Môn : Toán
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
- GV viết lên bảng phép trừ 10 – 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ sau đó ghi tên bài lên bảng.
b/ Tìm số bị trừ :
Bước 1 : Thao tác với đồ dùng trực quan.
+ Bài toán 1 :
- Có 10 ô vuông (GV đưa ra mảng giấy 10, ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông) GV hỏi :
Còn bao nhiêu ô vuông? (còn lại 6 ô vuông).
Làm thế nào để biết rằng còn lại 6 ô vuông? (Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6)
Hãy nêu tên các thành phần vầ kết quả trong phép tính : 10 – 4 = 6.
- GV gọi HS nêu, GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi ứng với phép tính.
10 - 4 = 6
Hiệu
Số trừ
Số bị trừ
+ Bài toán 2 :
- Có một mảng giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông, phần thứ 2 có 6 ô vuông.
Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông? (10 ô vuông).
Làm thế nào ra 10 ô vuông? (Thực hiện phép tính 4 + 6 =10).
Bước 2 : Giới thiệu kỹ thuật tính.
- GV nêu : Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là X. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6.
Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì?
- GV ghi lên bảng : X = 6 + 4
Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu? (là 10).
- GV làm bài toán mẫu trên bảng lớp.
X – 4 = 6
X = 6 + 4
X = 10
- GV hỏi gọi HS trả lời.
X là gì trong phép tính X – 4 = 6? (là số bị trừ).
6 gọi là gì trong phép tính X – 4 = 6? (là hiệu).
6 gọi là gì trong phép tính X – 4 = 6? (là số trừ).
Vậy muốn tìm số bị trừ, tìm X ta làm thế nào? (lấy hiệu cộng với số trừ).
- GV gọi vài HS đọc.
c/ Luyện tập :
Bài 1 : Tìm X
- GV cho HS làm vào bảng con bài a, b, c. Đồng thời gọi 3 HS lần lượt lên thực hành bài toán trên bảng cài.
- GV nhận xét sửa chữa.
- GV cho HS làm vào vở 3 bài còn lại. GV theo dõi HS làm.
- Khi HS làm bài xong, GV gọi HS đọc kết quả từng bài. GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
- GV cho HS làm vào SGK. GV theo dõi HS làm bài.
Số bị trừ
11
21
49
62
94
Số trừ
4
12
34
27
48
Hiệu
7
9
15
35
46
Bài 3 : Số?
- 2 - 4 - 5
7 5 10 6 5 0
Bài 4 : GV cho 2 nhóm cử 1 đại diện lên vẽ đoạn thẳng. Em nào làm đúng, nhanh sẽ thắng.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chọn ra nhóm thắng cuộc.
Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD cắt nhau tại điểm nào. Ghi ten điểm đó.
C B
O
A D
3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV hỏi lại.
Muốn tím số bị trừ ta làm thế nào?
* GV nhận xét tiết học .
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi.
- HS trả lời lớp nhận xét.
- HS nêu tên các thành phần 10 – 4 = 6.
- Vài HS đọc.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS HS theo dõi.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS đọc CN, ĐT.
- 3 HS lên bảng làm mỗi lần 1 HS làm 1 bài.
- HS còn lại làm bài vào bảng con.
- HS làm bài vào vở 3 bài còn lại.
- 3 em đọc kết quả bài 3.
- HS sửa chũa bài tập nếu đúng ghi Đ, sai ghi S.
- HS làm bài.
- Đại diện nhóm chơi trò chơi. Nhóm nào làm đúng nhanh sẽ thắng.
- Cả lớp theo dõi.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
Môn : Tập Đọc
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : sự tích, lần, la cà, nơi, bao lâu, true, lớn hơn, kì lạ, run ray, nở trắng, tán lá, gieo trồng khấp nơi …; cây vú sữa, mõi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xòe cành, vỗ về, ai cũng thích …
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện : Truyện cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa (nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Trong lớp ta có bạn nào từng ăn vú sữa ? Con cảm thấy vị ngon của quả như thế nào ?
- Giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu sự tích của loài quả ngon ngọt này. Đó là Sự tích cây vú sữa. Sự tích là những câu chuyện của người xưa giải thích vể nguồn gốc của cái gì đó, còn được kể lại. VD : Sự tích trầu cau, sự tích bánh trưng, bánh giày …
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn
- GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc sau đó luyện đọc.
d) Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lần 1 dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ khó. Khi giải thích, GV đặt câu hỏi trước cho HS trả lời, sau đó mới giải thích chính xác lại nghĩa các từ hoặc cụm từ đó (đã giới thiệu ở phần Mục tiêu). Lần 2 yêu cầu 4 HS đọc liền nhau.
- Chia nhóm và yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Hỏi : Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
- Yêu cầu HS đọc tiếp đọan 2
- Hỏi : Vì sao cậu bé quay trở về ?
- Khi trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ?
- Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó ?
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ ?
- Theo em sao mội người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa ?
- Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Cho HS đọc lại cả bài.
- Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt. Nhắc nhở, phê bình các em chưa chú ý.
- HS 1 : Đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích nhất trong bài Thương ông. Trả lời : Việt đã làm gì giúp ông đỡ đau ?
- HS 2 : Đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích nhất trong bài Thương ông. Nói rõ vì sao em thích khổ thơ đó ? Em học được bài học gì từ bạn Việt ?
- Trả lời.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe và theo dõi trong SGK.
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu, hoặc một số từ khác phù hợp với tình hình HS.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
Một hôm, / vừa đói, / vừa rét, / lại bị trẻ lớn hơn đánh, / cậu mới nhớ đến mẹ, / liền tìm đường về nhà. //
Môi cậu vừa chạm vào, / một dòng sữa trắng trào ra, / ngọt thơm như sữa mẹ. //
Lá một mặt xanh bóng, / mặt kia đỏ hoe / như mắt mẹ chờ con.//
Họ đem hạt gieo trồng khấp nơi / và gọi đó / là cây vú sữa. //
- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
+ HS 1 : Ngày xưa … chờ mong
+ HS 2 : Không biết … như mây
+ HS 3 : Hoa rụng … vỗ về.
+ HS 4 : Trái cây thơm … cây vú sữa
- Luyện đọc theo nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2
- Đọc thầm.
- Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bé bị mẹ mắng.
- Đọc thầm
- Vì cậu vừa đói, vừa rét, vừa bị trẻ lớn đánh.
- Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
- Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở nắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện. Lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm tay vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.
- Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ.
- Một số HS phát biểu. VD : Mẹ ơi, con đã biết lỗi rồi, mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng. / Con xin lỗi mẹ, từ nay con không bỏ đi chơi nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con …
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA K – KỀ VAI SÁT CÁNH
I/ MỤC TIÊU
- Viết được chữ cái K hoa.
- Viết cụm từ ứng dụng : Kề vai sát cánh.
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, viết sạch, đẹp.
ii/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ, khung chữ mẫu.
iii/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS viết bảng chữ cái I hoa, cụm từ ứng dụng : Ích nước lợi nhà.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ tập viết này, các con sẽ tập viết chữ K hoa và cụm từ ứng dụng : Kề vai sát cánh.
2.2. Hướng dẫn viết chữ K hoa
a) Quan sát và nhận xét
- Cho HS nhận xét chiều cao, chiều rộng số nét của chữ cái K hoa.
- Giảng quy trình viết (vừa giảng vừa chỉ trên khung chữ mẫu).
+ Nét 1, nét 2 viết như viết chữ I.
+ Nét 3 : Điểm đặt bút ở giao của đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 5, từ điểm này viết nét móc xuôi trái, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo thành nét xoắn nhỏ nằm giữa đường kẻ 3. Sau đó viết tiếp nét móc ngược phải. Điểm dừng bút ở giao của đường ngang 2 và đường dọc 6.
- Vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình viết.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết trong không trung sau đó viết bảng con. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS
2.3. Viết cụm từ ứng dụng
a) Giới thiệu
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng trong Vở tập viết.
