I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
- Tác phẩm tham khảo Thượng kinh kí sự.
- Tranh chân dung Lê Hữu Trác.
- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài dạy:
Vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ được xem là thầy thuốc giỏi mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Để hiểu rõ hơn về những điều này, ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của ông Vào phủ chúa Trịnh.
369 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường trung học phổ thông Cái Bè
Bộ môn: Ngữ Văn
-----o0o-----
GIÁO VIÊN: VÕ MINH NHỰT
NĂM HỌC 2009 - 2010
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 01.
Lớp: 11. Môn: Ngữ văn. Tiết thứ: 1 - 2.
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự )
Lê Hữu Trác
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Tác phẩm tham khảo Thượng kinh kí sự.
Tranh chân dung Lê Hữu Trác.
Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài dạy:
Vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ được xem là thầy thuốc giỏi mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Để hiểu rõ hơn về những điều này, ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của ông Vào phủ chúa Trịnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn
+ HS: Đọc Tiểu dẫn
+ GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả?
+ HS: Trả lời
+ GV: Giải thích thêm về hiệu của Lê Hữu Trác.
+ GV: Giải thích thêm về tác phẩm:
Tác phẩm ghi lại cảm xúc khi ông chữa bệnh, bộc lộ tâm trạng và đức độ của một người thầy thuốc. Quyển cuối cùng ở bộ sách này là một tác phẩm văn học: Thượng kinh kí sự.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: (SGK)
- Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông:
+ Gắn với quê hương
+ Gắn với con người: ghét danh lợi, yêu thiên nhiên, chuyên tâm làm thuốc, soạn sách dạy học trò à nhà văn, nhà thơ, danh y
- Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh
+ Gồm 66 quyển
+ Biên soạn gần 40 năm
+ Có giá trị y học và văn học
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm
+ GV: Ở THCS, em đã học kí nào? Tác phẩm đó của ai?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Như vậy, bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết đó là một thể loại văn học như thế nào?
+ HS: Thể kí: ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh
+ GV: Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm này?
+ HS: Dựa vào SGK để trả lời.
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Kí là một thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc lịch sử, ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh.
- Quyển cuối cùng trong số 66 quyển, hoàn thành tháng 8 năm 1783.
- Nội dung: Ghi chép việc tác giả về kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm.
+ GV: Tóm tắt tác phẩm:
- Tháng 1 năm 1782, đang vui thú thiên nhiên, viết sách, chữa bệnh cứu dân, tác giả bị triệu về kinh đô vào chầu phủ chúa.
- Ông được dẫn đi thăm bệnh cho thế tử: bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc. Đơn thuốc của ông khác với đám danh y trong triều nên không được chấp nhận. Tuy vậy, chúa vẫn ban thưởng cho ông khiến ông rất băn khoăn.
- Thời gian ở lại kinh đô rất lâu để chờ thánh chỉ nên sau đó ông xin phép về quê.
- Chẳng bao lâu, chúa lại triệu ông về kinh. Chúa dùng thuốc, thấy dễ chịu nên khen thưởng cho ông rất hậu. Nhưng vận mệnh nhà chúa đã tới, bệnh thế tử ngày càng năng, còn chúa qua đời.
- Lần này, Lê Hữu Trác nhất định xin về quê ở ẩn.
- Về nhà được ít lâu, ông nghe tin nhà của quan Chánh đường (Người tiến cử cho ông chỗ ở) bị sát hại. Ông nhận thấy việc mình xa lánh danh lợi như thế là phần thưởng đúng đắn, hợp đạo lí.
+ GV: Cung cấp cho học sinh biết vị trí đoạn trích trong cả tác phẩm.
- Vị trí đoạn trích: Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được sắp xếp ở nhà người em của Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Sau đó, tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích bắt đầu từ đó.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
+ GV: Gọi học sinh đọc văn bản theo yêu cầu:
o Đọc chậm, chú ý một số lời thoại của quan Chánh đường, thế tử, người thầy thuốc, lời tác giả.
o Giáo viên đọc trước một đoạn, học sinh đọc các phần còn lại.
+ GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.
+ GV: Lưu ý học sinh tìm hiểu những từ khó chú thích ở chân trang và cung cấp cho học sinh một số từ mới:
o “Bao lơn”: khoảng nhô ra phía ngoài tường ở cửa sổ.
o “Thị vệ”: quan lính bảo vệ kinh thành, cung điện, phủ đệ của vua chúa.
o “Phi tần”: Các vợ nhỏ, cung nữ hầu hạ vua
o “Khải”: Văn bản của các quan trình lên vua.
o “Phụng kê”: theo lệnh mà kê đơn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
+ GV: Ghi lại sơ đồ các ý chính trong đoạn trích:
Thánh chỉ à vào cung à qua nhiều lần cửa à vườn hoa à qua dãy hành lang quanh co liên tiếp à cửa lớn à hành lang phía tây à Đại Đường à gác tía à phòng trà à trở lại điếm Hậu mã ăn cơm à qua mấy lần cửa à hậu cung à dâng đơn à về nhà trọ.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa
+ GV: Nhìn lại con đường tác giả vào phủ chúa, em có ấn tượng gì về quang cảnh phủ chúa? (Bên ngoài phủ chúa quang cảnh như thế nào? Bên trong phủ chúa có những gì? Nơi ở của thế tử được miêu tả ra sao?)
+ HS: Trả lời dựa theo sơ đồ tóm tắt ở trên.
+ GV: Tổng hợp các ý kiến phát biểu của học sinh và chốt lại.
+ GV: Từ những ấn tượng về phủ chúa, em có nhận xét gì?
+ HS: Lấy ý kiến của tác giả khi mới bước vào phủ “Mình vốn … người thường” để phát biểu
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
a. Quang cảnh nơi phủ chúa:
- Bên ngoài phủ chúa:
+ Vào phủ phải qua nhiều lần cửa
+ Đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp
+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
+ Nơi đây có điếm “Hậu mã quân túc trực” , có những cây cối lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cột bao lơn lượn vòng.
- Bên trong phủ chúa:
+ Có nhà “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc
- Nội cung thế tử:
+ Tối om
+ Vào được phải qua năm sáu lần trướng gấm
+ Có nệm gấm, màn là, đèn sáp sáng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, hương hoa ngào ngạt
à Quang cảnh nơi phủ chúa là chốn thâm nghiêm, diễm lệ; màu sắc chủ đạo là đỏ vàng. Cuộc sống xa hoa, cảnh vật lạ lùng, không khí tù động, ngột ngạt, thiếu sinh khí.
+ GV: Qua lời kể của tác giả, để đến và vào được phủ chúa phải có những điều kiện nào?
+ HS: Tìm dẫn chứng và phát biểu.
+ GV: Nơi phủ chúa có cả một guồng máy phục dịch. Hãy chứng minh điều đó qua lời kể của tác giả?
+ HS: Tìm dẫn chứng và phát biểu.
+ GV: Khi họ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ của mọi người như thế nào?
+ HS: Chỉ ra các từ ngữ và nhận xét
+ GV: Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân thủ những phép tắc quy định nào?
+ HS: Tìm dẫn chứng và dựa vào đó để trả lời.
+ GV: Nhận xét về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?
