Môn : Tập Đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, nên, nói ; sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mãi, biếu, hiếu thảo, điểm mười,
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt lời kể, lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và sáng kiến phải chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn : Tập Đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, nên, nói …; sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mãi, biếu, hiếu thảo, điểm mười, …
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt lời kể, lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và sáng kiến phải chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc, nếu có
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Hỏi HS về tên của các ngày 1 - 6, 1 - 5, 8 - 3, 20 -11 …
- Có bạn nào biết ngày lễ của ông bà là ngày nào không ?
- Nêu : Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà, bạn Hà đã đưa ra sáng kiến chọn 1 ngày làm ngày lễ cho ông bà. Diễn biến câu chuyện ra sau, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng người kể thong thả, giọng bé Hà hồn nhiên, giọng bố tán thưởng.
b) Hướng dẫn phát âm từ, tiếng khó, dễ lẫn
- Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm.
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Yêu cầu các em đọc từng câu cần luyện ngắt giọng đã chép lên bảng phụ, tìm cách đọc đúng sau đó luyện đọc các câu này. Chú ý chỉnh sửa lỗi, nếu có.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
d) Đọc cả đoạn
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Hỏi : Bé Hà có sáng kiến gì ?
- Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ?
- Vì sao ?
- Sáng kiến của bé Hà đã cho thấy, Bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà ?
TIẾT 2
2.3. Luyện đọc đọan 2, 3
- Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở tiết 1.
- Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở phần mục tiêu dạy học.
- Câu cần chú ý luyện ngắt giọng là :
Món quà ông bà thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu đấy. //
2.4. Tìm hiểu đọan 2, 3
- Yêu cầu HS đọc đọan 2, 3
- Hỏi : Bé Hà boăn khoăn điều gì ?
- Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì ?
- Bé Hà tặng ông bà cái gì ?
- Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà ?
- Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì ?
2.5. Thi đọc truyện theo vai
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong đó rồi thi đọc.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
- Em có muốn chọn một ngày cho ông bà mình không ? Em định chọn đó là ngày nào ?
- Tổng kết giờ học.
- Trả lời.
- Trả lời : Chưa có ngày lễ của ông bà.
- 1 HS khá đọc lại đọan 1. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu
- Mỗi HS đọc 1 câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các câu sau :
Bố ơi, / sao không có ngày của ông bà, / bố nhỉ ? //(giọng thắc mắc)
Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hằng năm / làm ”ngày ông bà”, / vì khi trời bất đầu rét, / mọi người cần chăm lo cho sức khỏe / cho các cụ già. //
Món quà ông thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu nay. //
- Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em và luyện đọc trong nhóm.
- Cả lớp đọc thầm đọan 1, 1 HS đọc thành tiếng.
- Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày lễ làm ngày lễ cho ông bà.
- Ngày lập đông.
- Vì khi trời bất đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khỏe của cụ bà.
- Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bé boăn khoăn vì không biết nên tặng ông bà cái gì.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Bé tặng ông bà chùm điểm mười.
- Ông bà rất thích món quà của bé Hà.
- Trả lời : Chăm học, ngoan ngoãn …
- Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đọc.
Môn : Thủ Công
GẤP thuyền phẳng đáy có mui (T2)
Tiết 2
3. học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui :
- GV yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui và thực hiện các thao tác gấp thuyền.
+ Bước 1 : Gấp tạo mũi thuyền.
+ Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền
+ Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- GV cho HS thực cá nhân gấp thuyền phẳng đáy có mui . GV theo dõi HS làm, quam sát uốn nắn cho HS, nhắc HS miết kĩ các đường mới gấp cho thẳng và lộn thuyền cẩn thận, từ từ để không bị rách .
- Khi HS gấp xong, GV cho HS dán sản phẩm vào vở. GV nhận xét và chấm.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Về nhà các em chuẩn bị mang giấy nháp, giấy thủ công để kiểm tra chương I kĩ thuật gấp hình.
* Nhận xét tiết học.
- 1, 2 HS nhắc lại quy trình gấp thuyền thẳng đáy có mui.
-HS thực hành gấp.
- HS dán sản phẩm vào vở.
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA H – HAI SƯƠNG MỘT NẮNG
I/ MỤC TIÊU
- Viết được chữ H hoa.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng Hai sương một nắng.
