A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Từ các hệ thức của ĐL Bôilơ - Mariôt và định luật Sác lơ xây dựng phương trình Clapêrôn và từ phương trình này viết được biểu thức cho các đẳng quá trình. Hiểu ý nghĩa của độ không tuyệt đối.
2/ Kỹ năng: Vận dụng phương trình để giải bài tập.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
2/ Học sinh: Ôn lại hai bài trước
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Nguyễn Thị Huệ - Tiết 51, 52: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 4/3/07
Tuần 26
Người soạn: Nguyễn Thị Huệ
Tiết 51 - 52: phương trình trạng thái của khí lí tưởng
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Từ các hệ thức của ĐL Bôilơ - Mariôt và định luật Sác lơ xây dựng phương trình Clapêrôn và từ phương trình này viết được biểu thức cho các đẳng quá trình. Hiểu ý nghĩa của độ không tuyệt đối.
2/ Kỹ năng: Vận dụng phương trình để giải bài tập.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
2/ Học sinh: Ôn lại hai bài trước
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ngày dạy: 10B1:
10B2:
Hoạt động 1: (5’) : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Viết biểu thức của định luật Bôilơ - Mariốt và biể thức của định lụt Sác lơ.
+ Dạng đường biểu diễn các quá trình đó?
+Nêu câu hỏi
+ Nhận xét câu trả lời của HS
Hoạt động 2: (30’): Nhận biết khí thực và khí lí tưởng, xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
I/ Khí thực và khí lí tưởng:
+ Đọc SGK và trả lời: Khí tồn tại trong thực tế có tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt và định luật Sáclơ không?
+ Tại sao vẫn áp dụng được các định luật đó cho khí thực?
II/ Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
C1:
+ Xét quan hệ giữa các thông số trạng thái của 2 trạng thái đầu và cuối của một khối khí.
+ Xây dựng biểu thức quan hệ giữa các thông số trạng thái trong các đẳng quá trình và rút ra quan hệ 31.1
+Nêu câu hỏi
+ Nhận xét câu trả lời của HS
+ Nêu giới hạn áp dụng các định luật
+ Nêu và phân tích quá trình biến đổi trạng thái bất kì của một lượng khí.
HD: Xét thêm một trạng thái trung gian để có các đẳng quá trính đã học.
+ Giới thiệu về phương trình Clapêrôn
Hoạt động 3: (20’): Tìm hiểu quá trình đẳng áp. Độ không tuyệt đối
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
III/ Quá trình đẳng áp:
1/ Quá trình đẳng áp: ( SGK)
2/ Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp
+ Xây dựng quan hệ V- T trong quá trình đẳng áp
+ Phát biểu nhận xét
3/ Đường đẳng áp
+ Phát biểu khái niệm đường đẳng áp
+ NX về dạng đường đẳng áp trong hệ tọa độ V – T
+ Xem hình 31.4 so sánh áp suất ứng với 2 đường đẳng áp.
IV/ Độ không tuyệt đối
+ Xem hình 30.4 và 31.4. Nhận xét về áp suất và thể tích khi T = 0 và khi T< 0
HD: tương tự như xét quá trình đẳng tích.
HD: xét 2 điểm thuộc 2 đường đẳng áp biểu diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng nhiệt độ.
+ Giới thiệu về độ không tuyệt đối và nhiệt độ tuyệt đối.
Hoạt động 4: ( 15’) : Vận dụng củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Ghi nhớ kiến thức
+ Trả lời các câu hỏi và bài tập tr.165; 166
+ Nêu câu hỏi và BT.
+ yêu cầu HS trả lời , nêu đáp án.
+ Nhận xét KQ của HS.
Hoạt động5: ( 5’) : Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Làm BT: 31.1 – 31.10SBT
+ Chuẩn bị bài tập, ôn tập chương 4 , 5
+ Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
+ Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- tiet 51 - 52.doc