Giáo án giảng dạy Địa lý 11 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC).

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.

Diện tích: 9572,8 nghìn km2

Dân số : 1303,7 triệu người( 2005)

Thủ đô : Bắc Kinh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ Trung Quốc.

 Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây- Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc.

2. Kĩ năng:

 Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ , tư liệu trong SGK.

 Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Địa lý 11 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trường THPT Lê Qúi Đôn ¯@&?¯ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC). Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI. Diện tích: 9572,8 nghìn km2 Dân số : 1303,7 triệu người( 2005) Thủ đô : Bắc Kinh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ Trung Quốc. Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây- Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc. 2. Kĩ năng: Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ , tư liệu trong SGK. Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. 3. Thái độ hành vi: Xây dựng thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt-Trung. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. Bản đồ hành chính Châu Á. Bản đồ tự nhiên Trung Quốc Một số tranh, ảnh, cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. Một số tranh, ảnh về con người và đô thị Trung Quốc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Ổn định lớp Vào bài: Ở bài học trước, lớp chúng ta đã tìm hiểu về đất nước Nhật Bản - một đất nước để lại nhiều bài học về những nghị lực phi thường và khối óc không ngừng cải cách, sáng tạo để phát triển. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng đi đến quốc gia vừa mới qua mặt Nhật Bản không lâu để xếp vị trí thứ 2 trong số các cường quốc kinh tế và theo nhiều dự đoán trong tương lai không xa sẽ trở thành “người khổng lồ” trên trường quốc tế. Quốc gia ấy là láng giềng ở phía Bắc nước ta, có dân số đông nhất thế giới cùng với nhiều tiềm năng để phát triển – Vâng, thầy đang nói đến CHND Trung Hoa (Trung Quốc). Trong bài học hôm nay, các em cần nắm được những đặc điểm tự nhiên và dân cư Trung Quốc, từ đó đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia này. XEM CLIP GIỚI THIỆU VỀ VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC (WELLCOME TO CHINA) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt Động 1: Cả lớp. GV hỏi: Quan sát biểu đồ diện tích năm nước rộng nhất thế giới, em có nhận xét gì về diện tích của Trung Quốc? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: à GV giảng thêm : Diện tích TQ lớn hơn diện tích châu Đại Dương (8,5 triệu km2) và gấp 32 lần diện tích Việt Nam Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát bản đồ hành chính Châu Á để trả lời các câu hỏi sau: + Trung Quốc nằm ở khu vực nào của châu Á? + Xác định trên bản đồ tọa độ địa lí của Trung Quốc? Với lãnh thổ kéo dài từ 200B đến 530B như vậy thì Trung Quốc có các đới khí hậu nào? Diện tích và tọa độ địa lí quyết định đến cảnh quan thiên nhiên đất nước này ra sao? à + Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. + Trải dài theo chiều Bắc – Nam. Đông – Tây và có diện tích rộng lớn đã làm cho cảnh quan thiên nhiên TQ rất phong phú và đa dạng. - GV yêu cầu HS xác định vị trí địa lí, qui mô lãnh thổ Trung Quốc. - Liên hệ: Hành chính của Trung Quốc như thế nào, có đơn giản như Việt Nam không? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. - Đánh giá vị trí địa lí và qui mô lãnh thổ có tác động (thuận lợi – khó khăn) như thế nào đến tự nhiên và phát triển kinh tế của Trung Quốc? Chuyển ý: như vậy, Với vị trí và quy mô lãnh thổ như trên đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện tự nhiên của Trung Quốc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần II. Điều kiện tự nhiên. Hoạt Động 2: Hoạt động nhóm Bước 1: Hướng dẫn HS cách xác định kinh tuyến 1050Đ. Yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK. Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc theo phiếu học tập : Hãy làm rõ sự khác biệt về: địa hình, khí hậu, sông ngòi và khoáng sản giữa 2 miền Đông – Tây của Trung Quốc? Phiếu học tập Các yếu tố tự nhiên Miền Tây Miền Đông Địa hình Khí hậu Sông ngòi Khoáng sản & tài nguyên khác + Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình 2 miền Đông - Tây + Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu 2 miền Đông - Tây + Nhóm 3: Tìm hiểu về sông ngòi 2 miền Đông - Tây + Nhóm 4: Tìm hiểu về khoáng sản 2 miền Đông - Tây Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn hoá kiến thức. è Liên hệ dãy HYMALAYAS: Đỉnh Everest (Chomolungma) cao 8848,13m là “nóc nhà” của thế giới. GV hỏi thêm một số câu hỏi: - Khí hậu mùa đông của Trung Quốc có gì khác so với Việt Nam? So với VN thì mùa đông TQ lạnh hơn, nhiều vùng lãnh thổ bị băng tuyết bao phủ, không thể trồng trọt được. Việt Nam có thể xuất khẩu rau vụ đông sang TQ vì rau vụ đông ở VN rất đa dạng và phong phú. - Nêu và giải thích chế độ nước của các dòng sông miền Đông Trung Quốc? Tại sao hệ thống sông của Trung Quốc lại có giá trị lớn về thuỷ điện? - Miền đông TQ có khí hậu gió mùa nên chế độ nước sông có sự phân hóa theo mùa sâu sắc. Mùa hạ mưa nhiều nên sông thường có lũ lớn, mùa đông mực nước sông hạ xuống do ít mưa. - Đi từ Đông sang Tây, địa hình TQ là những bậc thang khổng lồ, làm thay đổi độ dốc lòng sông, nước sông chảy xiết có giá trị lớn về thủy điện. Chuyển ý: Thiên nhiên giàu có và đa dạng đó là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên những khó khăn như: địa hình núi cao, nhiều hoang mạc, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra rất cần bàn tay khối óc của con người. Hoạt động 4: Cả lớp/Cặp đôi. HS nghiên cứu SGK hình 10.3 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm dân số Trung Quốc? Với đặc điểm đó thì có những thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội? HS trả lời, Các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Biện pháp khắc phục? GV giảng: TQ đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để giảm mức sinh như thực hiện KHHGĐ; tuyên truyền, vận động nhân dân sinh đẻ có kế hoạch. Và đặc biệt là thi hành chính sách dân số triệt để (mỗi gia đình 1 con) TQ cũng đã thành công trong việc thực hiện KHHGĐ làm cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, song từ đó cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp như: Tình trạng mất cân bằng giới tính; nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác theo đó kết cấu giới tính nam nhiều hơn nữ (tỉ lệ 52/48). Tính đến năm 2002 TQ thừa ra khoảng 40 triệu đàn ông => sang Việt Nam kiếm vợ. Liên hệ: trong tương lai thì Việt Nam cũng dễ mắc phải tình trạng trên. Hoạt động 5: Cả lớp + Quan sát hình 10.4 và kiến thức SGK, nhận xét sự phân bố dân cư TQ giữa thành thị - nông thôn, miền Đông - miền Tây? - Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông đặc biệt ở các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên TânThưa thớt ở miền Tây PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ Dân số TQ giai đoạn 1949 -2005: - Giai đoạn 1949 – 1975: tổng số dân tăng nhanh, gia tăng dân số cao. - Giai đoạn 1975 – 2005: tổng số dân tăng chậm, gia tăng dân số giảm. (Năm 2005 gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn 0,6%, tổng số dân đạt trên 1,3 tỉ người). Dân số thành thị tăng nhanh, dân số nông thôn tăng chậm và có xu hướng giảm. + Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội? => Miền Đông: Thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. => Miền Tây thiếu hụt lao động trầm trọng. Biện pháp khắc phục? + Đô thị hoá tăng nhanh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc? *Tích cực: - Kinh tế phát triển mạnh - Cơ sở hạ tầng phát triển - Đời sống nhân dân được nâng cao - Thu hút đầu tư *Tiêu cực: - Môi trường ô nhiễm - Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội - Chênh lệch giàu nghèo lớn - Cạn kiệt tài nguyên + Quan sát hình 10.4 hãy giải thích vì sao khu vực ven hoang mạc Taclamacan ở miền Tây Trung Quốc vẫn có mật độ dân số cao? Vì đây là con đường tơ lụa xưa kia (từ thế kỉ II trước CN) và hiện nay đã có tuyến đường sắt quan trọng nối hai miền Tây Đông, vì vậy mật độ dân cư ở đây khá cao. Như vậy nhân tố quyết định sự phân bố dân cư của một khu vực chính là điều kiện về kinh tế - xã hội. Hoạt động 6: Cả lớp. GV: HS đọc SGK mục III.2 Kết hợp với những hiểu biết của mình hãy chứng minh Trung Quốc có nền giáo dục phát triển? Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005) GV cho HS biết thêm thông tin Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh lâu đời: I. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Có diện tích 9,57 triệu km2 lớn thứ 4 trên thế giới. - Tọa độ địa lí + Vĩ độ: khoảng 200B – 530B + Kinh độ: khoảng 730Đ – 1350Đ - Nằm ở Đông Bắc Á, tiếp giáp 14 quốc gia, phía đông giáp Thái Bình Dương. - Hành chính: 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính, đảo Đài Loan. * Đánh giá: à Với VTĐL như vậy thì tạo ĐKTL cho TQ giao lưu kinh tế văn hóa với các nước láng giềng. Phát triển kinh tế biển, thông thương với các nước bằng đường bộ, đường thủy, xây dựng các cảng biển lớn Nhưng lại gây khó khăn trong việc Đảm bảo an ninh vùng biên giới của quốc gia quản lí đất đai, bão, lụt, hạn hán... GV giảng thêm: Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc II. Điều kiện tự nhiên: * Thiên nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc. a. Địa