Sáng kiên kinh nghiêm năm học 2007 - 2008

Có thể nói bài toán và thuật toán với học sinh lớp 10 là bài khó nhất trong chương trình tin học lớp 10. Cũng là nội dung cơ bản, quyết định tới kết quả học lập trình của học sinh ở lớp 11.

Qua nhiều năm dạy lập trình, tôi thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc xác định và mô tả thuật toán trong lập trình, một khi học sinh nắm vững phần này thì đã yên tâm được 50% kiến thức cơ bản trong lập trình. Chính vì vậy tôi đã tìm nhiều phương pháp để dạy bài bài toán và thuật toán với mong muốn học sinh hiểu bài và có khả năng xác định và mô tả thuật toán bằng cả hai phương pháp liệt kê các bước và vẽ ra sơ đồ khối với mọi bài toán chứ không chỉ vài dạng được học trong bài.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiên kinh nghiêm năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất Mở đầu I – Lí do chọ đề tài: Có thể nói bài toán và thuật toán với học sinh lớp 10 là bài khó nhất trong chương trình tin học lớp 10. Cũng là nội dung cơ bản, quyết định tới kết quả học lập trình của học sinh ở lớp 11. Qua nhiều năm dạy lập trình, tôi thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc xác định và mô tả thuật toán trong lập trình, một khi học sinh nắm vững phần này thì đã yên tâm được 50% kiến thức cơ bản trong lập trình. Chính vì vậy tôi đã tìm nhiều phương pháp để dạy bài bài toán và thuật toán với mong muốn học sinh hiểu bài và có khả năng xác định và mô tả thuật toán bằng cả hai phương pháp liệt kê các bước và vẽ ra sơ đồ khối với mọi bài toán chứ không chỉ vài dạng được học trong bài. Qua thử nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau cùng với nhiều đối tượng học khác nhau, tôi thấy phương pháp sử dụng các phần mềm tin học và bằng các dữ liệu thực, học sinh có thể tự nhập vào máy khi thực hiện chương trình ứng với mỗi thuật toán. Học sinh quan sát các bước thực hiện các phép tính cùng kết quả thu được cách khách quan (Có thể thực hiện nhiều lần với nhiều dữ liệu khác nhau để học sinh quan sát). Cho học sinh nhận xét và tự rút ra các bước mô tả thuật toán dạng tổng quát. Có thể nói ở hầu hết các tiết dạy ở tất cả các phần, học sinh đều chủ động nắm kiến thức và tự xây dựng được thuật toán, không cần sự hỗ trợ của giáo viên. Không những vậy Với phương pháp náy đã đem lại ra hương phấn học tập cho học sinh, và thời gian để giảng giải cho học sinh hiểu cũng giảm đáng kể, tăng được thời gian luyện tập củng cố. Vì phần mềm dễ sử dụng và cũng dề hiểu, vì vậy mà rất nhiều học sinh đã copy về máy gia đình để tự học, cũng như để ôn bài trong thời gian học tại nhà. Nhờ vậy mà số lượng học sinh nắm được bài ngay tại lớp cũng như vận dụng xây dựng nhiều bài toán cụ thể là rất cao. Đặc biệt khi dạy ở lớp 11, tôi thấy các em học lập trình nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chính vì những ưu điểm trên, tôi chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2007-2008. II. Mục đích nghiên cứu + Chọn ra được phương pháp dạy hay nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với đối tượng học, đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới dạy học, đó là giáo viên hướng dẫn, học sinh chủ động nắm kiến thức. + Với phần mềm này học sinh có thể tự học và nghiên cứu trước bài mới ở nhà, cũng như ôn lại bài cũ rất thuận lợi. III- Đối tượng, phạm vi áp dụng - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Bài toán