I. Mục tiêu:
+ Hiểu được các khái niệm 1 mol, lượng chất, số Avôgarô
+ Nắm thuyết động học phân tử về chất khí và biết cấu tạo của chất lỏng, rắn.
II. Yêu cầu học sinh:
1) Chuẩn bị trước bài này: xem lại phần cấu tạo các chất ở chương trình lớp 8.
2) Chuẩn bị sau bài này: Làm bài tập vận dụng
III. Các hoạt động có thể chỉ đạo cho học sinh làm việc trong bài:
+ Đọc SGK tìm ý chính
+ Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
+ Nhắc lại kiến thức đã học.
IV. Các phương pháp giảng dạy: đàm thoại, diễn giảng, trao đổi nhóm
V. Phương tiện dạy học: nêu ví dụ thực tế
VI. Nội dung giáo án:
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 - Bài: Thuyết động học phân tử chất khí. cấu tạo chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PTTH Lưu Văn Liệt
GVHD: Nguyễn Thị Kim Linh
Lớp: 10A5
SV: Trần Lâm Ngân
MSSV: 1032228
Lớp: SP Lý tin K29
Trần Lâm Ngân
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI: THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. CẤU TẠO CHẤT
I. Mục tiêu:
+ Hiểu được các khái niệm 1 mol, lượng chất, số Avôgarô
+ Nắm thuyết động học phân tử về chất khí và biết cấu tạo của chất lỏng, rắn.
II. Yêu cầu học sinh:
1) Chuẩn bị trước bài này: xem lại phần cấu tạo các chất ở chương trình lớp 8.
2) Chuẩn bị sau bài này: Làm bài tập vận dụng
III. Các hoạt động có thể chỉ đạo cho học sinh làm việc trong bài:
+ Đọc SGK tìm ý chính
+ Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
+ Nhắc lại kiến thức đã học.
IV. Các phương pháp giảng dạy: đàm thoại, diễn giảng, trao đổi nhóm
V. Phương tiện dạy học: nêu ví dụ thực tế
VI. Nội dung giáo án:
Thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Phút 0
Hoạt động 1: Mở bài (3 phút).
+ Các em hay cho thầy biết là vật chất tồn tại ở mấy dạng (thể) cơ bản kể tên?
+ Chất lỏng và rắn thì chúng ta có thể nhìn thấy cầm nắm dể dàng nhưng còn chất khí thì không, chúng có những đặc điểm gì khác và giống nhau. Để biết được điều đó chúng ta hãy vào tìm hiểu bài: “ Thuyết động học phân tử chất khí và cấu tạo chất”
Có 3 thể: rắn, lỏng và khí
Phút 3
1. Tính chất của chất khí.
+ Ví dụ:
Clo
Clo
Clo
Chân không
- Bành trướng: Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.
- Dễ nén: Khi P tăng thì V giảm đáng kể.
- Có khối lượng riêng nhỏ hơn so với chất lỏng và chất rắn.
2. Cấu trúc của chất khí.
- Mỗi chất khí được cấu tạo từ những phân tử giống hệt nhau. Mỗi phân tử có thể có một hoặc nhiều phân tử.
Hoạt động 2: Tính chất và cấu trúc của chất khí (10 phút).
Để xét xem chất khí có tính chất nào ta vào phần 1
Ta hãy xét ví dụ qua hình vẽ.
Hiện tượng gì xảy ra nếu ta mở van trên ống thông giữa hai bình?
Hiện tượng này có xảy ra không nếu ta thay bình chứa khí clo là chất rắn hoặc chất lỏng?
Vậy, qua ví dụ trên thì chúng ta rút ra được kết luận gì về hình dáng và thể tích của chất khí?
Điều đó có nghĩa là chất khí chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.
Tính chất này gọi là tính bành trướng của chất khí
Làm thí nghiệm với ống bơm kim tiêm
Thực hiện nén khí và hỏi HS: thể tích của lượng chất khí chứa trong xilanh thay đổi như thế nào khi dùng tay ấn pittông xuống?
Làm tương tự với chất lỏng.
Thể tích của chất lỏng có thay đổi không khi ta thực hiện ấn mạnh pittông?
Vậy, khi so sánh chất khí và chất lỏng thì ta thấy có gì khác nhau cơ bản?
Dễ nén có nghĩa là sao?
Ngoài ra khối lượng riêng của chất khí như thế nào so với chất lỏng và chất rắn?
Với những tính chất như thế thì chất khí có cấu tạo như thế nào, chúng ta sang phần 2.
Chúng ta đã được học ở lớp 8 về cấu tạo các chất. Hãy cho biết các chất được cấu tạo như thế nào?
Chất lỏng thì được cấu tạo từ những phân tử chất lỏng, chất rắn thì được cấu tạo từ những phân tử chất rắn, chất khí thì được cấu tạo từ những phân tử chất khí.
Khí clo sẽ bay sang bình chân không.
Hiện tượng không xảy ra.
Hình dáng và thể tích của chất khí là hình dáng và thể tích của bình chứa nó.
Thể tích giảm
Thể tích không đổi khi ấn pittông.
Chất khí có tính dễ nén.
Khi P tăng thì V giảm đáng kể.
Khối lượng riêng nhỏ hơn chất lỏng và chất rắn.
Các chất được cấu tạo từ những phân tử
Phút 13
3. Lượng chất, mol.
+ Lượng chất: là số phân tử (nguyên tử) có trong một vật
+ Định nghĩa 1 mol: một mol là lượng chất trong đó có chứa 1 số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon 12.
+ Số Avôgarô:
+ KL mol
+ TT mol
* Đối với chất khí: Ở đkc (0oC, 1atm) TT mol của mọi chất khí đều bằng 22,4l/mol hay 0,0224m3/mol.
