - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 em đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần mới: ang, anh, GV ghi bảng. - HS nhắc lại. 2.2. Dạy vần: * ang a) Nhận diện vần - Phân tích vần ang: Gồm có âm a đứng trước, âm ng đứng sau. - HS ghép vần ang, đọc lại. - So sánh vần ang và vần ong: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng. Khác nhau: vần ang có âm bắt đầu bằng âm a. b) Đánh vần - HS đọc đánh vần: a - ngờ - ang - Ghép âm b với vần ang và dấu huyền để tạo thành tiếng bàng, HS ghép. + Em vừa ghép được tiếng gì ?(bàng), đọc lại. - GV ghi bảng, phân tích tiếng bàng: có phần đầu âm b, vần ang đứng sau, dấu huyền trên đầu con chữ a. - HS đọc đánh vần: bờ - ang - bang - huyền - bàng. - GV đưa tranh vẽ, HS quan sát TLCH: + Tranh vẽ gì ? - Rút từ khóa : cây bàng, ghi bảng. - Đọc vần và từ khóa: cá nhân, đồng thanh. - HS đọc : a - ng - ang bờ - ang - bang - huyền - bàng cây bàng. *anh (Tương tự) - Vần anh do âm a và nh tạo thành. - So sánh vần ang và vần anh: Giống nhau: đều có âm bắt đầu bằng âm a. Khác nhau: vần ang có âm kết thúc bằng con chữ ng. - HS đọc đánh vần: a – nh – anh - Thêm âm ch trước vần anh để tạo thành tiếng chanh, HS ghép. Phân tích tiếng chanh: âm ch đứng trước vần anh đứng sau. - HS đọc: a - nh - anh chờ - anh - chanh cành chanh. c) Viết : - GV viết mẫu lên bảng các vần và từ: ang, anh, cây bàng, cành chanh. Nối a và ng, b và ang dấu huyền trên a, a và nh, ch và anh. - HS viết bảng con. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV ghi bảng, 4 HS đọc. - GV giải thích: + Buôn làng: Làng xóm của người dân tộc miền núi. + Hải cảng: Nơi neo đậu của tàu,thuyền đi biển hoặc buôn bán trên biển. + Bánh chưng: Loại bánh làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn được gói bằng lá dong trong những dịp Tết. + Hiền lành: Tính tình hiền lành trong cách đối xử. - GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, đồng thanh. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc : - HS đọc phần vần, từ ứng dụng ở bảng lớp. - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Tranh vẽ gì? Hãy đọc câu ứng dụng bên dưới? Không có chân có cánh Sao gọi là con sông? Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió? - GV đọc mẫu, HS đọc. b) Luyện viết : - HS luyện viết vở TV: ang, anh, cây bàng, cành chanh. - Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói : HS đọc bài luyện nói : Buổi sáng + Tranh vẽ gì ? Đây là cảnh nông thôn hay thành phố ? + Trong tranh mọi người đang làm gì , đi đâu ? + Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt ? + Buổi sáng nhà em mọi người làm những gì ? + Buổi sáng em làm gì ? + Em thích buối sáng mùa nào ? Vì sao ? + Em thích buổi sáng mưa hay nắng ? Vì sao ? + Em thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều? Vì sao? 3. Củng cố - dặn dò : - GV chỉ bảng, HS đọc lại. - Tìm tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu: - HS khắc sâu kiến thức: phép cộng, phép trừ trong phạm vi 8. - Cách tính biểu thức số có đến 2 dấu phép cộng, trừ. - Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh. - So sánh các số trong phạm vi 8. II- Đồ dùng dạy - học: Bộ đồ dùng học toán 1. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại các phép trừ trong phạm vi 8. - 5 em đứng tại chỗ trả lời: 8 – 7 = 8 – 4 = 8 – 5 = 8 – 2 = 8 – 3 = 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : GV ghi đề. b. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK : Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm - HS thực hành, gọi HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét kết quả 2 phép tính: 7 + 1 = 8 1 + 7 = 8 - Tính chất giao hoán của phép cộng. - Nhận xét các phép tính : 1 + 7 = 8 ; 8 – 7 = 1 ; 8 – 1 = 7. Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 2: - GV gọi HS nêu phép tính. - GV cho HS nhận xét các phép tính: 5 + 3 = 8 và 8 - 5 = 3 2 + 6 = 8 và 8 - 2 = 6 để từ đó ghi nhớ mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Sau đó HD HS khi biết 5 + 3 = 8 thì có thể điền ngay được số 3 vào ô trống: 8 3 -5 - HS làm bài “Lấy các chữ số trong vòng tròn để thực hiện phép tính ở trên mũi tên sau đó điền kết quả vào ô vuông”. 3 em lên bảng làm. HS làm SGK. - Nhận xét bài làm của bạn. GV ghi điểm. Bài 3: - HS nêu cách thực hiện. Lần lượt từ trái sang phải. - Gọi HS nêu kết quả mỗi em một phép tính. 4 + 3 + 1 = 8 – 4 – 2 = 2 + 6 – 5 = 8 + 0 - 5 = 5 + 1 + 2 = 8 – 6 + 3 = 7 + 3 – 4= 3 + 3 – 4 = Bài 4: - HS nêu đề toán. * Có 8 quả táo trong giỏ, Bé lấy ra 2 quả . Hỏi trong giỏ còn lại mấy quả táo ? - HS nêu phép tính : 8 – 2 = 6 * Có 8 quả táo trong giỏ, sau khi cho đi chỉ còn 6 quả. Hỏi đã cho đi mấy quả? - HS nêu phép tính : 8 – 6 = 2 Bài 5: - HS nêu cách làm , 3 em lên bảng nối . 7 > 5 + 2 8 < 8 – 0 9 > 8 + 0 3. Củng cố - dặn dò: - HS thực hành vở bài tập toán. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 27 thaùng 11 naêm 2008 Học vần INH , ÊNH I - Mục đích yêu cầu: - Nhận biết cấu tạo vần inh, ênh, tính, kênh. - Phân biệt sự khác nhau giữa vần inh và vần ênh để đọc, viết đúng các vần, tiếng, từ khóa. - Đọc đúng từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Máy cày. II - Đồ dùng: - Bộ ghép. - Tranh minh họa SGK. III - Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc từ ứng dụng - Viết bảng con: buôn làng, hiền lành, bánh chưng. - 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần inh, ênh, GV ghi bảng. - HS đọc lại. 2.2. Dạy vần: * inh a) Nhận diện vần - Phân tích vần inh (i trước nh sau) - HS ghép vần inh. - So sánh inh và anh: Giống: âm kết thúc nh Khác: inh có âm bắt đầu là i. b) Đánh vần - HS nhìn bảng phát âm: inh - Đọc đánh vần: i - nhờ - inh - Thêm âm t trước inh, dấu sắc tạo tiếng tính. - HS phát âm tiếng tính. - HS phân tích tiếng tính: (t trước, inh sau dấu sắc trên i) - Đọc đánh vần: tờ - inh - tinh - sắc - tính +Tranh vẽ gì? Rút từ ghi bảng: Máy vi tính - HS đọc đánh vần và đọc từ khóa: i - nhờ - inh tờ - inh - tinh - sắc - tính máy vi tính. * ênh ( tương tự ) - Vần ênh được tạo nên ê và nh. So sánh ênh và inh - Ghép vần ênh, đọc đánh vần: ê - nhờ - ênh ca - ênh - kênh dòng kênh. c) Viết: GV viết mẫu. Nêu: nối i và nh, t và inh, dấu sắc trên i, nối ê và nh, k và ênh. - HS viết bảng con. inh, máy vi tính, ênh, dòng kênh. d) Đọc từ ngữ: - HS đọc: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương. - GV giải thích: + Thông minh: Khi 1 bạn học giỏi, hiểu nhanh, tiếp thu tốt thì ta bảo bạn ấy thông minh. + Đình làng: Nơi dân làng tập trung tụ họp bàn việc làng, tổ chức lễ hội. + Bệnh viện: Nơi khám chữa bệnh. + Ễnh ương: Là loài vật giống như con ếch. - GV đọc mẫu. HS đọc lại: cá nhân, đồng thanh. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc bài trên bảng: cá nhân, đồng thanh. - HS quan sát trnh minh họa, đọc câu ứng dụng SGK. Cái gì cao lớn lênh khênh Đúng mà không tựa ngã kềnh ngay ra? - GV đọc mẫu. 2 em đọc lại. b) Luyện viết: - GV hướng dẫn HS viết vở TV. - Thu vở chấm. c) Luyện nói: - HS đọc đề bài: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính. + Tranh vẽ những loại máy gì? + Chỉ đâu là máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính ? + Trong các loại máy em biết loại máy nào ? + Máy cày dùng để làm gì ? Thường thấy ở đâu ? + Máy nổ dùng để làm gì ? + Máy tính dùng để làm gì ? + Ngoài các loại máy trên em còn biết máy gì? Chúng để làm gì ? 3. Củng cố dặn dò: - HS đọc bài SGK. - Trò chơi: Tìm tiếng, từ có chứa vần inh, ênh. HS thực hiện bảng cài. - Dặn về nhà đọc lại bài. Xem trước bài sau. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 I- Mục tiêu: - Khắc sâu kĩ năng phép cộng. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9. - Thực hành tính cộng trong phạm vi 9. II- Đồ dùng: Sử dụng bộ đồ dùng T1 Tranh SGK. III- Hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 Bước 1: HS thành lập công thức 8 + 1 = 9, 1 + 8 = 9. - GV dán băng giấy có 9 bông hoa. Có bao nhiêu bông hoa?