Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 41 – Áp suất thủy tĩnh. nguyên lý paxcan

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Hiểu được trong lòng chất lỏng áp suất hướng theo mọi phương và phụ thuộc vào độ sâu; độ tăng áp suất lên một chất lỏn chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn lên tất cả mọi điểm và lên thành bình chứa

2. Kỹ năng

· Biết áp dụng các kiến thức trong bài để giải bài tập

II – CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

· Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học

· Dụng cụ thí nghiệm chứng minh áp suất tịa một điểm trong chất lỏng hướng theo mọi phương

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 41 – Áp suất thủy tĩnh. nguyên lý paxcan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V – CƠ HỌC CHẤT LƯU BÀI 41 – ÁP SUẤT THỦY TĨNH. NGUYÊN LÝ PAXCAN Ngày soạn: 02/03 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được trong lòng chất lỏng áp suất hướng theo mọi phương và phụ thuộc vào độ sâu; độ tăng áp suất lên một chất lỏn chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn lên tất cả mọi điểm và lên thành bình chứa 2. Kỹ năng Biết áp dụng các kiến thức trong bài để giải bài tập II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Dụng cụ thí nghiệm chứng minh áp suất tịa một điểm trong chất lỏng hướng theo mọi phương 2. Học sinh Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới, ôn lại lực đẩy Acsimet III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Nhắc lại ba định luật Képlơ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU AS CỦA CL VÀ SỰ THAY ĐỔI AS THEO ĐỘ SÂU Aùp suất của chất lỏng: gọi F là áp lực chất lỏng tác dụng lên diện tích S, khi đó áp suất của chất lỏng được tính: Đơn vị: (Pa) Chú ý: 1Pa = 1N/m2 1atm (atmotphe – là áp suất chuẩn của khí quyển) = 1,013.105Pa 1mmHg (1 Torr) = 133,3Pa 1atm = 760mmHg Đặc điểm: Tại mỗi điểm trong chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau Aùp suất ở những độ sâu khác nhau thì khác nhau Aùp suất thủy tĩnh trong lòng chất lỏng: p = pngoài + rgh HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần 1/198 sgk Aùp suất của chất lỏng được tính như thế nào? Aùp suất theo các phương khác nhau trong chất lỏng có khác nhau không? Ở những độ sâu khác nhau trong lòng chất lỏng áp suất có khác nhau không? Đơn vị của áp suất trong hệ SI là gì? Ngoài ra áp suất còn có những đơn vị nào? Đọc phần 2/198sgk Lập công thức tính áp suất trong tròng chất lỏng ở độ sâu h bằng các hướng dẫn sau: Khối chất lỏng trong bình chứa có cân bằng không? Vì sao? Chứng minh: p0S - pS + mg = 0 (Với p0 , p lần lượt là áp suất của chất lỏng tại đáy trên và đáy dưới, S là diện tích mỗi đáy, m là khối lượng khối chất lỏng) Viết công thức tính khối lượng riêng của chất lỏng, công thức tính thể tích cảu hình trụ Chứng minh: p0 – p + rgh = 0 (với r là khối lượng riêng của chất lỏng, Từ đó suy ra: p = p0 + rgh Trả lời C1 Vì khối chất lỏng đang trong bình chứa nên nó đang ở trạng thái cân bằng tĩnh HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU NGUUYÊN LÝ PAXCAN* Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình * Blaise Pascal (1623-1662), nhà bác học người Pháp HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần 2/199sgk Viết biểu thức tính áp suất tĩnh trong lòng chất lỏng trong trường hợp tổng quát (p0 thay bằng pngoài ) Khi pngoài tăng một lượng Dp thì r có thay đổi không? vì sao? Nếu r không đổi thì p tăng một lượng bao nhiêu Kết quả trên cho ta biết điều gì? Theo trên tổng quát hơn ta có thể viết: p = pngoài + rgh nếu pngoài tăng một lượng Dp thì p cũng tăng một lượng Dp (ví áp chất lỏng không chị nén nên r không đổi) HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU MÁY NÉN THỦY LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần 3/200sgk Xem mô hình ở hình 46.1sgk, khi tác dụng vào pít tông lực F1 Tính độ tăng áp suất của chất lỏng Aùp dụng nguyên lý Paxcan để tính F2 theo F1 và diện tích đáy các pít tông So sánh F1 và F2 Giả sử F1 di chuyển xuống đoạn d1 , F2 di chuyển lên đoạn d2 , tính d2 theo d1 và diện tích các píttông sau đó so sánh chúng Nhận xét về hai kết quả thu được Chú ý tới diện tích của mỗi pít tông trong hình vẽ HOẠT ĐỘNG IV: CỦNG CỐ BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV - Giải các bài tập 1, 2/201sgk Hướng dẫn trả lời câu 2: Trong cơ thể người cũng như các động vật, có sẵn một áp suất cân bằng với khí quển bên ngoài 4. Dặn dò Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới

File đính kèm:

  • docbai 41 - ap suat thuy tinh, nguyen ly Paxcan.doc