A. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm vừa cổ điển, vừa hiện đại
- Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét cơ bản về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ .
3. Bài mới: Chuyển: Nếu như trong Đây thôn Vĩ Dạ ta thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xứ Huế qua hoài niệm của nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vẻ đẹp của bức tranh thơ được diễn tả qua cảm xúc trực tiếp của một thi nhân ở một hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời mà nó sẽ gợi cho ta những xúc cảm mới lạ đó là bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. (gv- ghi mục đề lên bảng:
Chiều tối( Mộ)
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 / 02 / 2012.
Tiết 87. Chiều tối ( Mộ )
-Hồ Chí Minh-
A. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tỏc phẩm vừa cổ điển, vừa hiện đại
- Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét cơ bản về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ .
3. Bài mới: Chuyển: Nếu như trong Đây thôn Vĩ Dạ ta thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xứ Huế qua hoài niệm của nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vẻ đẹp của bức tranh thơ được diễn tả qua cảm xúc trực tiếp của một thi nhân ở một hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời mà nó sẽ gợi cho ta những xúc cảm mới lạ đó là bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. (gv- ghi mục đề lên bảng:
Chiều tối( Mộ)
- Hồ Chí Minh -
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
? Dựa vào phần tiểu dẫn (sgk) em hãy cho Cô biết hoàn cảnh ra đời của
tập “Nhật kí trong tù”
? Cỏc em đó chuẩn bị bài ở nhà hãy cho cô biết xuất xứ - thể loại của bài thơ ? Tìm hiểu hoàn cảnh và thể loại đó có ý nghĩa gì?
Chuyển. Được gợi cảm hứng trong một hoàn cảnh đặc biệt . Bài thơ thực sự gây xúc động trong lòng người đọc
Chúng ta tiếp tục đi vào phần B .Đọc hiểu bài thơ.Gv; Trước hết cô mời một bạn đọc phần phiên âm, dịch nghĩa và bản dịch thơ.
Dựa vào phần dịch nghĩa, các em hãy nhận xét xem phần dịch thơ và phần phiên âm có gì cần lưu ý?
Chuyển: Để tỡm hiểu một văn bản thơ tứ tuyệt luật Đường , với hiểu biết của mỡnh chỳng ta thường cú những cỏch tiếp cận nào?
?Hoạt động nhóm 1:
Hỏi:Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu ở 2 câu thơ đầu ? Từ ngữ, hình ảnh ấy tả cảnh gì?
? Nhận xột bỳt phỏp miờu tả?
Hỏi lại nhóm 1. ? Tuy nhiên trong cách miêu tả thiên nhiên ở thơ Bác có điểm gì đáng lưu ý?
? Hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở 2 câu thơ?
? Hỏi lại nhóm 2: ẩn vào trong bức tranh thiên nhiên ấy ta thấy được nột tõm trạng gỡ của nhõn vật trữ tỡnh và những nột đẹp trong phẩm cỏch của người chiến sĩ cộng sản?
? Tại sao ta có được sự cảm nhận ấy?( Gv hỏi để nói)
Hoạt động nhóm 3:
? Hãy phát hiện những hình ảnh,từ ngữ đặc sắc ở hai cõu sau?
? Cùng với hình ảnh phát hiện thủ pháp nghệ thuật được sử dung ở đây?
So với thơ truyền thống, trong cách miêu tả con người của Bác có điểm gì khác biệt ?
?Điểm nhấn của bức tranh là ở hình ảnh nào? Sự xuất hiện của hình ảnh này nó gợi cho em cảm nhận thêm về điều gì?
Hoạt động của nhóm 4.
?Qua cái nhìn,sự cảm nhận về con người,cuộc sống ấy ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và cốt cách của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh? Vậy xúc cảm và tâm hồn của nhân vật trữ tình gửi vào trong cảnh?
Gv : Đến đõy, em hóy nhận xột sự vận động của cảm xỳc, tư tưởng, hỡnh tượng trong bài thơ.
