I. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích;
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại.
3. Nhận thức
- Biết cảm thông với số phận, nỗi đau khổ của người khác, biết sống bao dung, vị tha, hi sinh.
- Trân trọng tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
Đọc, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, phân tích, tích hợp.
2. Phương tiện
SGK, SGV, sách thiết kế bài giảng, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy trao duyên (trích truyện kiều – nguyễn du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
KHOA SƯ PHẠM ------- & -------
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Chuyên Lý Tự Trọng Họ và tên GSh: Trần Thị Nga Mã số: 6095717
Lớp: 10A1 Môn: Ngữ văn Họ và tên GVHD: Huỳnh Hiếu Hạnh
Tiết thứ: 1,2
Ngày: 05/04/2013
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích;
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại.
3. Nhận thức
- Biết cảm thông với số phận, nỗi đau khổ của người khác, biết sống bao dung, vị tha, hi sinh.
- Trân trọng tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
Đọc, thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, phân tích, tích hợp.
2. Phương tiện
SGK, SGV, sách thiết kế bài giảng, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới (1 phút)
Trong cuộc sống ta có thể trao cho người khác nhiều thứ. Duy chỉ có tình yêu là không thể đem ra mua bán hay trao đổi. Thế nhưng đã có một cuộc trao duyên tình như thế. Đó chính là khi Thúy Kiều buộc phải bán mình lấy tiền chuộc cha. Trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã quyết định nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. để hiểu them về cuộc trao duyên đó cũng như tâm trạng của Thúy Kiều trong đêm đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời nàng, ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích “ Trao duyên”.
4. Dạy bài mới
Thời gian
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5 phút
2 phút
5 phút
31 phút
Hết tiết 1
10 phút
20 phút
10 phút
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
- Trích từ câu 729 đến câu 756, thuộc phần 2: gia biến và lưu lạc
- Nội dung: SGK tr.103
2. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: 18 câu đầu
® Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
- Đoạn 2: (còn lại)
® Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc
2.Tìm hiểu đoạn trích
a) 18 câu đầu: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Tám câu đầu Kiều đặt vấn đề nhờ cậy Vân:
“Cậy em em có…vẹn hai”
- Ngôn ngữ: “cậy”, “chịu”® sự nhờ vả một cách tin tưởng nhưng có phần ép buộc.
- Hành động: “lạy”, “thưa”® sự biết ơn, tạo sự trang trọng cho điều sắp nói ra.
è Một Thúy Kiều sắc sảo, thông minh, nhạy cảm.
“ Giữa đường… mặc em”
-“Giữa đường đứt gánh”® thành ngữ, chỉ sự dang dở duyên tình vừa nói về tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
- Tơ thừa: gợi lên mối duyên tình dang dở giữa Kim và Kiều.
- Mặc em: không phải là mặc kệ mà là hoàn toàn trông cậy vào em, tùy em định liệu.
“Kể từ khi gặp… hai bề vẹn hai”
- Hình ảnh “quạt ước”, “chén thề”, điệp từ “khi”: diễn tả tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt.
- “Đứt gánh tương tư”, “sóng gió bất kì”: tan vỡ đột ngột, bất ngờ.
Trình bày nguyên nhân khách quan, lí do tan vỡ (hiếu – tình) gợi mối thương cảm trong lòng Thúy Vân.
Bốn câu thơ tiếp theo: lí lẽ thuyết phục của Kiều.
“Ngày xuân… thơm lây”
- Ngày xuân: Thúy Vân còn rất trẻ (phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ).
- Tình máu mủ: tình cảm chị em ruột thịt.
- Thay lời nước non: thay lời thề hẹn giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
“Chị dù thịt nát… thơm lây”
- Thành ngữ: “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối: chỉ cái chết chị dù chết cũng thanh thản, thỏa nguyện ® lòng biết ơn nếu Vân nhận lời.
=> Thúy Kiều là người sắc sảo, khôn ngoan, rất tâm lí, ngôn ngữ lí trí, tỉnh táo. Đồng thời là người trọng tình nghĩa, luôn nghĩ cho người khác.
Kiều trao kỉ vật và dặn dò em:
“Chiếc vành với bức… ngày xưa”
- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.
-> những kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, vô giá, gợi nhớ về quá khứ hạnh phúc → Kiều là người sâu sắc trong tình yêu.
“Duyên này thì giữ vật này của chung”
- Của chung: tức là của Kim- Kiều- Vân ® sự mâu thuẫn trong tình cảm và lí trí => sự chuyển biến từ con người lí trí sang con người tình cảm của Thúy Kiều. Qua đó ta thấy được trạng đau đớn dùng dằng, nửa trao, nửa níu, đầy luyến tiếc....
b. Phần còn lại: Tâm trạng Thúy Kiều sau khi trao duyên
Kiều tâm sự với Thúy Vân
“Mai sau…cho người thác oan”
- “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “cách mặt khuất lời”, “thác oan”, “trâm gãy gương tan”
® Kiều xem như mình đã chết
Kiều chuyển sang nói chuyện với chính mình:
“Bây giờ trâm gãy… ái ân”
“Tơ duyên ngắn ngủi… hoa trôi lỡ làng”® Sử dụng thành ngữ® sự tan vỡ, dở dang không gì cứu vãn được.
=> Kiều nói với chính mình quên mất sự có mặt của Thúy Vân, nhận thức về nỗi đau lên tới đỉnh điểm.
Kiều hướng đến Kim Trọng:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân”
- “lạy”: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt.
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
-“phụ”: Kiều tự nhận lỗi về mình, xem mình như người phụ bạc, người có lỗi.
- Kiều gọi Kim Trọng là Kim Lang (chồng)
- Nhịp thơ: 3/3, 4/4 + từ cảm than “Ôi”® Nỗi buồn đau chất chứa kìm nén trong lòng Kiều giờ tuôn trào thành tiếng khóc nức nở, tiếng kêu xé lòng vì đành phải phụ tình người yêu: “Ôi Kim lang...phụ chàng từ đây”.
=> Cho thấy Kiều là người vị tha, có đức hy sinh, nhân cách cao đẹp.
III. Tổng kết
1. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
2. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
? Gọi HS đọc phần tiểu dẫn
? Cho biết vị trí và nội dung của đoạn trích
- Gợi ý:
+Trích từ câu 729 đến câu 756, thuộc phần 2: gia biến và lưu lạc
+ Nội dung: Trong khi Kim Trọng về Liêu Dương thọ tang chú, gia đình Kiều gặp cơn tai biến, nàng buộc phải bán mình chuộc cha và em. Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Đây là đêm trước khi Kiều theo Mã Giám Sinh.
- GV: trong Kim Vân Kiều Truyện, Thâm Tâm Tài Nhân đã cho Thúy Kiều trao duyên trước khi bán mình. Nhưng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã làm điều ngược lại. Bởi vì ông muốn tâm trạng Kiều được miêu tả thực hơn, đau đớn và sâu sắc hơn khi Kiều không thể níu kéo tình yêu với Kim Trọng.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn và nội dung của từng đoạn.
- Gợi ý: 2 đoạn
- Đoạn 1: 18 câu đầu ® Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
- Đoạn 2: (còn lại) ® Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
? Gọi HS đọc diễn cảm đoạn trích
? Trong hai cau thơ đầu, em hãy tìm những từ ngữ thể hiện lời nói và hành động của Kiều? Có thể thay thế “cậy” bằng “nhờ”, và “chịu” bằng “nhận” được không? Vì sao?
Gợi ý:
+Cậy: Hàm chứa sự tin cậy, nương tựa, trông chờ hoàn toàn vào người khác. Âm điệu của từ “cậy” khiến câu thơ có sức nặng, có sự quằn quại của điều khó nói. “Nhờ” thì ai cũng có thể nhờ được,nó mất đi hi vọng tha thiết được chấp nhận của lời gửi gắm.