+ HS: Phát biểu
b. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
- Đến phủ chúa: Phải có thánh chỉ, có lính đem cáng đến, có đầy tớ dẫn đường, có thẻ
- Phủ chúa có cả guồng máy phục dịch:
+ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng
+ Người có việc quan đi lại như mắc cửi
+ Có vệ sĩ canh giữ cửa cung
+ Có quan truyền chỉ
+ Các tiểu hoàng môn hầu hạ nội cung
+ Thị vệ, quan sĩ canh cửa lớn
+ Các danh y sáu cung hai viện ngồi chờ ở phòng trà
+ Các phi tần chầu chực quanh thánh đế, người hầu đứng xung quanh thế tử, các cung nhân đứng xúm xít
- Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử: hết sức cung kính Thánh thượng đang ngự, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà
- Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân thủ những phép tắc quy định:
+ Phải đứng hầu ở xa
+ Trước và sau khi khám bệnh phải lạy bốn lạy
+ Muốn xem thân hình thế tử phải đứng hầu và xin phép
+ Xem bệnh xong phải làm tờ khải
à Tất cả những lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu người hạ kể trên cho thấy sự xa hoa tột đỉnh và uy quyền tối thượng ở phủ chúa.
=> Bức tranh hiện thực sắc nét, phản ánh lối sống xa hoa hưởng thụ của cha con nhà chúa.
- Thao tác 2: Gợi mở học sinh tìm hiểu về nhân cách, thái độ của tác giả trước cuộc sống của cha con chúa Trịnh.
+ GV: Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác giả nhận xét như thế nào?
+ HS: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường!
+ GV: Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét như thế nào?
+ HS: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia
+ GV: Tác giả đã nhận xét như thế nào về bệnh trạng của thế tử?
+ HS: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi
+ GV: Những chi tiết ấy là tác giả khen hay chê? Qua đó, ta có thể nhận ra được thái độ tác giả là gì?
+ HS: Phát biểu
2. Nhân cách của Lê Hữu Trác:
a. Cách nhìn, thái độ của tác giả:
- Đối với cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, tác giả vốn con quan, sinh trưởng chốn phồn hoa, từng biết chốn cung cấm vẫn đưa ra lời nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường!
- Làm một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ
- Nhận xét về bữa ăn trong phủ chúa: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia
- Lời nhận xét về bệnh trạng của thế tử:
Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi (Căn nguyên của bệnh)
à Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất , không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài năng, y đức của Lê Hữu Trác.
+ GV: Qua suy nghĩ của Lê Hữu Trác, ta nhận ra được tâm trạng gì của ông khi chữa bệnh cho thế tử?
+ HS: Dựa vào dẫn chứng để phát biểu.
+ GV: Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy LHT là một thầy thuốc như thế nào?
+ GV: Quyết định cuối cùng cho thấy ông không chỉ là một thầy thuốc có tài mà còn có phẩm chất gì?
+ GV: Qua thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác, em biết được những nhân cách cao quý nào của ông?
+ HS: Nhận xét về nhân cách của Lê Hữu Trác.
b. Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử:
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa khỏi chúa tin dùng, bị công danh ràng buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại trái với lương tâm, y đức, phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
à Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, lương tâm, y đức hơn người; khinh thường danh lợi quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả
+ GV: Em có nhận xét như thế nào về cách viết kí của tác giả?
+ HS: Nhận xét về cách quan sát, ghi chép của tác giả.
3. Nghệ thuật viết kí sự của tác giả:
- Bút pháp đặc sắc: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, nhiều chi tiết tạo nên thần sắc của cảnh vật
- Sự đan xen thơ ca làm cho kí mang đậm chất trữ tình.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
+ GV: Nêu nội dung chính và những nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của tác giả?
+ HS: Dựa vào Ghi nhớ để phát biểu.
III. TỔNG KẾT :
Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
+ GV: Nêu yêu cầu của bài tập So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm hoặc đoạn trích kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này?
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập (SGK)
- Điểm giống:
+ Gần đề tài, không gian, địa điểm: phủ chúa Trịnh
+ Giá trị hiện thực: thái độ kín đáo
+ Giọng văn điềm đạm.
- Điểm khác:
+ Lê Hữu Trác:
o Lần đầu đến phủ chúa trực tiếp, mắt thấy tai nghe;
o Ngôi kể thứ nhất, không cần hư cấu.
+ Phạm Đình Hổ:
o Tổng hợp hiện thực nhiều nguồn: trực tiếp và gián tiếp
o Ngôi kể thứ ba: hư cấu.