? Hiện nay, toàn đảng và toàn dõn ta đang tớch cực thực hiện cuộc vận động ô Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM ằ. Qua học bài thơ ô Chiều tối ằ, em rỳt ra được bài học gỡ cho bản thõn ?
? Với hiểu biết của mình , kết hợp với phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa. Em hãy nêu những nét tổng quát về giá trị nội dung , nghệ thuật của bài Chiều tối ?
? Hãy rút ra những nét cơ bản về cách đọc cách tìm hiểu về một bài thơ tứ tuyệt luật Đường ?
? Bây giờ Cô cho cả lớp làm nhanh bài tập này : Chỉ ra màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ ?
A.Giới thiệu chung .
1. Tập " Nhật kí trong tù".
* Hoàn cảnh ra đời.
-Gv nói: tháng 8 -1942 với bút danh là Hồ Chí Minh ,Bác lên đường sang Trung Quốc tìm hiểu tình hình cách mạng thế giới. Hơn nửa tháng trời đi bộ đến thị trấn Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam mãi đến tháng 9 -1943 mới được thả. Trong hơn 13 tháng giam cầm Bác đã từng tâm sự:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
Vì thế Bác đã viết tập nhật kí bằng thơ có tên là “ Ngục trung nhật kí” hay là “ Nhật kí trong tù”
- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán .Tập thơ vừa có giá trị lịch sử,vừa có giá trị văn học lớn, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh dạng cổ thi: Hàm súc,uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật , có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sắc màu cổ điển và hiện đại.
2.Bài " Chiều tối"( Mộ)
Nhan đề bài thơ đó thuyết minh cho thời điểm bài thơ ra đời.
- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu- 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.Đó là một buổi chiều trên miền sơn cước dù đã trải qua một ngày dài gian lao vất vả nhưng Bác vẫn còn bị giải đi chưa được dừng chõn.
- Thể thơ: Thất ngụn tứ tuyệt luật Đường
gv núi .Việc tỡm hiểu hoàn cảnh và thể loại của bài thơ giỳp ta cú cơ sở cảm nhận vẻ đẹp của tỏc phẩm.
B. Đọc - hiểu văn bản.
Gv nói nhanh
- Một số từ dịch chưa sát, bị bỏ qua.
+ Việc dịch thơ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là rất khó.
+ Đây là bản dịch hay nhất được tuyển chọn để học và nghiên cứu.
+ Học văn bản dịch cần chú ý nguyên tác.
Gv tiếp tuc nói : Khi tìm hiểu một bài thất ngôn tứ tuyệt luật Đường chúng ta thường tiếp cận theo 3 hướng:
- Theo 4 phần: khai- thừa – chuyển – hợp.
- 2 câu đầu- 2 câu cuối.
- Theo hình tượng thơ.
-> ở tiết học chúng ta sẽ tìm hiểu theo cách 2 : 2 câu đầu – 2 câu cuối. Ngoài ra chỳng ta cần bỏm vào bản dịch thơ, so sỏnh với nguyờn tỏc để tiếp cận đầy đủ văn bản hơn. Đặc biệt chỳ ý đặc điểm thể loại (nhật kớ bằng thơ) và đặc điểm thơ chữ Hỏn HCM (kết hợp giữa cổ điển và hiện đại).
->Bõy giờ chỳng ta cựng tiếp cận văn bản. Cụ sẽ triển khai hoạt động nhóm trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau.Cụ tạm chia lớp ta thành 4 nhúm.( GV linh hoạt xuống lớp để chỉ dẫn cụ thể từng nhúm) . Bõy giờ cỏc nhúm nghe và ghi lại cõu hỏi .
Nhóm 1 ; xác định những hình ảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu và nhận xét bút pháp miêu tả?
Nhóm 2 : Qua cảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu em cảm nhận như thế nào về xúc cảm của nhân vật trữ tình ?