+ Gọi N là số ptử trong m g chất ta có:
v: số mol
: Khối lượng mol
Hoạt động 3: Giới thiệu khái niệm lượng chất và mol ( 10 phút).
Giả sử đếm được số lượng phân tử nhất định của viên phấn. Số phân tử đó gọi là lượng chất của không khí.
Vậy lượng chất là gì?
Khi đó người ta định nghĩa một mol như sau:
Tại sao là cacbon 12
Từ định nghĩa 1 mol ta thấy trong một mol chất điều có số phân tử (nguyên tử) bằng số ngtử của cacbon 12. Ta gọi số này là số Avôgarô.
N = gì?
Lượng chất là số phân tử (nguyên tử) có trong một vật
Cacbon có nhiều đồng vị.
Phút 23
4. Một vài lập luận để hiểu cấu trúc phân tử của chất khí.
+ Trong chất khí có nhiều khoảng trống. Khoảng trống rất lớn so với kích thước của các phân tử.
+ Các phân tử chuyển động về mọi phía
+ Các phân tử (ngtử) chuyển động hỗn loạn gọi là chuyển động nhiệt.
Hoạt động 4: Cấu trúc phân tử ( 7 phút).
Nhắc lại, chất khí có những tính chất nào?
Cũng như các chất khác thì chất khía cũng được cấu tạo từ những phân tử (nguyên tử) chúng có những tính chất đó là nhờ đâu. Chúng ta hãy đi vào phần 4.
Cho hs đọc sách giáo khoa.
Gọi học sinh đọc đoạn 1.
Trong cấu tạo chất khí ngoài các phân tử (nguyên tử) còn có thêm gì?
Gọi hs đọc đoạn 2.
Các phân tử (nguyên tử) khí chuyển động như thế nào?
Gọi hs đọc đoạn 3.
Cho biết chuyển động Brao là cđ như thế nào?
Dựa vào chuyển động Brao ta biết được gì về chuyển động của các phân tử khí?
Bành trướng, dễ nén
Đọc đoạn 1
Có nhiều khoảng trống.
Phân tử là chất điểm
Đọc đoạn 2
Chuyển động về mọi phía
Đọc đoạn 3
Chuyển động Brao là chuyển động của nhưng hạt nhỏ lơ lửng trong không khí một cách hỗn loạn.
Dựa vào chuyển động Brao ta suy ra chuyển động của các phân tử chất khí cũng hỗn loạn.
Phút 30
5. Thuyết động học phân tử chất khí.
+ Chất khí được cấu tạo từ những phân tử, chúng được xem như là các chất điểm.
+ Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, gọi là chuyển động nhiệt.
+ Các phân tử tương tác khi va chạm.
Là khí lý tưởng
Hoạt động 5: Thuyết động học phân tử (5 phút)
Bằng nhiều thí nghiệm và phép đo các nhà khoa học đã nêu lên thuyết động học phân tử.
Nhắc lại chất khí được cấu tạo như thế nào?
Kích thước của các phân tử (nguyên tử) như thế nào so với khoảng cách giữa chúng?
Chuyển động của các phân tử thì sao?
Khi nhiệt độ tăng thì vận tốc chuyển động của các phân tử càng lớn gọi là chuyển động nhiệt.
Khi va chạm thì các phân tử khí như thế nào với nhau?
Ngoài va chạm với nhau các phân tử còn va chạm với gì khi chuyển động?
Khi VC với thành bình thì tạo nên áp suất.
Được cấu tạo từ những phân tử
Kích thước của các phân tử rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng
Chuyển động hỗn loạn không ngừng
Các phân tử tương tác nhau.
Va chạm với thành bình chứa.
Phút 35
6. Cấu tạo các chất.
+ Các chất được cấu tạo từ phân tử và ngtử, chúng luôn chuyển động không ngừng.
+ Thể khí: Chất khí không có hình dạng xác định.
+ Ở thể lỏng và rắn: Có thể tích xác định. Thể rắn có hình dạng xác định. Thể lỏng không có hình dạng xác định.
Hoạt động 6: Cấu tạo chất và phân biệt các thể khí, lỏng, rắn ( 7 phút).
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Tại sao chất khí không có thể tích xác định những chất lỏng và rắn lại có thể tích xác định?
Tại sao chất rắn lại có hình dạng xác định còn chất lỏng thì không?
Các chất được cấu tạo từ phân tử và ngtử, chúng luôn chuyển động không ngừng.
Ở thể khí: các phân tử xa nhau nên lực tương tác giữa các phân tử yếu do đó chúng chuyển động về mọi phía và chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. Chất khí không có hình dạng xác định.
Ở thể rắn và thể khí các phân tử ở gần nhau và được sắp xếp với một trật tự nhất định có thêm liên kết giữa các phân tử lân cận giữ cho các phân tử ấy không đi xa mà chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng. Kết quả là chúng có thể tích xác định.
Ở thể rắn thì vị trí cân bằng của các phân tử là cố định cho nên vật rắn có hình dạng xác định. Còn thể lỏng thì ngược lại.
Phút 42
Phút 45
Hoạt động 7: Củng cố (3 phút).
+ Chất khí có những tính chất nào và giải thích được vì sao lại có những tính chất đó.
+ Nắm vững thuyết động học phân tử chất khí để giải thích các tính chất của nó.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa cấu tạo các chất rắn, lỏng và khí.
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 1 SGK.
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 03 năm 2007
Nhận xét giáo viên hướng dẫn Người soạn
Nguyễn Thị Kim Linh Trần Lâm Ngân
File đính kèm:
- thuyet dong hoc phan tu.doc