A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
+ Trả lời được các câu hỏi : Chuyển động là gì? Quỹ đạo của chuyển động là gì?
+ Nêu được những ví dụ cụ thể: Chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
+ Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
+ Phân biệt được thời điểm và thời gian ( khoảng thời gian).
2/ Kỹ năng:
+ Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng.
+ Giải được bài toán đổi mốc thời gian.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Chuẩn bị câu hỏi cho HS thảo luận: Tìm cách hướng dẫn một bạn mới về vị trí nhà em ở.
2/ Học sinh: ôn lại : thế nào là chuyển động? Vật mốc là gì?
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Nguyễn Thị Huệ - Tiết 1: Chuyển động cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5/9/2006
Tuần 1
Người soạn: Nguyễn Thị Huệ
Phần 1: cơ học
Chương I : động học chất điểm
Tiết 1: chuyển động cơ
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
+ Trả lời được các câu hỏi : Chuyển động là gì? Quỹ đạo của chuyển động là gì?
+ Nêu được những ví dụ cụ thể: Chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
+ Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
+ Phân biệt được thời điểm và thời gian ( khoảng thời gian).
2/ Kỹ năng:
+ Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng.
+ Giải được bài toán đổi mốc thời gian.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Chuẩn bị câu hỏi cho HS thảo luận: Tìm cách hướng dẫn một bạn mới về vị trí nhà em ở.
2/ Học sinh: ôn lại : thế nào là chuyển động? Vật mốc là gì?
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ngày dạy: 10B1:
10B2:
Hoạt động 1: ( 5 phút) ôn tập kiến thức về chuyển động cơ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Nhắc lại những kiến thức về chuyển động cơ học, vật làm mốc.
+ Đặt câu hỏi giúp HS ôn lại kiến thức cũ.
+ Gợi ý cách nhận biết một vật chuyển động.
Hoạt động 2: ( 20phút) : Ghi nhận các khái niệm chất điểm, quỹ đạo, chuyển động cơ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
I/ Chuyển động cơ. Chất điểm.
1/ Chuyển động cơ là gì?
+ Đọc SGK, xem tranh và trả lời câu hỏi:
* Chuyển động cơ là gì? Vật mốc là gì? Cho ví dụ? (SGK)
2/ Chất điểm.
+ Đọc phần 2: Trả lời :
- Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm? (SGK)
- Trả lời câu hỏi C1(a/ Hình vẽ TĐ phải là đường tròn có đường kính 0,0006cm; mặt trời phải là đường tròn có đường kính 0,07cm)
b/ Có
3/ Quỹ đạo của chất điểm.
* Quỹ đạo là gì? Cho ví dụ về các dạng quỹ đạo trong thực tế.
+ Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Gợi ý: xét một số chuyển động cơ học điển hình.
+ Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C1.
Đổi 1400000km = 14.1010cm
12000km = 12.106cm
150000000km = 15.1012cm
+ Tính tỉ lệ:2.15.1012:15 = 2.1012lần.
+ các đường kính trên hình vẽ sẽ giảm 2.1012lần
+ Nêu và phân tích khái niệm chuyển động cơ, quỹ đạo.
Hoạt động 3: (15’) : Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
II/ Cách xác định vị trí của vật trong không gian
1/ Vật làm mốc và thước đo:
+ Trả lời câu hỏi C2:
( vật làm mốc có thể là bất kì vật nào đứng yên trên bờ hoặc dưới sông)
+ Đọc SGK : Ghi nhận cách xác định vị trí của vật (SGKtr.9)
2/ Hệ toạ độ:
+ Đọc SGK: chỉ ra hệ toạ độ vuông góc là gì?
(hệ hai trục Ox và Oy đã được chia độ vuông góc với nhau tại O, điểm O là gốc toạ độ)
+ Cách xác định vị trí của điểm M trong không gian bằng hệ toạ độ vuông góc.
+ Trả lời câu hỏi C3:
(Toạ độ điểm M: x = 2,5m và y = 2m.)
III/ Cách xác định thời gian trong chuyển động.
1/ Mốc thời gian và đồng hồ:
+ Đọc SGK tr. 10.
2/ Thời điểm và thời gian
+ Đọc SGK tr. 10.
+ Trả lời câu hỏi C4: ( đoàn tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài gòn trong 33 giờ)
IV/ Hệ quy chiếu
+ Đọc SGK tr.10
+ Chỉ ra vật làm mốc trong hình 1.1
+ Nêu và phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo và trong không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ.
+ Lấy ví dụ phân biệt : thời điểm và khoảng thời gian.
+ Yêu cầu HS xem bảng giờ tàu và trả lời C4
+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ 1 – 7 tr.11 SGK
Hoạt động 4: ( 5’) : Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Làm câu 8 và BT 9 tr.11 SGK
+ Làm câu 1.1 – 1.5 và BT 1.10 SBT.
+ Đọc trước bài 2: Chuyển động thẳng đều.
+ Nêu câu hỏi và BT về nhà.
+ Yêu cầu chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- tiet 1.doc