Nhóm 3 : Phát hiện và bình giá những hình ảnh đặc sắc ở 2 câu sau. Các thủ pháp nghệ thuật ?
Nhóm 4 : Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong 2 câu cuối.
Cỏc nhúm thảo luận nhanh trong 5 phỳt- cử người đại diện trả lời.Trong quỏ trỡnh khai thỏc cỏc nhúm cú thể bổ sung ý kiến cho nhau.
GV : Đó hết thời gian ,cỏc nhúm dừng thảo luận và tập trung cựng Cụ đi vào tỡm hiểu bài thơ
1. Hai câu thơ đầu.( Gv đọc dịch thơ rồi đọc tiếp phiên âm-hỏi)
- Từ ngữ, hình ảnh: Chim mỏi
Chòm mây (đám mây cô lẻ)
Bầu trời
- Tả cảnh chiều tối nơi núi rừng. Trong nghệ thuật làm thơ Đường, ngay câu đầu đã hé lộ nhan đề của bài thơ. Đọc bài này ta thấy điều đó. Đây chính là nét độc đáo trong nghệ thuật làm thơ Đường của Bác.
- Bút pháp miêu tả:
+ Bút pháp chấm phá: chỉ với 3 hình ảnh tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều buồn, đẹp, gợi cảm. Tác giả đã thể hiện được cái hồn của bức tranh chiều tối. Đây là bài nhật kí bằng thơ nên cảnh ở đây được tả thực, bị giải đi đến cuối ngày, khi ánh sáng buổi chiều dần tắt Bác ngước mắt lên bầu trời và nhìn thấy cánh chim mỏi mệt đang tìm về tổ, đám mây cô lẻ đang trôi uể oải.
+ Sử dụng chất liệu, thi liệu quen thuộc.
GV nói:Cảnh được nhìn bao quát theo hướng cao xa ,rộng và qua bút pháp chấm phá,hình ảnh ước lệ( thi pháp cổ) bởi núi đến cảnh thu là núi tới khụng gian cao xa,rộng,núi tới cỏnh chim chiều và ỏng mõy.
GV nói. các em cũng đã biết như ”chim hôm thoi thót về rừng”
( Truyện kiều - NDu);hay “ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến) Nhất là:
“Bầy chim một loạt bay cao
Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình”
( Lí Bạch)
GV nói: chỉ một vài nét phác vẽ nhưng đã gợi được thần thái ,hồn cốt của cảnh.
Gv nói chuyển: - Tuy nhiên:cũng trong cách miêu tả ở 2 câu thơ:
( GV trở lại 2 câu trên)
chim ,về, tìm chốn ngủ
chòm mây- lững lờ,trôi -> Hình ảnh kết hợp những động từ chỉ trạng thái dịch chuyển.
GV nói. Ta thấy-> cảnh động chứ không tĩnh lặng và có sự vận động. Hỡnh ảnh chim, mõy được cảm nhận trực tiếp bằng cỏi nhỡn khỏ tinh tế thể hiện nhận xột về trạng thỏi và sự chuyện động của sự vật, khụng hề mang tớnh chung chung.
-> Thiên nhiên ở đây mang một nét đẹp gợi cảm ,buồn lặng ,quạnh hiu của cảnh chiều thu trên miền sơn cước.( sắc màu cổ điển trong thơ HCM) và cảnh có nét đẹp riêng bởi có sự vận động : .Từ mỏi mệt,cô đơn -> hướng về sự đầm ấm sum vầy;Thiên nhiên trở nên sống động – (Tính chất hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.) Đõy chớnh là cỏi hay của bài thơ. Bề ngoài cú vẻ rất xưa, nhưng linh hồn của thơ lại mới mẻ, cỏ biệt, khụng rập khuụn theo những gỡ mà cổ nhõn đó từng sử dụng.