- Hỏi HS về nghĩa của : Kề vai sát cánh.
b) Quan sát và nhận xét
- Yêu cầu HS nhận xét số chữ trong cụm từ ứng dụng, chiều cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, cách viết nét nối từ K và ê.
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết bảng chữ Kề.
- Theo dõi và nhận xét.
2.4. Hướng dẫn viết vở Tập viết
- Yêu cầu HS viết 1 dòng chữ K hoa cỡ vừa, 2 dòng chữ Kề cỡ nhỏ; viết 2 dòng Kề vai sát cánh cỡ nhỏ.
- Thu và chấm một số bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét chung về tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành nốt bài trong vở Tập viết.
- Chữ cái K hoa cao 5 li, rộng 5 li (6 đường kẻ ngang). Viết bởi 3 nét.
- Thực hiện viết bảng.
- Đọc : Kề vai sát cánh.
- Đoàn kết cùng nhau làm việc.
- Nhận xét : Cụm từ có 4 chữ, khoảng cách giữa các chữ bằng 1 chữ cái o. Các chữ cái K, h cao 2,5 li, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Khi viết chữ Kề từ điểm dừng bút của nét móc phải xuôi trong chữ K viết luôn sang chữ e.
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Thực hành viết trong vở Tập viết.
Môn : Toán
13 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 13 – 5
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Tự lập bảng trừ có nhớ dạng 13 – 5 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học đã làm tính và giải bài toán.
II/ đồ dùng dạy học:
- 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :
+ Tính dọc :
32 – 8, 42 – 18
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
X – 14 = 62 X – 13 = 30
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
3. DẠY – HỌC bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng 13 trừ đi một số : 13 – 5. GV ghi tựa bài lên bảng, gọi HS đọc.
b/ Phép trừ 13 – 5 :
Bước 1 : Nêu vấn đề.
- GV đưa ra bài toán :
+ Có 13 que tính (GV cầm que tính) bớt đi 5 que tính. GV hỏi?
Còn lại bao nhiêu que tính ? (còn 8 que tính).
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? (Thực hiện phép trừ 13 – 5).
- GV viết lên bảng : 13 – 5.
Bước 2 : Đi tìm kết quả.
- GV yêu cầu HS lấy 13 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 5 que tính sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính.
- GV yêu cầu HS nêu cách bớt của mình.
- GV cùng HS nhận xét.
+ Có 13 que tính (1 bó que tính và 3 que tính rời).
+ Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? (Bớt 2 que tính nữa).
Vì sao? (Vì 3 + 2 = 5).
+ Để bớt 2 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời bớt 2 que tính còn lại 8 que tính.
Vậy 13 trừ 5 bằng bao nhiêu? (13 trừ 5 bằng 8).
- GV viết lên bảng : 13 – 5 = 8.
Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV gọi HS nêu cách đặt tính. GV ghi lên bảng.
+ Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3, viết dấu trừ và kẻ vạch ngang
- GV gọi1 HS nêu cách tính bài toán.
+ Trừ từ phải sang trái.
13 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8,
- 5 viết 8, nhớ 1.
8 1 trừ 1 bằng 0.
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung.
c/ Bảng công thức : 13 trừ đi một số :
- GV y/c HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học GV ghi lên bảng các công thức 13 trừ đi một số.
- GV y/c HS thông báo kết quả. HS nêu GV ghi lên bảng.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó GV xóa dần các phép tính cho HS đọc thuộc.
13 – 4 = 9 13 – 7 = 6
13 – 5 = 8 13 – 8 = 5
13 – 6 = 7 13 – 9 = 4
d/ Luyện tập - Thực hành :
Bài 1 : Tính nhẩm.
- GV cho HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính bài a, b (trang 57).
- GV gọi 3 HS lên bảng mỗi HS làm 1 cột tính.
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm, GV nhận xét sửa chữa.
- GV hỏi thêm.
Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì kết quả như thế nào? (kết quả không thay đổi).
- GV nhận xét và cho điểm.
a) 9 + 4 = 13 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13
4 + 9 = 13 5 + 8 = 13 6 + 7 = 13
13 - 9 = 4 13 - 8 = 5 13 - 7 = 6
13 - 4 = 9 13 - 5 = 8 13 - 6 = 7
b) 13 – 3 – 5 = 5 13 – 3 – 1 = 9 13 – 3 – 4 = 6
13 – 8 = 5 13 – 4 = 9 13 – 7 = 6
Bài 2 : Tính
- GV cho HS làm vào vở. GV theo dõi HS làm.
- Khi HS làm xong, GV gọi HS lên sửa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét. GV chấm một số vở.
13 13 13 13 13
- 6 - 9 - 7 - 4 - 5
7 4 6 9 8
Bài 3 : Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là.
a) 13 và 9 b) 13 và 6 c) 13 và 8
13 13 13
- 9 - 6 - 8
4 7 5
Bài 4 :
- Gvđọc bài toán 4 gọi 1 HS đọc.
- GV hỏi?
Bài toán cho biết gì? (Có 13 xe đạp đã bán 6 xe đạp).
Bài toán hỏi gì? (Hỏi cửa hàng còn lại mấy xe đạp).
- GV gọi 1 HS lên bảng giải. HS còn lại làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, GV nhận xét chung.
- GV chấm một số vở bài làm của HS.
- GV nhận xét qua bài làm.
Tóm tắt
Có : 13 xe đạp.
Bán : 6 xe đạp.
Còn lại :……..xe đạp?
Giải.
Cửa hàng còn lại là :
13 - 6 = 7 (xe đạp)
Đáp số : 7 xe đạp
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV gọi HS đọc lại bảng công thức 13 - 5.
* GV nhận xét tiết học .
- HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 bài.
32 42
- 8 - 18
24 24
- 2 HS lên bảng làm mỗi em 1 bài.
X – 14 = 62 X – 13 = 30
X = 62-4 X = 30-13
X = 76 X = 43
- HS đọc đồng thanh.
- HS nghe và phân tích.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hành thao tác trên que tính.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính.
- 1 HS nêu cách tính bài toán.
- Lớp nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS thực hành thao tác trên que tính, tìm kết quả.
- HS nối tiếp nhau thông báo kết quả cảu các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS đọc thuộc bảng công thức.
- Đọc CN, ĐT.
- HS làm bài 1 vào SGK.
- 3 HS lên bảng mỗi HS làm 1 cột tính.
- HS nhận xét bài bạn làm Đ, S.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm vào vơ bài 2.
- 2 em lên sửa bài.
- Lớp nhận xét qua bài làm và sửa bài của mình
- 1 HS đọc bài toán 4.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng giải.
- HS làm vào vở.
- 5, 7 HS nộp bài.
Môn : Kể Chuyện
sự tích cây vú sữa
I/ mục tiêu
- Biết kể lại đoạn 1 câu chuyện bằng lời của mình.
- Dựa vào ý tóm tắc kể lại đoạn 2 câu chuyện.
- Biết kể lại đoạn cuối câu chuyện theo tưởng tượng.
- Kể lại được cả nội dung câu chuyện, biết phối hợp giọng điệu, cử chỉ, nét mặt cho hấp dẫn.
ii/ đồ dùng dạy – học
- Bảng ghi các gợi ý tóm tắt nội dung đoạn 2.
iii/ các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bà và cháu, sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài tập đọc, sau đó giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
a) Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Hỏi : Kể bằng lời của mình nghĩa là như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS kể mẫu ( có thể đặt câu hỏi gợi ý : Cậu bé là người như thế nào ? Cậu ở với ai ? Tại sao cậu bỏ nhà ra đi ? Khi cậu bé ra đi, người mẹ làm gì ? )
- Gọi thêm nhiều HS khác kể lại. Sau mỗi lần HS kể lại yêu cầu các em khác góp ý, bổ sung, nhận xét.
b) Kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt từng ý
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện.
- Yêu cầu HS thực hành kể theo cặp và theo dõi HS hoạt động.
