I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
• Học sinh biết
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học SO2, SO3.
- Trạng thái tự nhiên ứng dụng, phương pháp điều chề SO2, SO3.
• Học sinh hiểu
- Nguyên nhân SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy bài 32 (tiết 54): hiđrosunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 32 (tiết 54): Hiđrosunfua – lưu huỳnh đioxit –
Lưu huỳnh trioxit
(lớp 10 – ban cơ bản)
GVHD: Hà Thị Phương Anh
GSTT: Nguyễn Thị Thắm
Lớp: 10A15 Trường: THPT Kim Liên
Ngày dạy : 12/3/2011 Thời gian: tiết 1
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Học sinh biết
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học SO2, SO3.
- Trạng thái tự nhiên ứng dụng, phương pháp điều chề SO2, SO3.
Học sinh hiểu
- Nguyên nhân SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình minh họa tính chất của SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Giải bài tập về oxit axit tác dụng với kiềm.
3. Thái độ
Từ việc hiểu tác hại của SO2 học sinh có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ môi trường
Chuẩn bị
GV: giáo án, phiếu học tập
HS: ôn lại nài cũ và xem qua bài mới
Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp (1ph)
Kiểm tra bài cũ
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
4
S
S ZnS H2S H2SO4
SO2
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lý của SO2.
+HS nghiên cứu và rút ra tính chất .
Hoạt động 2: tính chất hóa học
- GV: SO2 là một oxit axit, vậy SO2 có thể phản ứng được với những chất nào?
+HS: Phản ứng với nước tạo axit, phản ứng với bazơ, oxit bazơ mạnh.
GV: làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong bình đựng oxi, sau đó tưhr quỳ tím ẩm và cánh hoa hồng đỏ
HS: quan sát và nêu hiện tượng, nhận xét
Quỳ chuyển snag màu hồng đỏ, cánh hoa hồng mất màu
-GV: yêu cầu HS viết pt tác dụng với bazo minh họa và lưu ý cho HS H2SO3 là một axit yếu, và là một axit 2 lần axit, không bền.
- GV: sản phẩm khi cho SO2 tác dụng với NaOH phụ thuộc vào những yếu tố nào? Khi nào tạo muối axit, khi nào tạo muối trung hòa?
+HS: trả lời
-GV: hướng dẫn HS biện luận theo tỉ lệ
- GV : em hãy cho biết các số oxh mà S có thể có từ đó dựa vào số oxi hoá của S trong SO2 dự đoán tính chất hoá học của nó.
+HS: Số oxi hoá của S trong SO2 là +4, là số oxi hoá trung gian → SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
- GV: Vậy SO2 thể hiện tính oxi hóa khi nào, thể hiện tính khử khi nào?
- HS: SO2 thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như halogen, kali pemanganat…, SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn như: Mg, H2S…
- GV: Nhận xét và yêu cầu HS viết ptpu minh họa.
- GV lưu ý cho HS cách nhận biết SO2
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút ra những ứng dụng của SO2.
- HS nghiên cứu và trả lời.
GV nói qua về tác hại của mưa axit do SO2 gây ra
- GV hướng dẫn HS viết pt và chú ý cho HS trong PTN thu SO2 vào bình bằng cách đẩy không khí.
- GV: trong công nghiệp SO2 được điều chế từ 2 nguồn nguyên liệu chính là S, FeS2. Yêu cầu HS viết ptpư
+HS viết pt
GV: yêu cầu HS đọc SGK tính chất vật lí của SO3
GV: Có nhận xét gì về tính chất của SO3 ?
HS: SO3 là oxit axit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit giống như SO2
GV: Viết các phương trình chứng minh tính oxit axit của SO3
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng và cách điều chế SO3
B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. Tính chất vật lí
- Khí không màu, mùi hắc, rất độc.
- Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước ( ).
II. Tính chất hóa học
1. Lưu huỳnh đioxít là oxít axít
- tác dụng với H2O: SO3 Tan trong nước tạo axít tương ứng
SO2 + H2O H2SO3
(axít sunfurơ)
( axít sunfurơ là axít yếu, tính axít : H2S <H2SO3 <H2CO3. Không bền, dễ phân huỷ tạo SO2)
- Tác dụng với oxit bazơ→ muối sunfit
SO2 + CaO → CaSO3
Tác dụng với bazo mạnh: tạo 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: Na2SO3, CaSO3…
+ Muối axít: NaHSO3, Ba(HSO3) …
VD: PTPƯ
SO2 + NaOH " NaHSO3
( Natri hiđro sunfit )
SO2 + 2NaOH " Na2SO3 + H2O
( Natri sunfit )
T = nNaOH / nSO2
T ≤ 1 → NaHSO3 (natri hiđrosunfit)
T ≥ 2 → Na2SO3 (natri sunfit)
1< T <2 → NaHSO3 và Na2SO3
2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hoá
- Số oxi hoá của S trong SO2 là +4, là số oxi hoá trung gian → SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
a) SO2 là chất khử
+4
+6
-1
0
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4
(tác dụng với brom màu nâu đỏ, sau pư brom mất màu→phản ứng nhận ra SO2)
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O
+6
+6
+6
+2
→ K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
(KMnO4 có màu tím, sản phẩm tạo ra không có màu→phản ứng nhận biết SO2)
-2
t°, xt
+6
0
+4
SO2 + O2 Û 2SO3
b) SO2 là chất oxi hóa
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
+2
0
0
+4
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
Lưu ý: SO2 có thể oxi hóa một số hợp chất có màu→không màu
→SO2 có tính tẩy trắng (VD làm mất màu cánh hoa)
III. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit
1) Ứng dụng
- Sản xuất axit sunfuric.
- Tẩy trắng giấy, bột giấy.
- Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
2) Điều chế:
t0
- Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
t0
- Trong công nghiệp:
t0
S + O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
(quặng pirit)
C. Lưu huỳnh trioxit SO3
I. Tính chất
1. Tính chất vật lí
- Chất lỏng, không màu.
- Tan vô hạn trong nước và trong axít sunfuric
nSO3 + H2SO4 " H2SO4.nSO3 (ôleum)
2. Tính chất hoá học
SO3 là oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4 (axit mạnh)
SO3 + Na2O → Na2SO4
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
NaOH + SO3 → NaHSO4
II. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT
- Là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric.
Sản xuất trong CN:
2SO2 + O2 Û 2SO3 xt: V2O5, 400-5000C
Củng cố bài
GV nhắc lại những nội dung chính của bài:
- Tính chất của SO2, SO3
- SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
- Phản ứng giữa SO2 với dd bazơ
- SO3 là oxít axít mạnh
Làm bài 1,2,3 trang 138/SGK
Nhắc nhở và giao BTVN
Làm từ bài 4 – 10 SGK
GVHDGD GSTT
Hà Thị Phương Anh Nguyễn Thị Thắm
File đính kèm:
- SO2.docx