và thuật toán trong chương trình tin học 10. - Khách thể: Học sinh lớp 10 trường PTTH Dương Xá III- Ưu điểm: Kết hợp linh hoạt trong khi giảng bài mới với giáo án điện tử; Dữ liệu do học sinh tự nhập vào máy nên rất khách quan; Các bước thực hiện các phép toán rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với mọi đối tượng nhận thức học sinh. Phần mềm viết trong môi trường Turbo Pascal, là ngôn ngữ lập trình mà nhiều em đã được học hay sẽ học ở lớp 11 do đó có nhiều thuận lợi trong nhận thức của học sinh kể cả hiện tại và tương lai. Phần thứ hai Sử dụng phần mềm vào giảng dạy(Với giáo viên) và luyên tập ( Với học sinh) 1- mở tệp thuattoan.ppt Lúc này trên màn hình xuất hiện Tại đây giáo viên (học sinh) có thể chọn những lệnh cần thực hiện tuỳ theo yêu cầu của bài. Giả sử tiết dạy là thuật toán tìm kiếm nhị phân. Giáo viên kích chuột vào tuỳ chọn Ngay lập tức trên màn hình xuất hiện * Lúc này giáo viên cho học sinh nhập giá trị số vào từ bàn phím. Và yêu cầu cả lớp quan sát kết quả, rút ra nhận xét. Giả sử học sinh nhập vào số 6 và bấm enter * Khi đó máy yêu cầu nhập giá trị cần tìm. Giả sử học sinh nhập giá trị cần tìm là 12 và bấm enter Tại đây học sinh tiếp tục nhập từng giá trị vào từ bàn phím (từ giá trị thứ nhất tới giá trị số 6) Sáu đó máy yêu cầu nhập từng số trong dãy từ bàn phím Ngay lập tức xuất hiện c ác bước thực hiện quá trình tìm kiếm Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các bước thực hiện tìm kiếm và rút ra nhận xét. Sau đó cho học sinh thực hiện lần hai. Giả sử học sinh thực hiện lần hai như sau: Nhập số lượng số trong dẫy là 7 Số cần tìm là 23. Và học sinh nhập vào một dẫy số Lúc này trên màn hình suất hiện các bước thực hiện tìm kiếm như sau Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các bước thực hiện tìm kiếm và rút ra nhận xét cách thực hiện tìm kiếm theo kiểu nhị phân. b- giả sử tiết dạy là xây dựng thuật toán sắp xếp dãy số theo chiều giảm dần bằng tráo đổi. Giáo viên kích chuột vào tuỳ chọn Ngay lập tức trên màn hình xuất hiện Tại đây giáo viên cho học sinh nhập số lượng số trong dãy và bấm enter. Lúc này xuất hiện màn hình yêu cầu nhập giá trị từng số trong dãy. Tại đây giáo viên cho học sinh nhập giá trị các số trong dẫy và bấm enter. Ví dụ dãy số mà học sinh nhập như bên. Kết quả trên màn hình xuất hiện lần lượt các bước thực hienẹ quá trình sắp xếp dẫy số như sáu. Hình 1: Lần duyệt đầu tiên của vòng 1 Sau lần duyệt đầu tiên giáo viên cho học sinh nhận xét về vị trí của các số trong dãy, và tiếp tục cho thực hiện tiếp chương trình ở các lần duyệt 2, 3, ... của vòng 1 và thu được kết quả (Hình 2) Hình 2: Dãy số sau vòng thứ 1 Và tiếp tục cho học sinh nhận xét. Nếu học sinh qua vòng 1 vẫn chưa thể xây dựng được thuật toán, giáo viên tiếp tục gợi ý và cho thực hiện tiếp vòng 2 (Hình 3) Hình 3: D ãy số sau khi đã sắp xếp theo thứ tự giảm dần Và tiếp tục cho học sinh nhận xét. Nếu học sinh qua vòng 1 vẫn chưa thể xây dựng được thuật toán, giáo viên tiếp tục gợi ý và cho thực hiện tiếp vòng 3 (Hình 4) Nếu sau lần 1 học sinh vẫn chưa thể xây dựng được thuật toán, giáo viên sẽ chuyển hướng sang một cách gợi ý cụ thể hơn. Ví dụ vẫn là những dãy số trên thì ở vòng 1, lần duyệt thứ nhất các công việc cụ thể là so sánh những số hạng nào và đổi chỗ các số đó ra sao? Lúc náy giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn vào số 3 để thực hiện lại tuật toán theo phương