V. Hướng dẫn học bài, hướng dẫn chuẩn bị bài:
1. Hướng dẫn học bài:
- Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Thái độ của tác giả như thế nào đối với cuộc sống nơi phủ chúa?
- Diễn biến tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử?
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Chuẩn bị bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
- Câu hỏi chuẩn bị:
+ Nêu những phương diện chung của ngôn ngữ.
+ Nêu những nét riêng trong lời nói của cá nhân.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 01.
Lớp: 11. Môn: Ngữ văn. Tiết thứ: 3.
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: “Vào phủ chúa Trịnh”
- Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Thái độ của tác giả như thế nào đối với cuộc sống nơi phủ chúa?
- Diễn biến tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử?
3. Tiến trình bài dạy:
Vào bài:
Trong cuộc sống, con người giao tiếp được với nhau phải nhờ một phương tiện hết sức quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người. Tuy vậy, mỗi người cũng có quyền sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra dấu ấn cá nhân cho lời nói của mình. Cụ thể như thế nào? Câu trả lời sẽ có sau bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội.
+ GV: Cho HS đọc SGK và phát hiện những yếu tố chung của ngôn ngữ.
+ GV: Muốn sử dụng được ngôn ngữ vào việc giao tiếp xã hội, cá nhân cần nắm được những yếu tố nào của ngôn ngữ?
+ HS: Trả lời
+ GV: Yêu cầu học sinh minh họa bằng những ví dụ.
+ HS: Nêu ví dụ.
+ GV: Ngoài các yếu tố ngôn ngữ kể trên, tính chung của ngôn ngữ còn được biểu hiện ở những phương diện nào?
+ HS: Trả lời
+ GV: Lấy VD cụ thể?
+ HS: Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả phải có cặp quan hệ từ Vì – (cho) nên và 2 cụm C - V
+ GV: Lấy VD cụ thể?
+ HS: Ẩn dụ: Những từ chỉ trạng thái của quả cây (non, già, chín) đưa sang chỉ các mức độ của sự đo lường (non một cân, già một cân), chỉ các mức độ của nhận thức, trí tuệ (suy nghĩ còn non, suy nghĩ đã chín, suy nghĩ già dặn)
+ GV: Chốt lại vấn đề:
Như vậy, ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, trong đó có những yếu tố chung và những quy tắc, phương thức chung đối với tất cả mọi người.
I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:
- Muốn sử dụng được ngôn ngữ vào việc giao tiếp xã hội, cá nhân cần nắm được :
+ Các âm, các thanh
+ Các tiếng, các từ
+ Các ngữ cố định
- Tính chung của ngôn ngữ còn được thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo và sử dụng.
Ví dụ:
+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. Ví dụ: SGK
+ Phương thức chuyển nghĩa. Ví dụ: SGK
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời nói là sản phẩm của cá nhân
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Giọng nói cá nhân
+ GV: Lời nói (nói – viết) của cá nhân được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc chung nhưng mặt khác nó là do cá nhân tạo ra nên nó cũng mang sắc thái riêng
+ GV: Vậy cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào?
+ GV: Cho HS lấy VD cụ thể ở trong thực tế cuộc sống.
II. LỜI NÓI - SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
1. Giọng nói cá nhân:
Giọng mỗi người một vẻ riêng không giống người khác à Có thể nhận ra giọng người quen khi không nhìn thấy hay không tiếp xúc trực tiếp với người đó.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Vốn từ ngữ cá nhân
+ GV: Cá nhân thường sử dụng từ ngữ như thế nào? Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào điều gì?
+ GV: Cho HS lấy VD cụ thể .
2. Vốn từ ngữ cá nhân:
- Mỗi cá nhân quen dùng những từ ngữ nhất định.
- Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống,...
Ví dụ: SGK
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc
+ GV: Cá nhân thường dựa vào những yếu tố nào để chuyển đổi, sáng tạo từ ngữ chung?