- Gọi một số em trình bày trước lớp. Sau mỗi lần HS kể GV và HS cả lớp dừng lại để nhận xét.
c) Kể đoạn 3 theo tưởng tượng
- Hỏi : Em mong muốn câu chuyện kết thúc thế nào ?
- GV gợi ý cho mỗi mong muốn kết thúc của các em được kể thành 1 đoạn.
2.3. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV có thể cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện cho đến hết hoặc cho HS kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Nghĩa là không kể nguyên văn như SGK.
- HS khá kể : Ngày xưa, có một câụ bé rất lười biếng và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng. Mẹ cậu luôn vất vả. Một lần, do mãi chơi, cậu bé bị mẹ mắng. Giận mẹ quá, cậu bỏ nhà đi biền biệt mãi không quay về. Người mẹ thương con cứ mòn mỏi đứng ở cổng đợi con về.
- Thực hành kể đoạn 1 bằng lời của mình.
- Đọc bài.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Trình bày đoạn 2.
- HS nối tiếp nhau trả lời : VD : mẹ cậu bé vẫn biến thành cây./ Mẹ cậu bé hiện ra từ cây và hai mẹ con vui sống với nhau./ Mẹ cậu bé hiện ra từ biệt cậu rồi lại biến mất./ Mẹ hiện ra dặn cậu bé đừng nên ham chơi nữa hãy quay về học hành và biến mất./ Có bà tiên hiện ra nói với cậu be : “Nếu muốn mẹ sống lại cháu phải học tập tốt và thi đỗ Trạng nguyên …
- Thực hành kể lại toàn bộ nội dung truyện. Khi một em hay một nhóm kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Môn : Thủ Công
gấp, cắt, dán hình tròn (2T)
I/ mục tiêu:
- HS biết gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công.
Ii/ chuẩn bị:
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
- Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy màu + ĐDHT.
Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu :
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
- GV cho các tổ trưởng kiểm tra ĐDHT của HS.
* GV nhận xét.
3. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
- Các em đã học và thực hành qua chương I “Kĩ thuật gấp hình “. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em qua chương II. “ Phối hợp gấp, cắt, dán hình “ Bài đầu của chương II. Cô sẽ hướng dẫn các em . “ Phối hợp gấp, cắt, dán hình tròn “. GV ghi tựa bài lên bảng.
b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu hình tròn mẫu được dán trên nền một hình vuông . Đây là hình tròn được cắt bằng cách gấp giấy.
- GV vẽ hình trên bảng và hướng dẫn các nối điểm .
+ Nối điểm O (Điểm giữa của hình tròn) với điểm M, N, P nằm trên đường tròn sau đó GV hỏi.
Độ dài các đoạn thẳng OM, ON, OP như thế nào? (các đoạn thẳng OM, ON, OP có độ dài bằng nhau do đặc điểm này mà để vẽ đường tròn, không dùng dụng cụ để vẽ đường tròn người ta tạo ra hình tròn bằng cách gấp, cắt giấy.
- GV cho HS so sánh về độ dài MN với cạch của hình vuông. Cạch của hình vuông bằng độ dài MN của hình tròn. Nếu cắt bỏ những phần gạch chéo của hình vuông như hình mẫu, ta sẽ được hình tròn.
P
M O N
c. Giới thiệu và hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Gấp hình.
- GV làm mấu cho HS xem, vừa làm mẫu vừa hướng dẫn.
+ Cắt 1 hình vuông có cạnh là 6 ô vuông (H1)
+ Gấp từ hình vuông theo đường chéo được hình 2a và điểm O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa và mở ra được hình 2b. O O
O
H1 H2 b a
- Gấp hình 2b theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được hình 3.
Bước 2 : Cắt hình tròn.
+ Lật mặt sau hình 3 được hình 4. Cắt theo đường dấu CD và mở ra được hình 5a.
+ Từ hình 5a cắt sửa theo đường cong và mở ra được hình tròn (H6).
O O
C D
H3 H 4
b
a H5
H6
Bước 3 : Dán hình tròn.