pháp gợi ý rõ và sát hơn. (Hình 5) Hình 5: Cách thực hiện cụ thể ở lần duyệt đầu tiên của vòng 1 Cũng giống như ở lần 1 nếu đến bước này học sinh có thể đưa ra được thuật toán thì thôi, còn nếu như học sinh chưa làm được giáo viên sẽ tiếp tục chạy chương trình để gợi ý tiếp nhưng dừng lại ở vòng 1 (Hình 6) Hình 6: Các bước so sánh và tráo đổi cụ thể ở vòng 1 Nếu dừng lại ở bước gợi ý này học sinh đã đưa ra được thuật toán thì giáo viên cho học sinh xây dựng thuật toán. Nếu không giáo viên tiếp tục gợi ý đến các vòng 2, 3, ... (Hình 7) Hình 7: Dãy số sau các lần so sánh và tráo đổi Nói chung sau lượt hai phần lớn học sinh đã xây được thuật toán. C- Xây dựng thuật toán tìm max Thì kích chuột chọn và thực hiện nhập dẫy số. Tiếp thep là các bước tìm kiếm số lớn nhất d- Thuật toán xác định tính nguyên tố của một số nguyên dương: thì kích chọn và thực hiện nhập số 2 rồi số 3.kết quả. Tiếp theo nhập các số >=4 Các phần ứng dụng khác ta làm tương tự những phần trên. Phần thứ ba Kết luận Khi thực hiện phương pháp trên để dạy phần mô tả thuật toán của và thuật toán lớp 10 tôi đã thu được một số kết quả như sau: Với lớp chọn tự nhiên10A1 và 10A2. - Khi chưa được gợi ý qua thực hiện chương trình thì chỉ có khoảng 1 tới 5 học sinh sung phong phát biểu mô tả thuật toán chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên cũng chưa học sinh nào mô tả đầy đủ và đúng tất cả các bước với mọi bài toán. - Sau khi được xem qua các ví dụ cụ thể bằng cách thực hiện các chương trình. Tuỳ theo mỗi bài toán mà sau từ 1 tới 2 hay 3 lần thực hiện chương trình mà số học sinh sung phong phát biểu mô tả thuật toán đạt từ 50% trở lên số học sinh trong lớp. Tuy nhiên với học sinh lớp đại trà - Khi chưa được gợi ý thì hầu hết học sinh chưa biết cách mô tả thuật toán thế nào, mặc dù các ví dụ thực tế đưa ra các em đều có thể thực hiện được. - Sau khi thực hiện chương trình với một vài lần thì đã có khoảng 20% tới 50% (tuỳ theo từng đối tượng lớp học sinh khác nhau) học sinh sung phong phát biểu mô tả thuật toán. Kết thúc bài giảng bằng phương pháp này thì đa số học sinh trong lớp hiểu được các bước thực hiện thuật toán. Đồng thời có thể áp các bứơc trong thuật toán để mô tả thuật toán nhứng bài toán mang tính áp dung tương tự trong phần cuảng cố bài. Tuy nhiên do trong năm học vừa qua tôi được phân công dạy hầu hết ở các lớp trong ban tự nên nhận xét và đánh giá hiệu quả của phương pháp trên vẫn còn phiến diện chưa mang tính khái hoá cho mọi đối tượng. Ví dụ như học sinh trong ban cơ bản hay học sinh cho ban C là chưa được kiểm nghiệm. Rất có thể những năm tiếp theo tôi sẽ được kiểm nghiệm ở những đối tượng khác, khi đó nhận định của tôi sã sát với thực tế hơn. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp bổ sung và cải tiến để có được những phương pháp hay và toàn diện hơn để chúng ta cùng tham khảo, để giờ dạy của chúng ta ngày càng trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn. Xin chân thành cảm ơn! mục lục Trang Phần thứ nhất mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. ưu điểm 3 Phần thứ hai Sử dụng phần mềm vào giảng dạy (Với giáo viên) và luyên tập ( Với học sinh) 4 thuật toán tìm kiếm nhị phân 4 sắp xếp dãy số theo chiều giảm dần bằng tráo đổi. 7 thuật toán tìm max 10 Thuật toán xác định tính nguyên tố của một số nguyên dương 11 Phần thứ ba Kết luận 12

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc