1. Kiến thức
· Nhận biết được trạng thái và quá trình
· Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt
· Phát biểu và viết được biểu thức cảu định luật Bôilơ – Mariot
· Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V)
2. Kỹ năng
· Vận dụng được phương pháp sử lý các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định được mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt
· Vận dụng được định luật Bôilơ – Mariot để giải được các bài tập đơn giản
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 29 - Quá trình nhiệt. định luật bôi - lơ - ma - ri - ốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 29 - QUÁ TRÌNH NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
Ngày soạn: 09/02
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được trạng thái và quá trình
Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt
Phát biểu và viết được biểu thức cảu định luật Bôilơ – Mariot
Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V)
2. Kỹ năng
Vận dụng được phương pháp sử lý các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định được mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt
Vận dụng được định luật Bôilơ – Mariot để giải được các bài tập đơn giản
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 sgk
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TRẠNG THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI.
Trạng thái của một khối khí được xác định bằng các thông số trạng thái: thể tích V, áp suất p, nhiệt độ tuyệt đối T
Các thông số trạng thái cảu một khối khí có thể thay đổi làm cho trạng thái của một khối khí thay đổi, ta gọi đó là quá trình biến đổi trạng thái
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại về kí hiệu, đơn vị của các thông số trạng thái: áp suất, thể tích; quan hệ giữa nhiệt độ tuyệt đối và nhiệt độ theo nhiệt giai Celsicus ( 0C ).
- Đọc SGK, tìm hiểu các khái niệm: quá trình biến đổi trạng thái và đẳng quá trình.
- Giới thiệu về các thông số trạng thái của chất khí.
- Cho HS đọc SGK, tìm hiểu các khái niệm.
- Nhận xét kết quả.
HOẠT ĐỘNG 2 : THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT.
Quá trình đẳng nhiệt: quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trính đẳng nhiệt
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Phát biểu khái niệm quá trình đẳng nhiệt.
- Dự đoán quan hệ áp suất và thể tích của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi.
- Thảo luận để xây dựng phương án thí nghiệm khảo sát quan hệ p -V khi nhiệt động không đổi.
- Từ kết quả thí nghiệm rút ra quan hệ p -V.
- Trình bày một vài thí nghiệm sơ bộ để nhận biết.
- Gợi ý: Cần giữ lượng khí không đổi cần thiết bị đo áp suất và thể tích khí.
- Tiến hành thí nghiệm khảo sát.
- Gợi ý: Nếu tỉ số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỉ lệ thuận. Nếu tích số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỉ lệ nghịch.
HOẠT ĐỘNG 3: PHÁT BIỂU VÀ VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT BÔILƠ – MARIỐT.
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích
(Nếu T = const thì p1.V1 = p2.V2 = = const)
* Robert Boyle (1627 – 1691) nhà Vật Lý người Anh, tìm ra định luật năm 1662
Edme Mariotte (1620 – 1684) nhà vật Lý người Pháp, tìm ra định luật năm 1676
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Phát biểu về quá trình p -V trong quá trình đẳng nhiệt.
- Làm bài tập ví dụ.
- Giới thiệu định luật Bôilơ – Mariốt.
- Hướng dẫn: Xác định áp suất và thể tích của khí ở mỗi trạng thái và áp dụng định luật Bôilơ – Mariốt.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT.
Đường mô tả sự biến thiên của áp suất theo thể tich khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt
Trong cùng một hình vẽ, đường đẳng nhiệt phía trên ứng với nhiệt độ cao hơn
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích trong quá trình đẳng nhiệt.
- Nhận xét về dạng đường đồ thị thu được.
- So sánh nhiệt độ ứng với hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí vẽ trong cùng một hệ toạ độ (p, V ).
- Hướng dẫn dùng số liệu thí nghiệm vẽ trong hệ toạ độ (p, V ).
- Nêu và phân tích khái niệm và dạng đường đẳng nhiệt.
- Gợi ý: Xét hai điểm thuộc hai đường đẳng nhiệt, biểu diễn các trạng thái có cùng áp suất
hay cùng thể tích.
HOẠT ĐỘNG 5 : GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- bai 29-qua trinh dang nhiet-dinh luat boilo-mariot.doc