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các chữ.
ii/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ trong khung chữ.
- Bảng phụ kẻ sẵn khung chữ.
iii/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con chữ cái G hoa, cụm từ ứng dụng Góp sức chung tay.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết Tập viết tuần 10, các em sẽ tập viết chữ cái H hoa và cụm từ ứng dụng Hai sương một nắng.
2.2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa
a) Quan sát, nhận xét cấu tạo và quy trình viết
- Treo mẫu chữ.
- Hỏi : Chữ H hoa cao mấy mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ ?
- Chữ được viết bởi mấy nét ?
- Chỉ nét 1 và hỏi : Nét 1 là kết hợp của nét nào và nét nào ?
- Điểm đặt bút của nét này ở đâu? dừng bút ở đâu ?
- Nét thứ 2 gồm những nét cơ bản nào nối với nhau ?
- Giảng quy trình viết nát 2, sau đó nêu cách viết thứ 3.
- Vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình viết một cách tóm tắt.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ H hoa vào trong không trung sau đó viết bảng.
- Theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a) Giới thiệu
- Yêu cầu HS mở vở đọc cụm từ ứng dụng.
- Nêu : Đây là câu thành ngữ nói lên sự vất vả, chịu thương, chịu khó của bà con nông dân.
b) Quan sát, nhận xét
- Hướng dẫn HS quan sát về chiều cao các chữ cái, khoảng cách các chữ trong cụm từ ứng dụng.
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết bảng chữ Hai và nêu cách nối từ H sang a.
2.4. Viết vào Vở tập viết
- Theo dõi HS viết bài trong Vở tập viết và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu và chấm một số bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS hoàn thành bài trong vở Tập viết.
- Chữ cái hoa H cao 5 li, rộng 5 li.
- Được viết bởi 3 nét.
- Của nét cong trái và nét lượn ngang.
- Đặt bút ở trên đường kẻ ngang 5, giữa đường dọc 3 và đường dọc 4, từ đường này lượn xuống dưới đường kẻ ngang 5 một chút viết nét cong trái nối liền nết lượn ngang, dừng bút ở giao điểm của đường ngang 6 và đường dọc 4.
- Gồm nét khuyết dưới, nét khuyết trên và nét móc phải.
- Theo dõi và quan sát GV viết mẫu.
- Viết bảng.
- Đọc : Hai sương một nắng.
- Các chữ : h, g cao 5 li. Chữ t cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 đơn vị chữ.
- Viết bảng và trả lời : Nét cong trái của chữ a chạm vào điểm dừng bút của nét móc phải ở chữ H.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ H, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Hai, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Hai, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Hai sương một nắng, cỡ nhỏ.
Môn : Toán
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là một số tròn chục số trừ là số có một hoặc 2 chữ số (có nhớ) vận dụng khi giải toán có lời văn.
- Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết, khi biết tổng và một số hạng kia.
II/ đồ dùng dạy học:
- 4 bó, mỗi bó có 11 que tính.
- Bảng gài que tính.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra bài cũ :
- GV hỏi.
Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
3. bài mới:
a/ GV giới thiệu bài :
- GV nói và hỏi.
Có 40 que tính lấy bớt đi 8 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? (còn lại 32 que tính).
Muốn biết còn lại 32 que tính làm thế nào? (lấy 40 – 8).
- GV nói : Để biết 40 – 8 bằng bao nhiêu và tính nmhư thế nào, các em cùng học học bài 40 – 8. Đó là bài học hôm nay. GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 8 và tổ chức thực hành :
- GV gắn các bó que tính trên bảng và hướng dẫn HS lấy ra 4 bó mỗi bó có một chục (tức 10) que tính và hướng dẫn HS nhận ra có 8 que tính rời.
- GV nêu vấn đề.
+ Có 4 chục que tính, lấy bớt đi 8 que tính. Em làm thế nào để biết còn bao nhiêu que tính?
- GV theo dõi quan sát cách tính của các em.
- GV gọi HS nêu cách tính của mình, GV cùng HS nhận xét.
- Khi các em nêu xong cách tính GV chốt lại ý.
+ Lấy 1 bó một chục que tính, tháo rời ra được 10 que tính, lấy bớt đi 8 que tính, còn lại 2 que tính (10 – 8 = 2) 4 chục bớt đi 1 chục còn 3 chục (4 – 1 = 3) 3 chục que tính và 2 que tính rời gộp lại thành 32 que tính.