+ HS: trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ, chuyển loại từ, sắc thái phong cách
+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu VD SGK
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung:
Cá nhân thường dựa vào nghĩa của từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ, chuyển loại từ, sắc thái phong cách
Ví dụ: SGK
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Việc tạo ra các từ mới
+ GV: Những từ ban đầu được dùng trong lời nói của một cá nhân hay một vài cá nhân nhưng về sau nó có trở thành ngôn ngữ chung của xã hội không? Vì sao?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Hướng dẫn HS phân tích VD SGK
4. Việc tạo ra các từ mới:
Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung.
Ví dụ: SGK
- Thao tác 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
+ GV: Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra sản phẩm có sự chuyển hoá linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung bằng cách nào?
+ HS: Đọc SGK, trả lời, nêu ví dụ
+ GV: Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là gì? Cho ví dụ?
+ HS: Lấy VD Nguyễn Khuyến, Tú Xương
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung:
- Cá nhân có thể tạo ra sản phẩm có sự chuyển hoá linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí từ ngữ, tỉnh lược từ, tách câu
Ví dụ: SGK
- Biểu hiện rõ nhất của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ của các nhà văn, nhà thơ.
Ví dụ: SGK
+ Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến: nhẹ nhàng, thâm thuý
+ Ngôn ngữ thơ Tú Xương: mạnh mẽ, sâu cay
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ để chốt lại kiến thức.
+ HS: Đọc phần Ghi nhớ
* Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh giải Bài tập 1:
+ GV: Trong hai câu thơ, có những từ ngữ nào mới không?
+ GV: Không có từ ngữ mới nhưng trong hai câu thơ có từ ngữ nào mang nét nghĩa mới? Nét nghĩa mới đó là gì?
* LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Hai câu thơ sử dụng những từ ngữ quen thuộc.
- Từ thôi ở câu thơ thứ hai có nét nghĩa mới:
+ Từ thôi: Có nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
+ Ở đây, Nguyễn Khuyến dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc một cuộc đời.
à Thuộc lời nói cá nhân sáng tạo.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài tập 2:
+ GV: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ trên?
+ GV: Cách sắp xếp này khác thường như thế nào?
+ GV: Cách sắp xếp này khác thường này có hiệu quả như thế nào cho hai câu thơ?
2. Bài tập 2:
- Đây là cách sắp xếp khác thường của HXH:
+ Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn):
o danh từ trung tâm (rêu, đá) đi trước
o tổ hợp định từ (từng đám, mấy hòn) đi sau
+ Động từ vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đi trước danh từ chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn)
- Hiệu quả:
+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ
+ Tô đậm hình tượng
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài tập 3 ở nhà.
3. Bài tập 3:
Làm ở nhà.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu trong SGK.
- GV: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ?
- HS: Trả lời câu hỏi.
- GV: Lấy ví dụ và phân tích, giải thích cho HS nắm rõ mối quan giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1.
+ GV: Trong từ phổ biến, từ nách có nghĩa là gì ? Nguyễn Du dùng từ nách với nghĩa là gì ?
+ GV : Phương thức chuyển nghĩa ở đây là gì ?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 2.
+ GV: Từ xuân trong ngôn ngữ chung được Hồ Xuân Hương dùng với nghĩa riêng là gì?
+ GV: Từ xuân trong ngôn ngữ chung được Nguyễn Du dùng với nghĩa riêng là gì?
+ GV: Từ xuân trong câu thơ của Nguyễn Khuyến có nét nghĩa riêng nào ?
+ GV: Còn trong câu thơ của Bác, thì từ xuân thứ nhất có nghĩa giống như từ xuân thứ hai không? Nghĩa của chúng là gì ?
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 3.
+ GV: Xác định nghĩa của từ mặt trời trong mỗi câu thơ? Chỉ ra sự sáng tạo của mỗi nhà thơ?