Gv nói. Trước cảnh sắc ấy ta thấy được nhân vật trữ tình- người tù cộng sản Hồ Chí Minh vẫn không dấu-> tâm trạng mệt mỏi cô đơn
GV nói: Thử hỏi không buồn ,không mệt mỏi,cô đơn sao được bởi trước hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người mà tối rồi vẫn chưa được nghỉ ngơi -> cảm xúc (đời thường),rất trần thế trong tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đạiHồ ChớMinh.Nhưng nổi bật lên là nét đẹp của một -tâm hồn,tinh tế,nhạy cảm , hòa nhập với thiên nhiên .Một phong thái ung dung tự tại làm chủ , bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản, khao khỏt tự do trong chốn lao tự ( chất thép)-> Qua ngoại cảnh tả tõm cảnh. Bỳt phỏp tả cảnh ngụ tỡnh của thơ xưa.
GV nói: Bởi vì trong hoàn cảnh ấy, đang bị xiềng ,trói trên bước đường lưu đày nếu không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự tại và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như vậy. Điều này ta đã hiểu qua bài “ Ngắm Trăng; Đi Đường” .
GV.Vậy trở lại chính điểm nhìn của tác giả ở 2 câu thơ đầu ta thấy.
Đang miêu tả cảnh sắc thiên nhiên theo hướng cao xa,rộng thỡ đến 2 cõu thơ sau nhân vật trữ tình chuyển cái nhìn của mình xuống chiều cận cảnh:ta đi vào tìm hiểu
2. Hai câu thơ sau (GV đọc và hỏi)
- Từ ngữ, hỡnh ảnh:
“ Cô em -xay ngô tối
Xay -lò than - rực hồng”
- Tả cảnh sinh hoạt của người lao động.
- Nghệ thuật.
+ Bỳt phỏp tả thực.
+ Hỡnh ảnh gần gũi của cuộc sống đời thường.
+ Kết hợp với lối kết cấu liên hoàn ,điệp cụm từ “ ma bao túc” được lặp lại ở đầu câu thơ cuối diễn tả vòng quay tuần hoàn của cối xay ngô=> Nhịp điệu lao động khẩn trương ,nhiệt tình của con ngườitrong những giờ phút đáng được nghỉ ngơi.
+ Con người lao động là hỡnh ảnh trung tõm của bức tranh thơ.
Nét mới:
GV nói :Khác với thơ cổ: Nói đến con người là nghĩ ngay đến (ngư,tiều,canh ,mục). Như ở bài“ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Con người chỉ là hình ảnh điểm xuyết, hòa lẫn vào cảnh.Còn con người ở Chiều tối lại là con người hành động với thế làm chủ và trở thành tâm điểm của cảnh vật. ( nét mới)
Đặc biệt: Những hình ảnh, âm thanh ấy lại được gắn với hình ảnh “lò than-rực hồng”( Lô dĩ hồng)
GV nói: câu thơ cuối quy tụ trong một điểm sáng " rực hồng"-nhãn tự-> Vừa diễn tả được sự chuyển dịch của thời gian,sự trải rộng của không gian và niềm vui của con người trong lao động . Một chữ “hồng” làm bừng sỏng cả bài thơ, nú đem lại ỏnh sỏng, sự ấm ỏp và tinh thần lạc quan.
Và lúc này hình ảnh người thiếu nữ cùng với “lò than đỏ” trở thành trung tâm tỏa sáng chiếm lĩnh màn đêm.
Dù trong nguyên tác không hề có chữ” tối” .Nhất là làm ấm lòng người
tù trong cảnh ngộ rất dễ gợi nỗi buồn và cô đơn nơi đất lạ.
-> Qua cái nhìn,sự cảm nhận về con người,cuộc sống ấy. Ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người tù,người chiến sĩ cộng sản HCM : GV nói Phát hiện,tái hiện vẻ đẹp con người lao động,đồng cảm,hòa nhập niềm vui với họ . Bộc lộ niềm lạc quan yêu đời ,yêu cuộc sống, tỡm cỏch vượt lờn hoàn cảnh.