+ Như vậy : Có 40 chục que tính, lấy bớt đi 8 que tính, còn lại 32 que tính. GV ghi lên bảng 40 – 8 = 32.
- GV gọi HS nêu cách đặt tính, HS còn lại đặt tính vào bảng con .
- GV cùng HS nhận xét.
* Chú ý : Viết 8 thẳng cột với 0 và trừ từ phải sang phải.
- GV hướng dẫn HS cách tính.
40 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 còn 2,
- 8 viết 2, nhớ 1.
32 4 trừ 1 bằng 3, viết 3.
c/ Luyện tập :
Bài 1 :
- GV cho HS làm vào vở.
60 50 90 80 30 80
- 9 - 5 - 2 - 17 - 11 - 54
51 45 88 63 19 26
- GV gọi 3 HS lên bảng sửa bài. GV cùng HS nhận xét.
d/ Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 8 :
- GV cho HS làm trên que tính như 40 – 8 .
- GV cho HS đặt tính và tính vào bảng con. GV nhận xét.
40 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 còn 2,
- 18 viết 2, nhớ 1.
22 1 thêm1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
- GV cho HS làm tiếp bài 1 vào vở.
* Thực hành :
Bài 2 :
- GV cho HS làm vào bảng con bài 2, GV nhận xét.
a)X + 9 = 30 5 + X = 20 X + 19 = 60
X = 30–9 X = 20–5 X = 60–19
X = 21 X = 15 X = 41
Bài 3 :
- GV gọi HS đọc bài 3. GV hỏi?
Bài toán cho biết gì? (Biết có 2 chục que tính, bớt đi 5 que tính).
Bài toán hỏi gì? (Hỏi còn lại bao nhiêu que tính).
- GV gọi HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, khi HS làm xong GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung và chấm một số bài.
Giải.
2 chục = 20
Số que tính còn lại
10 - 5 = 15 (que tính)
Đáp số : 15 que tính
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV gọi 1 HS nêu lại cách đặt và tính 40 – 8 và 40 – 18 .
* GV nhận xét tiết học .
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi và thực hiện.
-HS để lên bàn 4 bó 1 chục que tính.
- Lấy bớt đi 8 que tính.
- HS cùng thực hiện.
- HS nêu cách tính của mình.
- Cả lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- 1 HS nêu cách đặt tính, HS làm vào bảng con.
- Cả lớp nhận xét.
- HS tính kết quả vào bảng con.
- HS đọc lại cách tính.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS làm vào vở.
- 3 HS lên bảng sửa bài.
- Cả lớp nhận xét cùng sửa chữa.
- HS thực hành trên que tính tách que tính để trừ 40 – 18 .
- HS đặt tính và tính vào bảng con.
- Vài em nhắc lại cách tính.
- HS làm tiếp bài 1 vào vở.
- HS làm vào bảng con.
- HS đọc bài 3.
- HS trả lời lớp nhận xét.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét.
- 7 – 10 em nộp bài.
- HS nhắc lại.
Môn : Kể Chuyện
sáng kiến của bé hà
i/ mục tiêu
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, điệu bộ.
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
ii/ Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn truyện.
iii/ các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Trong giờ kể chuyện tuần 10, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Kể từng đoạn truyện
- GV tiến hành tương tự như các tiết kể chuyện trước đã giới thiệu.
- Lưu ý : Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho các em.
Đoạn 1 :
- Bé Hà được mọi người coi là gì ? Vì sao ?
- Lần này, bé đưa ra sáng kiến gì ?
- Tại sao bé lại đưa ra sáng kiến ấy ?
- Hai bố con bàn nhau lấy ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Vì sao ?
Đoạn 2 :
- Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đã chọn được quà để tặng ông bà chưa ?
- Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà?
Đoạn 3 :
- Đến ngày lập đông những ai đã về thăm ông bà ?
- Bé Hà đã tặng ông bà cái gì ? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé ra sao?
2.2. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại chuyện.
+ Kể nối tiếp.
+ Kể theo vai.
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Bé Hà được coi là một cây sáng kiến vì bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến.
- Bé muốn chọn một ngày làm ngày lễ của ông bà.
- Vì bé thấy mọi người trong nhà đều có ngày lễ của mình. Bé thì có ngày 1 tháng 6. Bố có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày nào cả.
- Hai bố con bé Hà chọn ngày lập đông. Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khỏe của các cụ già.
- Bé vẫn chưa chọn được quà tặng ông bà cho dù bé đã phải suy nghĩ mãi.
- Bố đã giúp bé chọn quà cho ông bà.
- Đến ngày lập đông các cô chú … đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà.
- Bé tặng ông bà chùm điểm 10. Ông nói rằng, ông thích nhất món quà của bé.
- Các nhóm, mỗi nhóm 3 em, thi kể nối tiếp. Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc.
- Các nhóm, mỗi nhóm 5 em, thi kể lại chuyện. (Nếu có thêm phục trang để tăng hứng thú cho các em thì càng tốt).
- 1 HS kể. Lớp theo dõi nhận xét.
Môn : Tập Đọc
BƯU THIẾP
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ sau : bưu thiếp, năm mới, nhiều niếm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : bưu thiếp, nhân dịp.
- Hiểu nội dung của hai bưu thiếp trong bài.
- Biết mục đích của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, cách ghi phong bì thư.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung của 2 bưu thiếp và phong bì trong bài.
- Mỗi HS chuẩn bị 1 bưu thiếp, 1 phong bì.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng, lần lượt đọc từng đọan trong bài Sáng kiến của bé Hà và trả lời các câu hỏi :
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Trong lớp chúng ta đã có bạn nào từng được nhận bưu thiếp hay đã gởi bưu thiếp cho ai đó như ông bà, bạn bè, người thân … chưa ?
- Giới thiệu : Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu bưu thiếp và phong bì thư.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Đọc từng bưu thiếp trước lớp
- GV giải nghĩa các từ nhân dịp rồi cho nhiều HS đọc bưu thiếp 1.
Chú ý từ : Năm mới và cách ngắt giọng lời chúc.
- Tiếp tục cho HS đọc bưu thiếp 2, đọc phong bì thư trước lớp, chú ý yêu cầu HS phát âm đúng các tiếng khó, đọc thông tin về người gởi trước sao đó đọc thông tin về người nhận.
c) Đọc trong nhóm
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Lần lượt hỏi HS từng câu hỏi như trong SGK.
- Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai ? Vì sao ?
- Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai ? Gửi để làm gì ?
- Bưu thiếp dùng để làm gì ?
- Em có thể gửi bưu thiếp cho người thân vào những ngày nào ?
- Khi gửi bưu thiếp qua đường bưu điện em phải chú ý điều gì để bưu thiếp đến tay người nhận.
- Yêu cầu HS lấy bưu thiếp và phong bì đã chuẩn bị để thực hiện viết bưu thiếp chúc thọ ông bà.
- Chú ý nhắc HS viết bưu thiếp phải ngắn gọn, tỏ rõ tình cảm yêu mến, kính trọng ông bà.
- Gọi HS đọc bưu thiếp và phong bì.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS, nếu có điều kiện các em nên gửi bưu thiếp cho người thân vào sinh nhật, ngày lễ, … như vậy tình cảm giữa mọi người sẽ gắn bó thân thiết.
+ HS 1 : Bé Hà có sáng kiến gì ? Bé giải thích thế nào về sáng kiến của mình ?
+ HS 2 : Bé Hà boăn khoăn điều gì ?
+ HS 3 : Em học được điều gì từ bé Hà ?
- Trả lời : (Nếu HS trả lời có GVcho các em nêu hiểu biết của mình về bưu thiếp, nếu HS trả lời là chưa, GV cho HS xem bưu thiếp, giới thiệu về hình thức, mục đích viết bưu thiếp cho HS).
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- 2 đến 3 HS đọc
Chúc mừng năm mới //
Nhân dịp năm mới, / cháu kính chúc ông bà mạnh khỏe / và nhiều niềm vui. //
Cháu của ông bà //
Hoàng Ngân
- Luyện đọc bưu thiếp 2 và đọc phong bì.
- Bưu thiếp đầu là của bạn Hoàng Ngân gởi cho ông bà, để chúc ông bà nhân dịp năm mới.
- Bưu thiếp thứ hai là của ông bà gởi cho Ngân để thông báo đã nhận được bưu thiếp của bạn, và chúc mừng bạn nhân dịp năm mới
- Bưu thiếp dùng để báo tin, chúc mừng, thăm hỏi gởi qua đường bưu điện.
