I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Hiểu rõ các khái niệm vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời. Nắm vững tính chất vectơ của các đại lượng này.
· Hiểu rằng thay cho việc khảo sát các vectơ trên, ta khảo sát các giá trị đại số của chúng mà không làm mất đi đặc trưng vectơ của chúng.
· Phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.
· Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu rằng phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động.
· Biết cách vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể xác định được các đặc trưng động học của chuyển động.
2. Kỹ năng
· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
· Phân biệt, so sánh được các khái niệm.
· Biểu diễn độ dời và các đại lượng vật lí vectơ
· Lập phương trình chuyển động.
· Vẽ đồ thị.
· Khai thác đồ thị.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 2 – Vận tốc trong chuyển động thẳng chuyển động thẳng (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 – VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG (2 tiết)
Ngày soạn: 1/9
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu rõ các khái niệm vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời. Nắm vững tính chất vectơ của các đại lượng này.
Hiểu rằng thay cho việc khảo sát các vectơ trên, ta khảo sát các giá trị đại số của chúng mà không làm mất đi đặc trưng vectơ của chúng.
Phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.
Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu rằng phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động.
Biết cách vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể xác định được các đặc trưng động học của chuyển động.
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
Phân biệt, so sánh được các khái niệm.
Biểu diễn độ dời và các đại lượng vật lí vectơ
Lập phương trình chuyển động.
Vẽ đồ thị.
Khai thác đồ thị.
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Câu hỏi liên quan đến vectơ, biểu diễn vectơ.
Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm.
Một ống thuỷ tinh dài đựng nước với một bọt không khí đặt trên mặt phẳng nghiêng.
Một đồng hồ đo thời gian.
Chuẩn bị thí nghiệm về chuyển động thẳng và chuyển động thẳng đều.
2. Học sinh
Thế nào là chuyển động thẳng đều?
Thế nào là vận tốc trong chuyển động thẳng đều?
Tham khảo trước bài học mới
Đặc trưng của đại lượng vectơ
Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiết 1
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Thế nào là chuyển động thẳng đều?
Thế nào là vận tốc trong chuyển động thẳng đều?
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2 ( 10 phút): Tìm hiểu khái niệm độ dời
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Đọc SGK.
Vẽ hình biểu diễn vectơ độ dời.
Trong chuyển động thẳng: viết công thức (2.1)
Trả lời câu hỏi C2
So sánh độ dời và quãng đường. Trả lời câu hỏi C3
Yêu cầu: Học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi
Hướng dẫn: Hs vẽ hình, xác định toạ độ của chất điểm.
Nêu câu hỏi C3
Hoạt động 3 ( 15 phút): Thiết lập công thức vận tốc trung bình, vận tốc tức thời.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Trả lời câu hỏi C4
Thành lập công thức tính vận tốc trung bình (2.3)
Phân biệt vận tốc với tốc độ ( ở lớp 8)
Trả lời câu hỏi C5, đưa ra khái niệm vận tốc tức thời.
Vẽ hình 2.4
Hiểu được ý nghĩa của vận tốc tức thời
Yêu cầu:HS trả lời câu C4
Khẳng định: Hs vẽ hình, xác định toạ độ của chất điểm.
Nêu câu hỏi C5
Hướng dẫn vẽ và viết công thức tính vận tốc tức thời theo độ dời.
Nhấn mạnh: Vectơ vận tốc
Hoạt động 4 ( 10 phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1, 2(SGK); bài tập 1, 2 sgk
Làm việc cá nhân giải bài tập 4(SGK)
Ghi nhận kiến thức: độ dời; vận tốc trung bình; vận tốc tức thời.
So sánh quãng đường với độ dời; vận tốc với tốc độ.
Trình bày cách vẽ, biểu diễn vận tốc.
Yêu cầu: Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
Hoạt động 5 ( 5 phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
-Về nhà làm các bài tập 5&6SGK
-Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
-Các đại lượng đặc trưng của vectơ.
Tiết 2
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Chuyển động thẳng đều là gì?
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2 ( 6 phút): Tìm hiểu chuyển động thẳng đều.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Đọc SGK. Trả lời câu hỏi C2.
Cùng GV làm thí nghiệm ống chứa bọt khí.
Ghi nhận định nghĩa chuyển động thẳng đều.
Viết công thức (2.4)
Vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng đều?
So sánh vận tốc trung bình và vận tốc tức thời?
Cùng GV làm thí nghiệm kiểm chứng.
Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
Cùng HS làm thí nghiệm SGK.
Hướng dẫn: HS vẽ hình, xác định toạ độ của chất điểm
-Nêu câu hỏi. Cho HS thảo luận.
Cùng HS làm các thí nghiệm kiểm chứng.
Khẳng định kết quả.
Hoạt động 3 ( 15 phút): Thiết lập ptcđ thẳng đều. Đồ thị vận tốc theo thời gian.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Viết công thức tính vận tốc từ đó suy ra công thức (2.6)
Vẽ đồ thị 2.6 cho 2 trường hợp
Xác định độ dốc đường thẳng biểu diễn
Nêu ý nghĩa của hệ số góc?
Vẽ đồ thị H 2.9
Trả lời câu hỏi C6
Yêu cầu: Hs chọn hệ quy chiếu
Nêu câu hỏi cho HS tìm được công thức và vẽ được các đồ thị.
Nêu câu hỏi C6
Hoạt động 4 ( 16 phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 3, 4 (SGK); làm bài tập 3 (SGK).
Làm việc cá nhân giải bài tập 7 (SGK)
Ghi nhận kiến thức: chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ- thời gian; vận tốc- thời gian
Khai thác được đồ thị dạng này.
Nêu các ý nghĩa.
Yêu cầu: Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (3 phút):Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Những chuẩn bị cho bài sau.
Yêu cầu: làm các bài tập còn lại trong SGK và làm thêm các bài 1.5; 1.6; 1.7 sách BT
Yêu cầu HS chuẩn bị: kiến thức bài 2; giấy vẽ đồ thị, thước kẻ.
IV. Nội dung chính
1. Véctơ độ dời
Véc tơ gọi là véctơ độ rời của chất điểm trong khoảng thời gian nói trên
2. Trường hợp chất điểm chuyển động thẳng
Chất điểm chuyển động từ vị trí có toạ độ x0 đến vị trí có toạ độ x thì giá trị đại số của véctơ độ dời được tính bằng: Dx = x – x0
Chất điểm chuyển động theo chiều dương thì: Dx > 0 (x2 > x1)
Chất điểm chuyển động ngược chiều dương thì: Dx < 0 (x2 < x1)
Chất điểm chuyển động chỉ một chiều thì: Ds = |Dx|
Nếu chiều đó là chiều dương thì Ds = Dx
Nếu chiều đó ngược chiều dương thì Ds = -Dx
2. Chuyển động thẳng đều
Khái niệm: chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, và có tốc độ tức thời không đổi (hoặc có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường).
Công thức
Độ dời: Dx = v.t
Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + Dx = x0 + vt
Đồ thì vận tốc_thời gian: trong chuyển động thẳng đều, vận tốc luôn không đổi nên đồ thị của nó là một đường thẳng song song với trục Ot
Đồ thị toạ độ_thời gian: từ phương trình x = x0 + vt ta thấy đồ thị toạ độ_thời gian có dạng đường thẳng
File đính kèm:
- bai 2 - vt trong cd - cd thang deu.doc