Đặt trong bối cảnh con người ở đây là con người lao động Trung Quốc thì những tình cảm ấy mang nét đẹp của tinh thần nhân đạo quốc tế vô sản..( tình) .
- Về cốt cách của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh..Phong thái ung dung làm chủ,nghị lực lực tinh thần chiến sĩ,khát vọng tự do,lạc quan tin tưởng,bản lĩnh kiên cường. (thép) . Theo quan niệm của người xưa, thiờn nhiờn chi phối con người và hoàn cảnh. Đọc 2 cõu thơ sau của Bỏc ta thấy con người chi phối hoàn cảnh (Đõy chớnh là nột mới).
- Cảm xỳc chuyển từ buồn sang vui, tư tưởng từ buồn cụ đơn sang ấm ỏp lạc quan, hỡnh tượng thơ vận động từ búng tối đến ỏnh sỏng. Đõy là màu sắc hiện đại trong thơ Bỏc.
Như vậy với 4 câu thơ nhưng đã khắc họa được bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của con người trong buổi chiều thu nơi xứ lạ.Qua bức tranh ấy ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm cách ngời sáng của một bậc đại nhân,đại trí,đại dũng.Vùa thể hiện “ tình” -– “ thép” trong thơ Hồ Chí Minh. Thép và tình hòa quyên lẫn nhau, nhìn góc độ này là tình thì nhìn góc độ kia là thép. Vì thế nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết” Mỗi vần thơ Bác vần thơ thép. Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” GV: Bài thơ đặt ra cho chúng ta những suy nghĩ về mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, cuộc sống.rèn luyện ý chí ,tinh thần và nghị lực làm chủ hoàn cảnh để hoàn thiện nhân cách của mình nhất là lũng lạc quan ,yờu đời,lũng yêu thương sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống.
->Đó là điều chúng ta cần phải khắc ghi và học tập.Nhất là ở thời điểm này Đảng và Nhà nước đang triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì điều đó lại càng thiết thực hơn bao giờ hết.
Để có cái nhìn tổng quát hơn chúng ta đi vào phần tổng kết.
III. Kết luận
1,Bài thơ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người : đẹp gợi cảm,sống động,gần gũi và chân thực. Cảnh có sự vận động từ buồn đến vui. Từ tối đến ấm áp, bừng sáng.
Qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh
-Nhạy cảm,tinh tế,hòa hợp với thiên nhiên.
-Yêu mến ,đồng cảm và trân trọng vẻ đẹp của con người lao động.
-Lạc quan,tin tưởng vào cuộc sống.
-Bản lĩnh kiên cường,ý chí vượt lên làm chủ hoàn cảnh -> chất thép.
2. “ Chiều tối” là bài thơ có sự hòa quyện giữa phong vị cổ điển với tinh thần hiện đại->thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh dạng cổ thi .
IV: Củng cố- dặn dò :
- Nắm được đặc trưng thơ trữ tình
-Nắm chắc ý nghĩa nguyên tác. Đối chiếu so sánh giữa bản dịch thơ với bản nguyên tác.
- Hiểu biết về thơ tứ tuyệt luật Đường.
* Bài tập
- Cổ điển:
+ Hình ảnh ước lệ: chòm mây,cánh chim
+ Thể thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán
+ Bút pháp- Chấm phỏ -Tả cảnh ngụ tình
+ Nhân vật trữ tình : Ung dung , hòa hợp với thiên nhiên
- Hiện đại:
+ Hình ảnh chân thực ,giản dị :Thiếu nữ xay ngô, lò than rực hồng)
+ Kết cấu: Tối -> Sáng: mệt mỏi-> tươi vui
+Nhân vật trữ tình: Bản lĩnh kiên cường,hiên ngang trước hoàn cảnh tù đày. Lạc quan ,tin tưởng vào tương lai .
File đính kèm:
- Giao an du thi GVG tinh Nghe An 20112015 Chieu toi.doc