- Năm mới, sinh nhật, ngày lễ lớn, …
- Phải ghi địa chỉ người gởi, người nhận rõ ràng, đầy đủ.
- Thực hành viết bưu thiếp.
- Đọc bưu thiếp và phong bì của mình trước lớp.
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học ôn tập, HS có the :
- Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn uống đã được học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
- Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hóa.
- Củng cố các hành vi vệ sinh cá nhân.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình vẽ trong SGK.
- Hình vẽ các cơ quan tiêu hóa phóng to.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. khởi động :
- GV cho HS trò chơi xem ai nói nhanh, nói đúng tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khỏe :
* Hoạt động 1 : Trò chơi xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương.
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Hoạt động theo nhóm.
- GV gọi 1 số HS lên thực hiện vài động tác thể dục. GV nêu ra câu hỏi để HS tham khảo.
Khi thực hiện động tác thì vùng cơ nào, xương nào và khớp xương nào phải cử động?
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- GV gọi lần lượt các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Dán kết quả lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét.
* Hoạt động 2 : Trò chơi “Thi hùng biện”
+ Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chuẩn bị sẵn một số thăm ghi các câu hỏi.
- Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm cùng một lúc.
- Câu hỏi được đưa về nhóm để cùng chuẩn bị, sau đó nhóm cử một bạn lên trình bày.
Bước 2 :
- GV cho HS được cử lên trình bày, sẽ cùng lên ngồi trước lớp.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện vào ban giám khảo để chấm xem ai trả lời đúng và hay. GV cho các em lên trình bày mỗi em cầm một bông hoa, GV đọc xong câu hỏi, em nào trả lời thì giơ bông hoa lên, em nào giơ nhanh sẽ trả lời, nếu sai thì em khác trả lời. Em nào trả lời đúng nhiều câu hỏi sẽ thắng
Cơ quan tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khỏe mạnh và chóng lớn?
Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
Một ngày cần ăn mấy bữa? Đó là những bữa nào?
Tại sao phải ăn sạch uống sạch?
Làm thế nào để phòng bệnh giun?
* Nhận xét tiết học.
- 1 số HS lên thực hiện.
- 1 số HS lên thực hiện 1 số động tác.
- HS quan sát các động tác, để thảo luận nhóm theo câu hỏi.
- Lần lượt các nhóm đại diện lên trình bày và dán kết quả lên.
- Cả lớp nhận xét.
- 4 đại diện 4 tổ.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện vào ban giám khảo (2HS).
- 4 HS ngồi trước lớp, mỗi em cầm một bông hoa lắng tai nghe các câu hỏi của GV nêu ra, em nào giơ bông hoa lên trước được quyền trả lời, nếu sai thì em khác trả lời.
- Em nào trả lời đúng và nhiều câu hỏi sẽ thắng cuộc.
Môn : Toán
11 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 11 – 5
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 11 – 5 và bước đầu HTL bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để. Làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải toán.
- Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép trừ.
II/ đồ dùng dạy học:
- 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. bài mới:
a/ GV giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 11 – 5 và lập bảng trừ (11 trừ đi một số) :
- GV hướng dẫn HS lấy một bó 1 chục que tính và 1 que tính rời hỏi, gọi HS trả lời.
Có tất cả bao nhiêu que tính? (11 que tính).
- GV nêu vấn đề.
+ Có 11 chục que tính, lấy đi 5 que tính (GV ghi 11 và số 5 bên phải số 11) và hỏi.
Em làm thế nào để lấy 5 que tính?
- GV cho HS có thể nêu cách tính khác nhau. GV theo dõi HS làm.
- GV gọi lần lượt vài HS nêu cách tính.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV h/d HS cách làm.
+ Lấy 1 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 4 que tính nữa (1 + 4 = 5).
Có 11 que tính lấy đi 5 que tính còn lại mấy que tính? (còn lại 6 que tính)
- GV ghi lên bảng 11 – 5 = 6
c/ GV hướng dẫn HS đặt phép tính 11 – 5 :
- GV gọi 1 HS nêu cách đặt tính. GV gọi HS nhận xét
+ Viết số 11, viết số 5 thẳng cột với 1 ở cột đơn vị, viết dấu phép tính rồi kẻ vạch ngang.
