Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Nguyễn Thị Huệ - Tiết 56, 57: Các nguyên lí của nhiệt động lực học

A/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Phát biểu và viết được công thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học (NĐLH); nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức.

Phát biểu được nguyên lí thứ 2 nhiệt động lực học.

2/ Kỹ năng: Vận dụng được nguyên lí tứ nhất NĐLH vào các đẳng quá trình của khí lí tưởng. Vận dụng giải bài tập.

B/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên:

2/ Học sinh: Ôn lại sự bảo toàn năng lượng

C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Nguyễn Thị Huệ - Tiết 56, 57: Các nguyên lí của nhiệt động lực học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 19/3/07 Tuần 29 Người soạn: Nguyễn Thị Huệ Tiết 56 - 57: các nguyên lí của nhiệt động lực học A/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Phát biểu và viết được công thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học (NĐLH); nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức. Phát biểu được nguyên lí thứ 2 nhiệt động lực học. 2/ Kỹ năng: Vận dụng được nguyên lí tứ nhất NĐLH vào các đẳng quá trình của khí lí tưởng. Vận dụng giải bài tập. B/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: 2/ Học sinh: Ôn lại sự bảo toàn năng lượng C/ Tổ chức các hoạt động dạy học: Ngày dạy: 10B1: 10B2: Hoạt động 1: (5’) : Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên + Nêu các cách làm biến đổi nội năng? + Nhiệt lượng là gì? viết công thức tính nhiệt lượng. +Nêu câu hỏi + Nhận xét câu trả lời của HS Hoạt động 2: (30’): Tìm hiểu nguyên lí 1 NĐLH Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên I/ Nguyên lí 1 nhiệt động lực học 1/ Phát biểu nguyên lí: + Đọc SGK, viết biểu thức: U = A + Q + Nêu quy ước về dấu + Trả lời C1: Q > 0 , A 0 + Trả lời C2: ( căn cứ quy ước dấu để trả lời) 2/ Vận dụng: + Đọc SGK , áp dụng vào quá trình đẳng tích ( V không đổi nên khí không thực hiện công hoặc nhận công) + Làm BT ví dụ SGK + Làm bài 4 , 5 SGK (10’) HD: căn cứ quy ước dấu + Nhận xét câu trả lời của HS + HD: Lực do khí tác dụng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực ma sát. ( có thể áp dụng cho quá trình lực do khí tác dụng là không đổi) Hoạt động 3: (30’): Nguyên lí 2 nhiệt động lực học Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên II/ Nguyên lí 2 nhiệt động lực học 1/ Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch a/ Quá trình thuận nghịch + Đọc SGK, nhận xét về quá trình chuyển động của con lắc đơn. + Lấy ví dụ về quá trình thuận nghịch b/ Quá trình không thuận nghịch + Đọc SGK, nhận xét về quá trình truyền nhiệt của ấm nước. + Phát biểu về quá trình không thuận nghịch. 2/ Nguyên lí 2 nhiệt động lực học + Đọc SGK nêu cách phát biểu nguyên lí 2 của Clau-di út + Trả lời C3: Không. vì nhiệt không tự truyền từ trong phòng ra ngoài trời mà phải nhờ một động cơ điện. + Đọc SGK nêu cách phát biểu nguyên lí 2 của Cácnô + Trả lời C4: Động cơ nhận nhiệt lượng chuyển một phần thành công cơ học, phần còn lại truyền cho nguồn lạnh do đó năng lượng vẫn được bảo toàn. 3/ Vận dụng + Đọc SGK tìm hiểu về động cơ nhiệt + Giải thích vì sao hiệu suất của động cơ nhiệt luôn nhỏ hơn 100%. + Yêu cầu HS đọc SGK + Phát biểu về quá trình thuận nghịch. + Yêu cầu HS nhận xét về tính thuận nghịch trong quá trình truyền nhiệt và quá trình chuyển hóa cơ năng và nội năng Gợi ý để HS trả lời C1, C2 Hoạt động 4: ( 10’) : Vận dụng củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên + Ghi nhớ kiến thức tr. 179 + Trả lời câu hỏi 1,2 + Làm BT 3 + Nêu câu hỏi và BT. + yêu cầu HS trả lời , nêu đáp án. + Nhận xét KQ của HS. Hoạt động5: ( 5’) : Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên + Bài tập 4 – 8 SGK tr. 180 + Chuẩn bị bài tập 33.1 – 33.11 SBT + Nêu câu hỏi và bài tập về nhà + Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • doctiet 56-57.doc