Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 23 – Động lượng. định luật bảo toàn động lượng

1. Kiến thức

· Định nghĩa được động lượng, nêu được hệ quả: lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian hữu hạn có thể làm cho động lượng của vật biến thiên

· Từ đl II Newton suy ra được định lý biến thiên động lượng

· Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập

· Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng

2. Kỹ năng

· Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài toán về va chạm mền

· Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 23 – Động lượng. định luật bảo toàn động lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23 – ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Ngày soạn: 10/01 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Định nghĩa được động lượng, nêu được hệ quả: lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian hữu hạn có thể làm cho động lượng của vật biến thiên Từ đl II Newton suy ra được định lý biến thiên động lượng Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng 2. Kỹ năng Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài toán về va chạm mền Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học 2. Học sinh Ôn lại bài cu (các định luật Newton), tham khảo trước bài học mới III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Phát biểu và viết công thức của định luật II Newton BÀI MỚI Tiết thứ nhất HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM XUNG CỦA LỰC Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian ấy. Đơn vị xung lượng của lực là N.s HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Nhận xét về lực tác dụng và thời gian tác dụng lực trong các ví dụ mà gv trình bày Nhận xét về tác dụng của các lực đó đối với trạng thái chuyển động củ vật. Nêu các ví dụ trong sgk khoa hoặc các ví dụ khác tương tự Nêu và phân tích khái niệm xung của lực HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM ĐỘNG LƯỢNG Khái niệm động lượng Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng xác định bởi biểu thức: Độ biến thiên động lượng: Ý nghĩa: lực đủ mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra sự biến thiên động lượng của vật đó HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc sgk Dựa vào công thức định nghĩa gia tốc và công thức của định luật II Newton xây dựng phương trình: Nhận xét vế trái và vế phải của pt Ghi nhận khái niệm động lượng Từ đó suy ra pt Cho biết ý nghĩa của biểu thức tìm được ở trên Trả lời C1, C2 Giải bài tập ví dụ (một hs lên bảng giải, các hs khác tự giải ở dưới) Nêu bài toán xác định xung lượng của lực Giới thiệu khái niệm động lượng Hướng dẫn làm C1: dựa vào biểu thức: Hướng dẫn làm C2: sử dụng công thức: và công thức p = mv HOẠT ĐỘNG III: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ Trả lời tất cả các câu hỏi và bài tập trang 126 và 127 sgk Tiết thứ hai: HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Tiếp thu khái niệm hệ cô lập, tìm thêm một số ví dụ khác Đọc phần II.2/124 sgk, Chứng minh sự bảo toàn động lượng của hệ hai vật cô lập giới thiệu tại phần II.2/124 Ghi nhận những lưu ý của gv Giới thiệu khái niệm hệ cô lập, lấy một số ví dụ minh hoạ Một ví dụ chưa thể kết luận một nội dung kiến thức mới, định luật đã được các nhà khoa học kiểm chứng Nêu định luật và lưu ý rằng nó chỉ được áp dụng cho hệ vật cô lập Lưu ý thêm cho hs rằng định luật có nhiều ứng dụng trọng thực tê như: giải toán (có những bài nếu chỉ dùng c ác định luật Newton thì không thể giải được), làm cơ sở cho nguyên tác chuyển động phản lực HOẠT ĐỘNG II: XÉT BÀI TOÁN VA CHẠM MỀN HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần II.3/125 sgk Trình bày nội dung phần II.3/125 sgk HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Aùp dụng định luật bảo toàn động lượng để tính vận tốc của tê lửa Giải thích hiện tượng súng giật khi bắn Cho biết sự giống nhau trong các chuyển động: tên lửa, súng giật khi bắn, quả bóng bay được thổi căng và giữ bằng tay sau đó thả tay Cho biết chuyển động như thế nào gọi là chuyển động bằng phản lực Chuyển động của các loại máy bay có phải là chuyển động bằng phản lực không? Vì sao? Lưu ý rằng trường hợp súng đạn chỉ được coi là hệ kín ngay trước và sau khi súng bắn Chỉ có động cơ tên lửa mới có thể hoạt động ngoài vũ trụ vù ô xi dùng để đốt nhiên liệu được hoá lỏng và đem theo động cơ, những loại động cơ khác sử dụng ô xi trong không khí HOẠT ĐỘNG IV: CỦNG CỐ BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Trả lời các câu hỏi và bài tập trang 126 và 127 sgk 3. DẶN DÒ Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới

File đính kèm:

  • docbai 23-dong luong, dl bao toan dong luong (hoc ky 2).doc