Giáo án giảng lớp 2 tuần 3

KIỂM TRA

I/ MỤC TIÊU:

 - Kiểm tra kếtquả ôn tập đầu năm học của học sinh.

 + Đọc viết số có 2 chữ số, viết số liền trước, số liền sau.

 + Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ( không nhớ trong phạm vi 100).

 + Giải bài toán bằng 1 phép tính (cộng hoặc trừ chủ yếu dạng thêm, bớt một số đơn vị từ số đã biết).

 + Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần III thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2007 Môn: Toán $ 11 KIỂM TRA I/ MỤC TIÊU: - Kiểm tra kếtquả ôn tập đầu năm học của học sinh. + Đọc viết số có 2 chữ số, viết số liền trước, số liền sau. + Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ( không nhớ trong phạm vi 100). + Giải bài toán bằng 1 phép tính (cộng hoặc trừ chủ yếu dạng thêm, bớt một số đơn vị từ số đã biết). + Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng. II/ ĐỀ KIỂM TRA: 1. tính: 88 49 64 96 57 60 - 36 - 15 - 44 - 12 - 53 - 60 2. Đổi: 1 dm = ....cm 3dm = ...cm 2dm = ...cm 5 dm = ....cm 30cm = ....dm 60 cm = ... dm 3. Bài toán: Mẹ và chị hái được 85 quả cam. Mẹ hái được 45 quả cam. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam. III. Biểu điểm: - Bài 1: 3 điểm mỗi phép tính đúng 0,5 đ - Bài 2: 3 đ mỗi phép tính đúng 0,5 đ - Bài 3 4 đ thiếu đáp số trừ 1 đ ôn : Đạo đức $ 3 Biết nhận lỗi và sửa chữa I/ MỤC TIÊU: - Hs hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. - Hs biết tự nhận và sửa chữa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi. II/ tài liệu và phương tiện: - Phiếu thảo luận nhóm của HĐ1.- Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai cho HĐ2 (T2) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy 1. ỔN ĐỊNH: 2. hoạt động 1: Phân tích truyện “ Cái bình hoa”. a. Mục tiêu: Giúp hs xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi. b. Cách tiến hành: * Gv chia nhóm y/c các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện. * Gv kể từ đầu đến đoạn :”Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến cái bình vỡ”. * Gv hỏi Ÿ Nếu Vô-Va không nhận lỗi thì điều gì xảy ra ? Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩa và làm gì sau đó. - Hs thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. * Gv chốt lại câu chuyện : ? Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mác lỗi . ? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ?. - Hs thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. GVKL: Trong cuộc sống ai cũng có khi mắc lỗi nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi . biết nhận lỗi và sửa lỗi mau tiến bộ và được mọi người yêu mến. 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến thái độ của mình: a. Mục tiêu: Giúp hs biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình. b. Cách tiến hành: - Gv qui định: tán thành đánh dấu +, không tán thành đánh dấu -, số 0 biểu thị sự bối rối. - Hs bày tỏ ý kiến vào bảng con và giải thích. Người nhận lỗi là người dũng cảm. Nếu có lỗi chỉ cần sửa lỗi, không cần nhận lỗi. - Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi. - Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình có lỗi. - Cần xin lỗi khi nhắc lỗi với bạn bè và em bé. - Chỉ cần xin lỗi với người quen biết. GVKL: Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và được mọi người quí mến. 4/ hướng dẫn thực hành ở nhà: - Chuẩn bị 1 nội dung em đã nhận hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em. * Gv nhận xét tiết học. Môn: Tập đọc $ 9 BẠN CỦA NAI NHỎ I/ MỤC TIÊU: 1. Đọc: - HS đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ : chặn lối, chạy như bay, lo, gã Sói, ngã ngửa … - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Biết phân biệt giọng khi đọc đúng lời các nhân vật. + Lời nói Nai nhỏ : hồn nhiên, ngây thơ. + Lời nói của Nai bố : băn khoăn, vui mừng, tin tưởng. + Lời người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. + nhấn giọng ở các từ ngữ : hích vai, thật khoẻ, vẫn lo, thật thông minh. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ trong bài : ngao du thiên hạ, ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc. - Biết các đặc tính của bạn Nai nhỏ : khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người. - Hiểu nội dung của bài : Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ ngữ cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 Hoạt động dạy 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc Mít làm thơ. - HS 1 : Đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi : Dạo này Mít có gì thay đổi ? - HS 2 : Đọc đoạn 2. Trả lời câu hỏi : Mít đã chăm chỉ như thế nào - HS 3 : Đọc cả bài. Trả lời câu hỏi : Câu chuyện có gì vui 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Treo bức tranh và hỏi : Tranh vẽ những con vật gì ? Chúng đang làm gì ? (Tranh vẽ con Sói, hai con Nai và một con Dê. Một con Nai húc ngã con sói.) - Viết tên bài lên bảng. 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 a) Đọc mẫu : - Chú ý : Đọc to, rõ ràng theo giọng kể chuyện, phân biệt giọng của các nhân vật. - Gọi 1 HS khác đọc đoạn 1, 2. b) Hướng dẫn phát âm khó : - Tiến hành như đã giới thiệu ở tiết tập đọc đầu tiên. - 3 đến 5 HS đọc từ khó trên bảng. Cả lớp đọc đồng thanh : chặn lối, chạy như quay. - Yêu cầu đọc từng câu. - Đọc nối tiếp từng câu từ đầu cho đến hết bài. c) Hướng dẫn ngắt giọng : - Treo bảng phụ có ghi các câu dài và tổ chức cho HS luyện đọc. Một lần khác, / chúng con đang đi dọc bờ sông / tìm nước uống / thì thấy lão Hổ hung dữ / đang rình sau bụi cây. // Sói sắp tóm được Dê Non / thì bạn con đã kịp lao tới, / dùng đôi gạc chắc khoẻ / húc Sõi ngã ngửa. // Con trai bé bỏng của cha, / con có người bạn như thế / thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa. // d) Đọc từng đoạn : e) Thi đọc : g) Đọc đồng thanh : TIẾT 2 2.3. Tìm hiểu bài : - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. - Hỏi : Nai nhỏ xin phép cha đi đâu ? (Đi chơi cùng bạn). - Khi đó cha Nai Nhỏ đã nói gì ? (Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.) - Chú ý : Gọi nhiều HS trả lời. Sau đó tổng kết lại cho đủ ý. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. - Hỏi : Nai nhỏ đã kể cho cha nghe về những hành động nào của bạn ? (Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi …) - Vì sao cha của Nai Nhỏ vẫn lo ? (Vì bạn ấy chỉ khoẻ thôi thì chưa đủ.) - Bạn của Nai Nhỏ có những điểm nào tốt ? (Khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm.) - Con thích bạn của Nai Nhỏ ở điểm nào nhất? Vì sao ? (Vì Nai Nhỏ có một người bạn vừa dũng cảm, vừa tốt bụng lại sẵn sàng giúp bạn và cứu bạn khi cần thiết.) - Lưu ý, trong các đặc điểm trên, dũng cảm, dám liều mình vì người khác là đặc điểm thể hiện đức tính cần có ở một người bạn tốt. 2.4. Luyện đọc cả bài - Hướng dẫn HS đọc theo vai. - Chú ý giọng đọc của từng nhân vật. - Nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Theo con, vì sao cha của Nai Nhỏ đồng ý cho bạn ấy đi chơi xa ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại câu chuyện, nhớ nội dung. Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2007 Môn: Toán $ 12 PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10 ( đã học ở lớp 1) và đặt tính cộng theo cột ( đơn vị, chục). - Củng cố về xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -10 que tính - Bảng gài que tính III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy 1.ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: - Gv kiểm tra que tính học sinh. 3. GIỚI THIỆU PHÉP CỘNG: Bước 1: Gv giơ 6 que tính và hỏi: Ÿ Có mấy que tính ? ( 6 que tính). - Gv gài 6 que tính lên bảng và hỏi. Viết 6 vào cột đơn vị hay cột chục ? ( Viết 6 vào cột đơn vị) Gv viết 6 vào cột đơn vi ? - Gv giơ 4 que tính và hỏi: Lấy thêm mấy que tính nữa ? ( 4 que tính) Hs lấy 4 que tính Gv gài 4 que tính lên bảng viết tiếp số mấy vào cột đơn vị ?( số 4) Gv viết số 4 vào cột đơn vị. - Gv hỏi: Ÿ Có tất cả bao nhiêu que tính? (10 que tính). - Gv hỏi:Ÿ 6 + 4 bằng bao nhiêu ? (10) Gv ghi bảng. - Gv giúp hs: 6 + 4 = 10 viết 0 thẳng cột với 6 và 4, viết 1 ở cột chục. Bước 2: Gv nêu phép cộng: 6 + 4 = 6 + 4 10 - Tính: 6 + 4 = 10 viết 0 vào cột đơn vị viết 1 vào cột chục. Như vậy 6 + 4 = 10 Viết 6 + 4 = 10 là viết phép tính hàng ngang còn viết 6 thường gọi là đặt tính rồi tính. 6 + 4 10 Thực hành: - Gv cho hs làm bài 1. - Gv gọi hs lên chữa bài. - Gv cho hs làm bài 2. - Cả lớp sửa bài. Bài 3: Hs thi đua tính nhẩm nhanh và nêu miệng kết quả. Bài 4: Hs nhìn vào tranh vẽ rồi nêu đồng hồ chỉ mấy giờ ?. 4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Gv nhận xét tiết học. Môn: Thể dục $ 5 Quay phải, quay trái Trò chơi: " Nhanh lên bạn ơi" I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn 1 số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1. y/c thực hiện được động tác chính xác, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau nhanh hơn giờ trước. - Học quay trái, quay phải y/c thực hiện tương đối đúng kỹ thuật, phương hướng và không để mất thăng bằng. - Ôn trò chơi " Nhanh lên bạn ơi". Y/c biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. III. Nội dung và phương tiện. 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học -Cho HS ôn luyện cách chào, báo cáo chúc GV khi bắt đầu giờ học. - Chạy nhẹ, đi vòng tròn và hít thở sâu. 2. Phần cơ bản. - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm so từ 1 đến hết làm 2 đến 3 lần rồi giải tán sau đó GV lệnh tập hợp hàng dọc. - Học quay phải, quay trái. - GV làm mẫu, giải thích động tác sau đó HS tập theo tổ. - GV cùng HS quan sát. - Cho HS ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ 1 đến hết. - Trò chơi "nhanh len bạn ơii" + GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi kết hợp làm mẫu. - HS chơi trong khi chơi có thể dộng viên hô. c. Phần kết thúc. - Hs vừa đi vừa hát dồn hàng. - GV hệ thống bài - Nhận xét giờ học - Kết thúc GV hô giải tán - HS hô khoẻ. Môn : Chính tả $5 bạn của nai nhỏ I/ mục tiêu - Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn : Nai nhỏ xin cha … chơi với bạn. - Biết cách trình bày một đoạn văn theo yêu cầu ở Tuần 1. - Biết viết hoa tên riêng. - Củng cố quy tắc chính tả : ng/ngh; ch/tr; dấu hỏi/dấu ngã. - Viết bài từ 15 - 20 phút. ii/ đồ dùng dạy – học - Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép và hai bài tập chính tả. iii/ các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy 1/ kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ mà tiết trước HS viết sai lớp viết bảng con 2 tiếng bắt đầu g; 2 tiếng bắt đầu bằng gh.. - Gọi 3 HS lên bảng viết chữ cái theo lời GV đọc. 2/ dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này, các con sẽ chép đoạn văn tóm tắt bài Bạn của Nai nhỏ và làm một số bài tập để củng cố các quy tắc chính tả. 2.2. Hướng dẫn tập chép a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép - Đọc đoạn chép. - Gọi HS đọc bài. - Đoạn chép này có nội dung từ bài nào ? (Bài Bạn của Nai Nhỏ) - Đoạn chép kể về ai ? (Bạn của Nai Nhỏ). Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi? (Vì bạn của Nai nhỏ thông minh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và dám liều mình cứu người khác.) b) Hướng dẫn cách trình bày - Bài chính tả có câu ? (3 câu) - Chữ cái đầu câu viết thế nào ? ( viết hoa) - Bài có những tên riêng nào ? Tên riêng phải viết thế nào ? (Nai Nhỏ. Tên riêng phải viết hoa) - Cuối câu thường có dấu gì ? ( dấu chấm) c) Hướng dẫn viết từ khó - Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.( khỏe, khi, nhanh nhẹn, mới, chơi.) - Nêu cách viết các từ trên. d) Chép bài : HS nhìn bảng chép bài - Theo dõi, chỉnh sửa cho HS. e) Soát lỗi - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. Dừng lại phân tích các tiếng khó. g) Chấm bài - Thu, chấm một số bài tại lớp. Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 : Điền vào chỗ trống ng hay ngh ? - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. (Lời giải : ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp). - Ngh (kép) viết trước các nguyên âm nào ? (viết trước các nguyên âm e, i, ê.) - Ng (đơn) viết với các nguyên âm còn lại. Bài 3 : Tiến hành như bài 2 Đáp án : cây tre, mái che, trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại. 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt, nhắc nhở những em còn chưa chú ý học bài. Môn : Kể chuyện $ 3 BẠN CỦA NAI NHỎ I/ MỤC TIÊU : - Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của GV, kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của chuyện. - Biết theo dõi lời bạn kể. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Các tranh minh họa trong SGK (phóng to). - Các trang phục của Nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 Hs kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện Phần thưởng. - Nhận xét, cho điểm. 2/ Dạy – học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài : - Hãy nêu tên bài Tập đọc đã học đầu tuần ? (Bạn của Nai Nhỏ). - Theo con, thế nào là người bạn tốt ? (Người bạn tốt là người luôn sẵn lòng giúp người, cứu người.) - Hôm nay lớp mình cùng kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện: a) Kể lại từng đoạn câu chuyện: Bước 1 : Kể trong nhóm. - GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.( lần lượt từng em kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý một em kể, các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhận xét lời kể của bạn.) Bước 2 : Kể trước lớp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. -- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi em chỉ kể một đoạn chuyện. - Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần có HS kể. - Chú ý : Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng. Cụ thể là : Bức tranh 1 : - Theo tranh, yêu cầu quan sát. - Bức tranh vẽ cảnh gì ? (Một chú Nai và một hòn đá to.) - Hai bạn Nai đã gặp chuyện gì ? (Gặp một hòn đá to chặn lối) - Bạn của Nai Nhỏ đã làm gì ? (Hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên.) Bức tranh 2 : - Hai bạn Nai còn gặp chuyện gì ? (Gặp lão Hổ đang rình sau bụi cây) - Lúc đó hai bạn đang làm gì ? (Tìm nước uống.) - Bạn của Nai Nhỏ đã làm gì ? (Kéo Nai Nhỏ chạy như bay.) - Con thấy bạn của Nai Nhỏ thông minh, nhanh nhẹn như thế nào ? (Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy.) Bức tranh 3 : - Hai bạn gặp chuyện gì khi nghỉ trên bãi cỏ xanh? (Gặp lão Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non.) - Bạn Dê Non sắp bị lão Sói tóm thì bạn của Nai Nhỏ đã làm gì ? (Lao tới, húc lão Sói ngã ngửa) - Theo con, bạn của Nai Nhỏ là người thế nào ? (Rất tốt bụng và khỏe mạnh.) b) Nói lại lời của cha Nai Nhỏ : - Khi Nai Nhỏ xin đi chơi, cha bạn ấy đã nói gì ? (Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.) - Khi nghe con kể về bạn, cha Nai Nhỏ đã nói gì ? - Bạn con thật thông minh. Nhưng cha vẫn còn lo. - Đó chính là điều tốt nhất. Con có một người bạn như thế, cha rất yên tâm. - Lưu ý : Chỉ cần HS nói đúng ý, không cần nhắc lại nguyên câu văn. c) Kể lại toàn bộ câu chuyện : - GV có thể tham khảo hai hình thức dưới đây : Kể độc thoại : - Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn. - Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. Kể theo vai : - Gọi 3 HS tham gia đóng vai : người dẫn chuyện, cha Nai Nhỏ và Nai Nhỏ. - Lưu ý giọng điệu : + Người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. + Lời cha Nai Nhỏ: băn khoăn, vui mừng, tin tưởng. + Lời Nai Nhỏ : hồn nhiên, ngây thơ. - Đóng vai theo yêu cầu. - HS nhìn sách đóng vai. - HS không nhìn sách, mặc trang phục kể chuyện. - Chọn theo 3 tiêu chí đã nêu. - Kể lại chuyện : + Lần 1 : GV là người dẫn chuyện. + Lần 2 : 3 HS tham gia. - Hướng dẫn HS chọn bạn kể hay. - Cho điểm HS đóng đạt. 3/ CỦNG CỐ BÀI : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện. Môn : Thủ công $ 9 GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC I/ mục tiêu: - Hs biết cách gấp máy bay phản lực. - Gấp máy bay phản lực. - Hs hứng thú gấp hình. Ii/ chuẩn bị: Gv: Mẫu máy bay phản lực, mẫu gấp tên lửa. Quy trình gấp máy bay phản lực. Giấy màu, bút màu. Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu: Hoạt động dạy 1.ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: - Gv kiểm tra dụng cụ HT của HS 3. BÀI MỚI: a. Giới thiệu bài: -Gv cho hs xem mẫu máy bay phản lực giới thiệu ghi bảng. b. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét: - Gv cho hs quan sát mẫu và hỏi nhận xét vì các phần của máy bay phản lực. Ÿ Em có nhận xét gì về sụ giống nhau và khác nhau của máy bay phản lực và tên lửa ?. c. Hướng dẫn mẫu: Bài 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực. - Gấp giống như gấp tên lửa: Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy dấu giữa. Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp ở hình 1, được hình 2. - Gấp phần trên xuống theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa được hình 3. - Gấp theo đường dấu ở hình 3 sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa. Điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều dài như hình 4. - Gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt 2 mép gấp lên được hình 5. - Gấp tiếp theo đường dấu ở hình 5 được hình 6. Bài 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng. - Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa được máy bay. - Gọi 1 hs thực hiện thao tác các bước gấp. - Gv nhận xét. - Hs tập gấp bằng giấy nháp. 4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Yêu cầu hs về tập gấp bằng giấy nháp. - Tiết sau mang giấy màu thực hiện gấp máy bay phản lực tại lớp. * Gv nhận xét tiết học Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2007 Môn : Tập đọc $ 11 DANH SÁCH HỌC SINH TỔ 1, LỚP 2A (Năm học 2003 – 2004) I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - Đọc trơn được cả bản danh sách. - Đọc đúng theo các cột : Số thứ tự ; Họ và tên ; Nam, nữ ; Ngày sinh ; Nơi ở. - Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn và chữ số : Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công, Vũ Hoàn Khuyên, Phạm Hương Giang, … - Biết nghỉ hơi sau nội dung từng cột. 2. Hiểu : - Hiểu và biết cách tra tìm thông tin cần thiết trong một bản danh sách. - Biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái đã học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bảng phụ ghi sẵn bản dang sách. - Một bản danh sách khác để HS luyện tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 HS lên bảng, kiểm tra bài Bạn của Nai nhỏ. - HS 1 : Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 - HS 2 : Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 - Nhận xét, cho điểm HS 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2.2. Luyện đọc Đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1 : Đọc to, rõ ràng. Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau nội dung từng cột. - Hỏi : Bản danh sách có mấy cột ? Hãy đọc tên từng cột ? (Có 5 cột : Số thứ tư ; Họ và tên ; Nam, nữ ; ngày sinh ; Nơi ở.) - Giới thiệu các từ cần luyện đọc. ( 3 đến 5 HS đọc các nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh : Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công, Vũ Hoàng Khuyên …) - Luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Đọc đồng thanh. 2.3. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm lại bản danh sách và trả lời : Bản danh sách gồm những cột nào ? (Số thứ tư ; Họ và tên ; Nam, nữ ; Ngày sinh ; Nơi ở.) - Gọi 5 HS đọc. Mỗi HS đọc 2 hàng ngang. - Hỏi : Tên HS trong danh sách được xếp theo thứ tự nào ? (Thứ tự bảng chữ cái.) - Cho HS thực hành xếp tên của các bạn trong tổ theo bảng chữ cái. (2 HS lên bảng làm.dưới lớp làm giấy nháp) - Gọi HS đọc, nhận xét bạn - Nếu lớp khá GV có thể đưa thêm một số dữ kiện để HS lập thành một bản danh sách đầy đủ nội dung. 2.4. Luyện đọc lại bài : - Yêu cầu HS hoạt động theo từng cặp. (1 HS đọc dòng thứ tự, em còn lại đọc nội dung của dòng thứ tự đó. Sau đó đổi lại nhiệm vụ.) - Nhận xét. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi 2 HS khá nối tiếp lại bản danh sách. - Đọc bản danh sách ta biết được điều gì ? (Tên từng HS và thông tin về họ) - Dặn HS về nhà tự lập một bản danh sách. Môn: Thể dục $ 5 QUAY PHẢI, QUAY TRÁI HỌC ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY I. MỤC TIÊU: Ôn quay phải, quay trái. y/c thực hiện được động tác chính xác, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau nhanh hơn giờ trước. - Làm quen với 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Y/c thực hiện động tác tương đối chính xác. II. ĐỊA ĐIỂM: Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học -Đứng vỗ tay hát. Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp *. Trò chơi: Khởi động ( GV tự chọn) 2. Phần cơ bản. - Quay phải, quay trái 5 - 6 lần. - GV nhắc lại cách thực hiện động tác hô khẩu lệnh sau đó HS tập 2 lần. * Học động tác vươn thởvà tay: - GV nêu động tác sau đó vừa giảng giải vừa làm mẫu cho HS quan sát và làm theo. c. Phần kết thúc. - Hs vừa đi vừa hát dồn hàng. - GV hệ thống bài - Nhận xét giờ học - Kết thúc GV hô giải tán - HS hô khoẻ. Môn : Toán $ 13 26 + 4, 36 +24 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết thực hiện phép cộng có tổng là một số tròn chục có dạng 26 +4 và 36 + 24 ( cộng có nhớ dạng tính viết). - Củng cố cách giải bài toán có lời văn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 4 bó que tính và 10 que tính rời. - Bảng gài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy 1. ỔN ĐỊNH: 2. bài mới: a. Giới thiệu: Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. b. Giới thiệu phép cộng 26 + 4 - Gv giơ 2 bó que tính và hỏi : Ÿ Có mấy chục que tính ? ( 2 chục). - Gv cho hs lấy 2 bó que tính đặt trên bàn. - Gv lấy tiếp 6 que tính và hỏi: Ÿ Có thêm mấy que tính ? (6 que). - Gv cho hs tự lấy 6 que tính đặt ngang với 2 chục . - Gv chỉ vào 2 bó và 6 que tính và hỏi: Ÿ Có tất cả bao nhiêu que tính ? (26 que) . - Có 26 thì viết vào cột đơn vị số nào ? (6) viết vào cộtchục số nào ? (2). - Gv lấy thêm 4 que tính và hỏi. Ÿ Có thêm mấy que tính ? (4 que). Hs lấy 4 que tính để lên bàn. Gv gài 4 que tính ngang dưới 6 que tính, có thêm 4 que tính thì viết vào cột nào ? ( cột đơn vị thẳng cốt với 6) - 26 cộng 4 bằng bao nhiêu ? Gv hướng dẫn hs lấy 6 que tính rời với 4 que tính rồi