+ HS : Lần lượt chỉ ra nghĩa của các từ.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 4.
+ GV: Xác định nghĩa của từ có tính sáng tạo? Xác định cách cấu tạo từ của các từ ấy?
+ HS : Lần lượt chỉ ra nghĩa của các từ và cách cấu tạo.
+ GV lần lượt chốt lại các ý kiến của học sinh.
+ GV nhận xét, giải thích và bổ sung.
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
- Ngôn ngữ chung : là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể, đồng thời để lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
+ Muốn tạo ra lời nói hoặc viết : cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung.
+ Khi nghe, đọc : cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung của ngôn ngữ để tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp của người khác,
- Lời nói cá nhân : là thực tế sinh động, vừa hiện thực hoá những yếu tố chung của ngôn ngữ, vừa tạo ra những khả năng sáng tạo, chuyển đổi và làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
Ví dụ :
Có manh áo cộc, tre nhường cho con
(Nguyễn Duy)
- Tác giả dùng 8 từ của ngôn ngữ chung
- Hiện thực hoá các quy tắc :
+ Cấu tạo nên ngữ động từ (nhường cho con), ngữ danh từ (manh áo cộc)
+ Cấu tạo câu có 2 thành phần chính (C-V) và 1 thành phần phụ (TN)
- Có sáng tạo riêng :
+ Ở từ áo (cái bẹ mo nang) và từ con (cây măng tre mới mọc)
+ Các từ áo, con có thêm nghĩa mới và được nhiều người sử dụng ổn định sẽ đi vào ngôn ngữ chung.
* Ghi nhớ (SGK).
* LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
Từ nách:
- Nghĩa gốc : chỉ vị trí trên cơ thể.
- Trong câu thơ: chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường
à Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
2. Bài tập 2:
a. Trong câu thơ của HXH:
Từ xuân :
- vừa chỉ mùa xuân,
- vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
b. Trong câu thơ của Nguyễn Du:
Từ xuân : vẻ đẹp của người con gái trẻ.
c. Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến :
Từ xuân :
- Chỉ chất men nồng của rượu ngon,
- Sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.
c. Trong câu thơ của HCM :
- Từ xuân thứ nhất : chỉ mùa đầu trong năm;
- Từ xuân thứ hai : chỉ sức sống mới, tơi đẹp. (nghĩa chuyển)
3. Bài tập 3:
a. Mặt trời trong thơ Huy Cận :
- Nghĩa gốc : mặt trời của tự nhiên,
- Dùng theo nghĩa nhân hóa.
b. Mặt trời trong câu thơ Tố Hữu :
Nghĩa chuyển, chỉ lí tưởng cách mạng.
c. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm :
- Từ mặt trời thứ nhất : dùng với nghĩa gốc
- Từ mặt trời thứ hai dùng theo nghĩa ẩn dụ: chỉ đứa con của người mẹ (Đối với người me, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ).
4. Bài tập 4:
a. Từ mọn mằn :
- Được tạo ra dựa vào tiếng mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.
- Theo quy tắc cấu tạo:
+ Tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).
+ Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau.
+ Tiếng láy đổi thành vần ăn
à Các từ cùng kiểu : may mắn, nhọc nhằn, nhỏ nhắn….
b. Từ giỏi giắn :
Được tạo ra dựa vào tiếng giỏi và theo quy tắc cấu tạo như từ mọn mằn.
c. Từ nội soi :
- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn :
+ Nội : bên trong
+ Soi : dùng dụng cụ để làm rõ vật thể ở vị trí sâu kín
- Theo nguyên tắc : tiếng phụ đi trước bổ nghĩa cho tiếng chính đi sau.
V. Hướng dẫn học bài, hướng dẫn chuẩn bị bài:
1. Hướng dẫn học bài:
- Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào? Nêu ví dụ ?
- Cái riêng của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào ? Nêu ví dụ ?
- Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ?
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Chuẩn
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 11 moi Vo Minh Nhut.doc