+ Chịu lời: chấp thuận một cách ràng buộc, bắt buộc không thể từ chối được, đồng thời còn là nhận lấy sự thiệt thòi về mình. “Nhận”: người nghe có thể từ chối. Mà trong trường hợp này Kiều mong muốn em chấp nhận lời đề nghị của mình. Do đó nếu thay “cậy”, “chịu” bằng “nhờ”, “nhận” sẽ làm mất đi ý nghĩa của câu thơ.
? Em có nhận xét gì về hành động “lạy rồi sẽ thưa” của Thúy Kiều
- Gợi ý: Hành động thật khác thường, tư thế đã đảo lộn: chỉ bảo em “ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” – như người bề dưới, nhún nhường. Thể hiện sự tôn trọng, biết ơn vì Kiều biết rằng trong cuộc trao duyên nay Thúy Vân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
- GV: Kiều hiểu được việc mình nhờ là một việc hết sức quan trọng, hết sức tế nhị và khó khăn đối với Thúy Vân. Nó thể hiện thái độ kính cẩn, nhún nhường, hạ mình và thấu hiểu người khác của Kiều....tạo không khí thiêng liêng, trang trọng.
? Qua đó em nhận thấy điều gì ở con người Thúy Kiều?
- Gợi ý: Kiều là một người rất tinh tế, sắc sảo, suy nghĩ thấu đáo và biết nghĩ đến người khác
- GV bổ sung: Kiều là người coi trọng tình nghĩa. Bởi theo quan niệm của người xưa, tình và nghĩa thường đi liền với nhau, Thúy Kiều trao duyên cũng có nghĩa nhờ cậy em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
? Em hiểu thế nào về hai chữ “tơ thừa”, “mặc em”.
- Gợi ý:
+ Tơ thừa: gợi lên mối duyên tình dang dở giữa Kim và Kiều.
+ Mặc em: không phải là mặc kệ mà là hoàn toàn trông cậy vào em, tùy em định liệu.
- GV: Kiều muốn nói: mối tình chị đã dang dở, việc kết lại mối duyên ấy chị trông cả vào em. Em là chất “keo loan” có khả năng gắn kết những thứ khó có thể hàn gắn.
- GV: Kiều nói về nguyên nhân của sự tan vỡ,"Giữa đường đứt gánh tương tư","Sự đâu sóng gió bất kì", những tai họa xảy ra trong gia đình đã khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.
+ Kiều phải chấp nhận sự lựa chọn giữa hiếu và tình.
->Tâm trạng đau đớn xót xa,tình cảm nồng nàn tha thiết, sự thổn thức. Đối với Kiều, tình sâu mà nghĩa cũng nặng, hoàn cảnh đã buộc nàng phải lựa chọn.Tất nhiên, kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu.
? Kiều đã nêu những lí lẽ nào để thuyết phục Thúy Vân nhận duyên?
- Gợi ý:
+Tình duyên đã hết “đứt gánh tương tư”, “sóng gió bất kì”, “mặc em”.
+Ngày xuân của Vân còn dài “Ngày xuân em hãy còn dài”.
+Tình chị em máu mủ “xót tình máu mủ”.
+Lòng biết ơn của Kiều nếu Vân nhận lời “Ngậm cười chín suối”, “thơm lây”.
- GV: Càng dùng nhiều lí lẽ thuyết phục Vân nhận lời, ta càng thấy tình cảm mà Kiều dành cho chàng Kim càng sâu nặng và Kiều càng đau khổ
? Em có nhận xét gì về con người Thúy Kiều.
- Gợi ý: Thúy Kiều rất sắc sảo, khôn ngoan, nàng đã biết dùng lí trí để dè nén tình cảm đúng lúc, đúng chỗ. Có thể nói, ở phần thơ đầu này con người lí trí của Kiều đã dồn nén con người tình cảm để thuyết phục Thúy Vân bằng mọi cách.
? Kiều đã trao cho em những kỉ vật nào ? Em có nhận xét gì về những kỉ vật đó.
- Gợi ý: Những kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Đây là những vật rất đơn sơ, giản dị nhưng đối với Kiều thì đó là những vật vô giá vì nó đánh dấu tình yêu của nàng cùng Kim Trọng, đính ước, thề nguyền.