( 9 ) Thêm một bông hoa nữa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa? - HS trả lời: 8 bông hoa thêm một bông hoa là 9 bông hoa. Vậy : 8 + 1 bằng mấy ? ( 9 ) GV ghi bảng: 8 + 1 = 9 - Tương tự: 1 + 8 = 9 - HS nhắc lại 2 công thức. 8 + 1 = 9 và 1 + 8 = 9 Bước 2: HD HS thành lập công thức: 7 + 2 = 9 , 2 + 7 = 9 - Dán 7 chấm tròn, thêm 2 chấm tròn là mấy chấm tròn ? - HD HS sử dụng que tính tính kết quả các phép tính còn lại.: 6 + 3 = 9 3 + 6 = 9 5 + 4 = 9 4 + 5 = 9 Bước 3: Hướng dẫn HS ghi nhớ bảng cộng. 3. Thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài toán. - 3 em lên bảng làm. Cả lớp nêu kết quả. Bài 2: - HS nêu yêu cầu. Làm bài, chữa bài Bài 3: - HS thực hành, nhận xét kết quả ở mỗi phép tính. 4 + 5 = 9 4 + 1 + 4 = 9 4 + 2 + 3 = 9 Bài 4: Nêu đề toán, viết phép tính thích hợp. a. Có 8 hình vuông, thêm một hình vuông. Hỏi có tất cả mấy hình vuông? - Gọi HS nêu phép tính :8 + 1 = 9 b. Có 7 bạn đang chơi. Thêm hai bạn nữa. Hỏi tất cả mấy bạn? - Gọi HS nêu phép tính : 7 + 2 = 9 - HS có thể nêu cách khác. 4. Củng cố dặn dò: - HS đọc lại các phép tính cộng trong phạm vi 9. - Nhận xét giờ học. Chiều Toán ÔN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 I - Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng trong phạm vi 9. - Nhìn tranh vẽ nêu đề toán và viết phép tính thích hợp. II - Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Ôn kiến thức vừa học: - HS đọc lại các phép tính cộng phạm vi 9. - Trò chơi: “Đoán số” GV đưa các phép tính yêu cầu HS đoán kết quả. 8 cộng 1 bằng mấy? 1 công 8 bằng mấy? 2 công 7 bằng mấy? 7 công 2 bằng mấy? 3 công 6 bằng mấy? 6 công 3 bằng mấy? 5 công 4 bằng mấy? 4 công 5 bằng mấy?... - HS thực hiện , GV theo dõi. 2. HS thực hành vở BT toán: - GV HD HS làm bài tập ở vở bài tập toán. Bài 1: Tính. HS tự làm nêu kết quả. Bài 2: Tính, HS tự làm. Bài 3: Tính, GV HD làm gợi ý nêu nhận xét. 5 + 4 = 9 5 + 3 + 1 = 9 5 + 2 + 2 = 9 Bài 4: HS nối phép tính với kết quả thích hợp. Bài 5: Quan sát tranh nêu bài toán và phép tính thích hợp. a. “Có 7 viên gạch, thêm 2 viên gạch. Hỏi tất cả có mấy viên gạch?” 2 + 7 = 9 Hoặc: “Có 2 viên gạch, thêm 7 viên gạch. Hoie tất cả có mấy viên gạch?” 7 + 2 = 9 b. Tương tự. - Thu một số bài chấm chữa. Tiết 2 3. HS làm bài vở ô li: Bài 1: Tính 6 5 7 1 6 8 + + + + + - 3 4 2 8 2 7 Bài 2: Số? 3 + ... = 9 ... + 5 = 9 ... - 6 = 0 7 + ... = 9 5 + 4 = ... 6 + ... = 8 Bài 3: Tính 2 + 3 + 4 = 4 + 4 - 8 = 7 - 7 + 0 = 8 - 5 + 6 = - GV theo dõi. Thu bài chấm chữa. 4. Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN LUYỆN I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc, viết thành thạo vần en, ên, in, un. tiếng từ ứng dụng . - Tìm tiếng từ có chứa vần vừa học - Rèn chữ viết cho HS . II- Các hoạt động dạy - học : 1. HS đọc bài SGK : - Tìm tiếng có chứa vần en, ên, in, un. - Phân tích tiếng : sen, nhện, pin, giun. 2. HS viết bảng con : dế mèn, nhái bén, nhà in, nền nhà, vun xới, mưa phùn, 3. Thực hành vở bài tập TV : * Nối : - Tranh vẽ với các từ . - Yêu cầu HS đọc lại các từ . * Nối : Từ, tiếng thành câu . Sau đó HS đọc câu đúng. * Viết : - HS viết vở BTTV. - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Thu vở chấm 1 số bài. 4. Trò chơi: - Tìm tiếng chứa en, ên, in, un ngoài bài. Dùng bảng nhóm, thực hành nhóm 4 em. - Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn. 5. Nhận xét giờ học: - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Thöù saùu ngaøy 28 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP I- Mục đích yêu cầu: - Hiểu được cấu tạo các vần đã học trong tuần. - Đọc viết thành thạo các vần đã học kết thúc ng và nh. - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng trong bài. - Nghe, hiểu kể lại truyện: Quạ và Công. II- Đồ dùng: SGK. Bộ đồ dùng. Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc từ ứng dụng: đình làng, thông minh. - 2 HS đọc câu

File đính kèm:

  • docT14.doc