hình: - Miền Tây: Gồm nhiều dãy núi cao (Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân), các sơn nguyên đồ sộ (Tây Tạng) xen lẫn các bồn địa (Tarim, Duy Ngô Nhĩ) - Miền Đông: Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. * Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. * Khó khăn: Giao thông Tây - Đông. Cao trung bình 6000m. b. Khí hậu: Miền Tây: - Khí hậu ôn đới lục địa . - Khí hậu cận nhiệt núi cao (chủ yếu là ở Pamia và Tây Tạng). - Lượng mưa ít. Khô và lạnh Miền Đông: - Phía Bắc khí hậu ôn đới gió mùa. - Phía Nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. - Lượng mưa tương đối lớn. Nóng và ẩm * Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp,cơ cấu cây trồng đa dạng. * Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, bão tố. Miền Tây hình thành các hoang mạc lớn. c. Sông ngòi: Miền Tây: - Ít sông, sông ngắn, lưu lượng nước không đáng kể - Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn chảy về phía Đông. Miền Đông: - Nhiều sông, lượng nước dồi dào - Là trung và hạ lưu của nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang * Thuận lợi: Sông của miền Đông có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản. * Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán. d. Khoáng sản: Miền Tây: - Phong phú như: Dầu mỏ, khí đốt, than, Bôxit, sắt. - Nổi tiếng về kim loại màu. đốt, than, Bôxit, sắt. - Nổi tiếng về kim loại màu. Miền Đông: Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt. * Thuận lợi: phát triển công nghiệp. III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư a. Dân số - Dân số đông nhất thế giới trên 1,3 tỉ người (2005) - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm (2005: 0,6%) do áp dụng chính sách dân số triệt để, song số người tăng mỗi năm vẫn cao. - Tư tưởng trọng nam khinh nữ đang dẫn đến nhiều tiêu cực trong xã hội. à Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. à Khó khăn: Gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường. * Giải pháp: Vận động nhân dân thực hiện chính sách KHHGĐ, xuất khẩu lao động. b. Dân tộc Có trên 50 dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc (người Hán chiếm > 90%) ngoài ra còn có người Choang, Igua, Tạng, Hồi, Mông Cổ.. các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị. c. Phân bố dân cư - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, chiếm 37% số dân cả nước. - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở Miền đông. 2/ Xã hội - Là nước có lịch sử lâu đời, văn hoá đặc sắc. - Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, 90% dân số biết chữ à đội ngũ lao động có chất lượng cao. - Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc. + Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa + Nhiều phát minh vĩ đại: la bàn, giấy, lụa tơ tằm, thuốc súng, máy hơi nước à Thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội( đặc biệt là du lịch) GV phân tích Trung Quốc rất chú ý đào tạo cán bộ quản lý và kĩ thuật. Nhà nước đề ra nhiều biện pháp nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám và khuyến khích Hoa kiều về xây dựng đất nước. Kết luận: Như vậy Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi về cả vị trí và các điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội. Song bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn do các đặc điểm tự nhiên và dân cư mang lại đối với sự phát triển đất nước, đặc biệt là sự khác biệt giữa hai miền Tây- Đông. Các em về học kĩ bài. IV.ĐÁNH GIÁ Câu 1: Trung Quốc có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới? Thứ nhất Thứ hai. Thứ ba Thứ tư. Câu 2: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng: A B A.Có nhiều dãy núi cao hùng vĩ, các cao nguyên đồ sộ, gây khó khăn cho giao thông. Miền Đông B. Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa. C. có nhiều hệ thống sông lớn, hay xảy ra lũ lụt. Miền Tây D. Khí hậu lục địa khắc nghiệt. E. Có các đồng bằng rộng lón, đất đai màu mỡ. F.Ít sông, sông ít nước. Câu 3: Trung Quốc là nước có dân số: Đông nhất thế giới. Đứng thứ hai thế giới. Đứng thứ ba thế giới. Đứng thứ tư thế giới. Câu 4: Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số: Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Mỗi gia đình chỉ có một con. Mỗi gia đình chỉ được sinh hai con. Mỗi gia đình có quyền sinh con theo ý muốn của mình. Câu 5: Dân số nông thôn Trung Quốc ( 2005) chiếm: 37% 63% 62% 38% V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Trả lời các câu hỏi SGK trang 90. Đọc bài 10: Trung Quốc. Tiết 2: Kinh tế PHÊ DUYỆT CỦA GVHD Trần Phương Hoa TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 2 năm 2011 GIÁO SINH THỰC TẬP Dương Quang Phú Thông tin phản hồi phiếu học tập

File đính kèm:

  • docBAI 10 TRUNG QUOC(1).doc