thành 1 bó 1 chục, bây giờ có mấy bó que tính ? ( 3 bó) có mấy chục que tính ? (3 chục) vậy 26 que tính thêm 4 que tính được 3 chục hay 30 que tính. Như vậy 26+4 bằng bao nhiêu ? (30) viết 30 vào bảng như thế nào ? ( 0 thẳng cột đơn vị, 3 cột chục). - Gv ghi : 26 + 4 = lên bảng cho hs lên ghi kết quả, hs đọc lại. * Đặt tính: 26 Ÿ 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1. + 4 Ÿ 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 30 Gv cho hs đọc CN, ĐT. - Hs nêu cách tính. + Viết 26, viết 4 thẳng cột với 6, viết dấu +, kẻ gạch ngang. - Hs đọc CN, ĐT. c. Giới thiệu phép cộng 36 + 24 Tương tự như trên và chuyển sang đặt tính rồi tính. - Hs nêu cách đặt tính. - Hs nêu cách tính. - Hs đọc CN, ĐT. 36 Ÿ 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1. + 24 Ÿ 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6,viết 6. 60 Thực hành: Bài 1: Hs tự làm sau đó hs lên sửa bài. Cả lớp sửa chữa nếu sai. a/ 35 42 81 57 + 5 + 8 + 9 + 3 40 50 90 60 b/ 63 25 21 48 + 27 + 35 + 29 + 42 90 60 50 90 Bài 2: Gv gọi 1hs đọc đề bài. Gv hướng dẫn hs tóm tắt rồi tự giải. Tóm tắt: Nhà Mai : 22 con Nhà Lan : 18 con Hai nhà : …. Con ? Giải Hai nhà nuôi được. 22 + 18 = 40 (con) Đáp số : 40 (con) Bài 3: Hs nêu yêu cầu của bài. Gv cho cả lớp làm. Gọi 3 hs lên viết đua phép tính. 4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: * Gv gọi hs nêu lại cách đặt tính . Môn : Tự nhiên xã hội $ 3 Hệ cơ I/ MỤC TIÊU: - Sau bài học, hs có thể: + Chỉ và nói được tên của một số cơ của cơ thể. + Biết được rằng cơ có thể co và duỗi nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. + Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh vẽ của hệ cơ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy 1. ỔN ĐỊNH: 2. mở bài: - Gv giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 1: + Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể. + Cách tiến hành: Bước 1: Hs làm việc theo nhóm đôi. - GvHD hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK chỉ và nói tên 1 số cơ của cơ thể. Bước 2: Hs làm việc cả lớp. - Gv treo tranh vẽ hệ cơ lên bảng mời hs lên chỉ vào hình vẽ nói tên các cơ. GVKL: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể cử động được như : Chạy, nhảy, nói, cười. Hoạt động 2: + Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể hoạt động được. + Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện nhóm đôi. - Hs quan sát hình 2 làm động tác như hình vẽ, đồng thời quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi, khi co thay đổi như thế nào. (Hs trả lời câu hỏi.) Bước 2: Đại diện nhóm thực hiện. - Một số nhóm lên trình diễn trước lớp vừa nói về động tác, vừa trả lời, về sự thay đổi của bắp cơ khi co và giãn. GVKL: Khi cơ co cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn, khi cơ duỗi cơ sẽ dài ra và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể cử động được. Hoạt động 3: + Mục tiêu: Biết được vận động và luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc. + Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi : chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc ?.(Tập thể dục thể thao, vận động hằng ngày, lao động vừa sức, vui chơi, ăn uống đầy đủ). - Gv chốt lại: Nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể để cơ được săn chắc. * Gv nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2007 Môn : Toán $14 Luyện tập I/ MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: - Rèn kĩ năng làm tính cộng (nhẩm và viết, trong trường hợp tổng là số tròn chục). - Củng cố về toán giải và tìm tổng độ dài 2 đoạn thẳng. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy 1. ỔN ĐỊNH: 2. Luyện tập: - Hs tự làm lần

File đính kèm:

  • docT3.DOC