- GV gọi 1 em thực hiện phép tính.
- GV cùng HS nhận xét.
11
- 5
6
d/ Lập bảng trừ :
- GV cho HS lên nối tiếp nhau lên điền kết quả để thành lập bảng trừ.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho từng tổ đọc bảng trừ.
11 – 2 = 9 11 – 6 = 5
11 – 3 = 8 11 – 7 = 4
11 – 4 = 7 11 – 8 = 3
11 – 5 = 6 11 – 9 = 2
đ/ Thực hành :
Bài 1 : Tính nhẩm
- GV cho HS làm SGK bài 1 trang 48. GV theo dõi HS làm bài.
- Khi HS làm xong, GV gọi lần lượt gọi từng em lên sửa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
a) 9 + 2 = 11 8 + 3 = 11 7 + 4 = 11 6 + 5 = 11
2 + 9 = 11 3 + 8 = 11 4 + 7 = 11 5 + 6 = 11
11 - 9 = 2 11 - 8 = 3 11 - 7 = 4 11 - 6 = 5
11 - 2 = 9 11 - 3 = 8 11 - 4 = 7 11 - 5 = 6
b) 11 – 1 – 5 = 6 11 – 1 – 9 = 1 11 – 1 – 3 = 7
11 – 6 = 5 11 – 10 = 1 11 – 4 = 7
Bài 2 : Tính
- GV cho HS làm vào vở bài 2. GV theo dõi HS làm.
- Khi HS làm xong, GV gọi 5 em lên bảng sửa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
11 11 11 11 11
- 8 - 7 - 3 - 5 - 2
3 4 8 6 9
Bài 3 : Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là :
a) 11 và 7 b) 11 và 9 c) 11 và 3
11 11 11
- 7 - 9 - 3
4 2 8
- GV nhận xét sửa chữa.
Bài 4 :
- GV gọi 1 HS đọc bài toán 4. GV hỏi?
Bài toán cho biết gì? (Bình có 11 quả bóng bay, Bình cho bạn 4 quả).
Bài toán hỏi gì? (Hỏi Bình còn lại mấy quả bóng bay?).
- GV gọi 1 HS lên tóm tắt 1 em lên giải.
- GV cùng HS nhận xét.
Tóm tắt
Bình có : 11 quả bóng bay
Bình cho : 4 quả
Bình còn :…….. quả bóng bay?
Tính Giải.
11 Bình còn lại là :
- 4 11 - 4 = 7 (quả)
7 Đáp số : 7 quả
- GV nhận xét và chấm một số vở của HS.
3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV gọi HS đọc lại bảng trừ.
- Về nhà các em đọc HLT bảng trừ
* GV nhận xét tiết học .
- HS nhắc lại.
- HS thực hiện theo, lấy 1 bó 10 que tính và 1 que tính rời để trên bàn.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS thực hiện thao tác 11 lấy 5 trên que tính..
- Vài HS nêu cách tính.
- Cả lớp nhận xét.
- HS theo dõi và thực hiện.
- HS trả lời.
- 1 HS nêu cách đặt tính.
- Lớp nhận xét.
- 1 em thực hiện phép tính.
- Lớp nhận xét.
- Lần lượt từng HS lên nối tiếp nhau điền kết quả để thành lập bảng trừ.
- Lớp nhận xét.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS làm vào vở (SGK) bài 1
- Vài em lên sửa chữa bài.
- Lớp nhận xét và sửa chữa.
- HS làm vào vở bài 2.
- 5 HS lên bảng sửa bài.
- Lớp nhận xét và sửa chữa.
- HS làm vào bảng con và đọc.
- 1 HS đọc bài toán 4.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS giải.
- Lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS nộp bài.
- HS đọc (HTL) bảng trừ.
- Cả lớp đọc HTL.
Môn : Chính Tả
NGÀY LỄ
I/ MỤC TIÊU
- Chép lại chính xác đoạn văn Ngày lễ.
- Biết viết và viết đúng tên các ngày lễ lớn.
- Làm đúng các bài tập chính tả củng cố quy tắc chính tả với c/k/, phân biệt âm đầu l/n, thanh hỏi/thanh ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn cần chép; nội dung các bài tập chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu rõ mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hướng dẫn viết chính tả.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép.
- Đoạn văn nói
File đính kèm:
- T10.DOC