Dán hình tròn vào vở hoặc tờ giấy khác màulàm nền.
GV hướng dẫn Hs tự gấp, cắt hình tròn bằng giấy nháp. GV theo dõi HS làm, uốn nắn sửa chữa.
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
- GV gọi Hs nhắc lại cách gấp, cắt hình tròn.
- Về nhà các tập gấp và cắt hình tròn bằng giấy nháp và chuẩn bị tiết. Các em thực hành.
* Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- Các tổ trưởng kiểm tra.
- Các tổ báo cáo.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS quan sát.
- Cả lớp quan sát.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS tự so sánh.
- HS theo dõi.
- HS tập gấp, cắt hình tròn bằng giấy nháp.
- 1, 2 HS nhắc lại cách gấp, cắt hình tròn.
- Lớp nhận xét.
Môn : Tập Đọc
ĐIỆN THOẠI
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó : chuông điện thoại, mừng quýnh, bâng khuâng, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : sắp sách vỡ, lên, co khỏe lắm, mấy từng nay, làm bố lo, quay lại …; sách vở, quen thuộc, ngập ngừng, không cười nữa, chuyển máy, trở về ...
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : điện thoại, mừng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng.
- Hiểu và biết cách nói chuyện bằng điện thoại.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Goi 2 HS lên bảng đọc đoạn 2 bài Sự tích cây vú sữa và trả lời các câu hỏi :
+ HS 1 : Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ?
+ HS 2 : Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ ? Nội dung của bài là gì ?
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong bài học hôm nay, các con sẽ đọc bài Điện thoại. Qua bài tập đọc này các con sẽ thêm hiểu về cách nói chuyện qua điện thoại.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt lời kể và lời nhân vật. Giọng Tường lễ phép khi nhắc máy thưa, mừng rỡ khi nhận ra bố ngập ngừng khi bố hỏi sức khỏe của mẹ. Giọng bố ấm áp tình cảm
b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Giới thiệu các câu cần luyện giọng, yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó cả lớp luyện đọc.
d) Đọc theo đoạn
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Hỏi : Tường đã làm những gì khi nghe tiếng chuông điện thoại ?
- Nếu : Khi nghe điện thoại các em áp một đầu vào tai để nghe đầu dây bên kia nói và áp đầu còn lại gần miệng để nói. GV làm mẫu trên vật thật nếu có hoặc treo tranh giới thiệu.
- Gọi HS đọc câu hỏi 2
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Hỏi : Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS nhắc lại các điểm cần lưu ý trong khi nói chuyện bằng điện thoại.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- 1 HS đọc lại bài và nêu nội dung bài
- Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở, phê bình các em còn chưa chú ý.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi trong bài SGK
- Luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi HS đọc 1 câu
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau :
Vừa sắp sách vở ra bàn, / Tường bỗng nghe / có tiếng chuông điện thoại. //
- A lô ! // Cháu là Tường, / con của mẹ Bình, / nghe đây ạ ! //
- Con chào bố. // Con khỏe lắm. // Me … // cũng … // bố thế nào a ? // bao giờ bố về ? //
- 2 HS nối tiếp đọc từng đọan cho đến hết bài.
Đoạn 1 : Vừa sắp … bao giờ thì bố về ?
Đoạn 2 : Còn lại.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Đọc thầm.
- Đến bên máy, nhắc ống nghe lên, áp một đầu vào tai và nói : A lô ! Cháu là Tường, con của mẹ Bình, nghe đây ạ ! (tự giới thiệu)
- Đọc câu hỏi :
- Khi nói chuyện điện thoại ta cũng chào hỏi giống như bình thường nhưng khi nhắc ống nghe lên và giới thiệu ngay, và nói thật ngắn gọn. Cần giới thiệu ngay vì nếu không giới thiệu người bên kia sẽ không biết là ai. Nói ngắn gọn vì nói dài sẽ không tiết kiệm tiền của.
- Đọc thầm.
- Tường không nghe nói bố mẹ nói chuyện vì như
File đính kèm:
- T12.DOC