?Tại sao Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân nhưng lại còn nói “Duyên này thì giữ vật này của chung”? Em có nhận xét gì về tâm trạng của Thúy Kiều lúc này?
- Gợi ý: Ta có thể hiểu “của chung” trước đây là của Thúy Kiều và Kim Trọng, còn bây giờ là của Thúy Vân và Kim Trọng thế nhưng Kiều vẫn muốn có vị trí nào đó trong cuộc tình duyên này. Biết bao cay đắng, xót xa trong hai từ “của chung” ấy. Trong Kiều giờ đây đã có sự trỗi dậy tiếng nói của con tim, của tỉnh cảm và sự mâu thuẫn giữa lí trí với tình cảm. về lí trí, Kiều muốn Vân nhận lời trao duyên nhưng về tình cảm thì lại không muốn như vậy.
? Trong đoạn thơ “Mai sau…cho người thác oan” có rất nhiều từ nói về cái chết, em hãy tìm những từ ngữ ấy. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì.
- Gợi ý: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “cách mặt khuất lời”, “thác oan”, “trâm gãy gương tan”. Sau khi trao duyên cho em Kiều cảm thấy như mình đã chết vì tình yêu của nàng đối với Kim Trọng quá lớn, mất đi tình yêu nàng dường như mất tất cả nên nàng xem như mình đã chết.
? Đang trò chuyện với Thúy Vân Kiều chuyển sang trò chuyện với ai? Điều này có tác dụng gì?
- Gợi ý:
+ Kiều chuyển sang trò chuyện với bản thân mình khi không ai hiểu được nỗi đau của riêng mình. Sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm, Nguyễn Du cho thấy nỗi đau của Kiều lên đến đỉnh điểm, đó là sự nhận thức về bản thân, về cuộc sống mà Kiều đang phải chịu đựng.
+ Trò chuyện với Kim Trọng: gởi đến Kim Trọng trăm nghìn lạy để tạ tội. Nàng gọi Kim Trọng là “tình quân”, “kim lang”, “chàng”. Nàng xem chàng Kim là chồng nên mới đớn đau quên mất Thúy Vân ngồi trước mặt.
? Từ “lạy” ở câu “trăm nghìn gửi lạy tình quân” có khác với từ “lạy” ở câu “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa không?
- Gợi ý: Khác nhau, ở cái lạy đầu tiên là lạy Thúy Vân vì để xin Vân nhận lời thay Kiều kết duyên cùng Kim Trọng. Còn cái lạy cuối là lạy Kim Trọng vì mong chàng tha thứ cho sự phụ bạc của nàng, cái lạy vĩnh biệt.
- GV: Không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận lỗi về mình, cho thấy đức hy sinh cao quý của nàng. Kiều sống hết mình trong nỗi đau của bản thân song trước sau nàng vẫn là con người vị tha. Kiều quên nỗi bất hạnh của mình để cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người khác. Chỉ một chữ “phụ” mà đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của Kiều.
- GV: Kiều hi sinh tình yêu vì chữ hiếu (đạo đức phong kiến) nhưng Kiều không phải là nhân vật nêu gương, bởi vì khi dứt tình nàng đã rất đau khổ, giằng xé. Điều đó cho thấy được Kiều là một con người rất thật, đầy máu thịt cuộc sống. Đồng thời, cho ta thấy được quan điểm tiến bộ của Nguyễn Du về tình yêu.
? Nêu ý nghĩa của đoạn trích
? Hãy cho biết những thành công về nghệ thuật của đoạn trích.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
-HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
5. Củng cố
- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “Trao duyên” đầy đau khổ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
6. Dặn dò
- Học bài
- Chuẩn bị bài mới: Tóm tắt văn bản thuyết minh
7. Nhận xét, rút kinh nghiệm
Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 27/03/2013
Ngày duyệt Người soạn
Chữ kí
Huỳnh Hiếu Hạnh Trần Thị Nga
File đính kèm:
- trao duyen.doc