Giáo án giảng tuần 28 khối 2

MÔN ĐẠO ĐỨC

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

TIẾT 1

I/ MỤC TIÊU:

- Biết mọi người đều cần phải hổ trợ, giupws đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ người khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

Hs khá giỏi:

- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

* KNS:

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.

- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong tình huống liên quan với người khuyết tật.

- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng tuần 28 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2011 MÔN ĐẠO ĐỨC GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾT 1 I/ MỤC TIÊU: - Biết mọi người đều cần phải hổ trợ, giupws đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ người khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Hs khá giỏi: - Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật. * KNS: - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật. - Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong tình huống liên quan với người khuyết tật. - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: Thảo luận nhóm. Động não. Đóng vai. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh minh họa hoạt động 1, vở BT Đạo đức. 2.Học sinh: Sách Đạo đức, vở BT. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -HS thực hành theo cặp. -Em đến chơi nhà bạn, nhưng trong nhà đang có người ốm. -Nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu của tiết học. b) Dạy bài mới: Hoạt động 1: Phân tích tranh. - Cho HS quan sát tranh. -GV nói nội dung tranh: Một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt đi học. -PP hoạt động: yêu cầu HS thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. -Giáo viên đưa câu hỏi: -Tranh vẽ gì? -Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật? -Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? -GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. Hoạt động 2: Thảo luận. -GV yêu cầu thảo luận những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật. -PP truyền đạt: người khuyết tật thường là những người bị mất mát rất nhiều do vậy họ rất mặc cảm cho nên các em nên giúp đỡ họ bằng khả năng của em Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. -Nhận xét. -Kết luận: Tuỳ theo khả năng điều kiện thực tế, chúng ta có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như: Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. -GV lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình . a/Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. b/Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh. c/Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. d/Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ. -Kết luận: Ý kiến b chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ. 3.Củng cố, dặn dò: -Giáo dục tư tưởng: mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ, vì giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ. -Dặn dò: Sưu tầm thơ, gương tốt về việc em đã giúp đỡ người khuyết tật. -Nhận xét tiết học. -Lịch sự khi đến nhà người khác/ T 2. -Gõ cửa, bấm chuông. -Cháu chào bác ạ! Thưa bác có Loan ở nhà không ạ! -Loan có ở nhà đấy cháu vào nhà chơi nhé. -Bạn An đấy à! Bạn vào nhà mình chơi tự nhiên nhé, mình bận một chút vì hôm nay bà mình bị bệnh. -Thế hả An! Thôi thì mình xin phép về để lần sau bà của bạn khoẻ, mình sẽ đến chơi nhé. -Như vậy cũng được, bạn về nhé! -Giúp đỡ người khuyết tật/ tiết 1. -Quan sát. -1 em nhắc lại nội dung. -Chia nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi. -Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. -Tranh vẽ một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt. -Giúp bạn vơi đi mặc cảm để đi học bình thường như các bạn khác. -Em cũng tham gia giúp bạn bị khuyết tật vì bạn đó đã chiụ sự mất mát nhiều cần san sẻ nỗi đau cho bạn. -Vài em nhắc lại. -Chia nhóm thảo luận . -Nhóm trưởng cử thư kí ghi ý kiến: Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. -Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét. -Vài em nhắc lại. -Cả lớp thảo luận. -Đồng tình. -Không đồng tình. -Đồng tình. -Đồng tình. -Sưu tầm thơ, gương tốt về việc em đã giúp đỡ người khuyết tật. Nhận xét bổ sung: MÔN: TẬP ĐỌC KHO BÁU I/ MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý -Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.) Hs khá giỏi trả lời được câu hỏi 4. * KNS: - Tự nhận thức. - Xác định giá trị bản thân. - Lắng nghe tích cực. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI: Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi. Lắng nghe tích cực. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh: Kho báu. 2.Học sinh: Sách Tiếng việt/Tập2. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: -Ôn lại phần kiểm tra giữa HKII -Nhận xét 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. -Kho báu là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay. b) Luyện đọc: Hoạt động 1: Luyện đoc. -Giáo viên đọc mẫu lần 1 Đọc từng câu: -Kết hợp luyện phát âm từ khó (Phần mục tiêu) Đọc từng đoạn trước lớp. -Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. - Hướng dẫn đọc chú giải . -Giảng thêm: lặn mặt trời: mặt trời lặn nắng tắt. - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . - Gọi 1 em đọc lại bài. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc. Lớp theo dõi đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -HS luyện đọc các từ: nông dân, hai sương một nắng, lặn mặt trời, cấy lúa, làm lụng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, hão huyền. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.// -HS đọc chú giải -HS nhắc lại nghĩa “phục lăn, áo giáp” -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (từng đoạn, cả bài). KHO BÁU/TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 2: Tìm hiểu bài . -Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân? -Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì? - Hai con trai của người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không? -Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì? -Theo lời cha, hai người con đã làm gì? -Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? -Cuối cùng kho báu mà 2 người con tìm được là gì? -GV chốt ý: Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần. -Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? -Luyện đọc lại: -Nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 em đọc lại bài. - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? -Từ câu chuyện Kho báu em rút ra bài học gì? Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. -Nhận xét tiết học - Hai sương một nắng,... -Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. -Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ hão huyền. -Người cha dặn dò : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. -Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. -1 em nêu. -Thảo luận, trao đổi tự nhiên theo ý của mình. -Đại diện nhóm trình bày. -3-4 em thi đọc lại truyện . Nhận xét -1 em đọc bài. - Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. -Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, hạnh phúc, có nhiều niềm vui. -Tập đọc bài. Nhận xét bổ sung: MÔN: THỂ DỤC TRÒ CHƠI "TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH" I/MỤC TIÊU -Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II/ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN -Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập. -Phương tiện:Chuẩn bị một còi và 12-20 chiếc vòng có đường kính 5 - 10 cm, để chơi trò chơi III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1.Phần mở đầu -GV nhận lớp,phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học. Nhắc HS trật tự trong khi chơi. -Xoay cổ tay chân, xoay vai, xoay đầu gối và hông do cán sự điều khiển -Chạy nhẹ thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. -Đi thường và hít thở sâu 2.Phần cơ bản: -Ôn bài thể dục phát triển chung 2 x 8 nhịp, do cán sự điều khiển. -Trò chơi: Tung vòng vào đích GV nêu tên trò chơi, giải thích và làm mẫu cách chơi cho một số HS chơi thử. Từng đội tập trung thành 1 hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Khi có lệnh, HS lần lượt từ vị trí chuẩn bị tiến vào vạch giơi hạn, lần lượt tung 5 vòng vào đích, sao đó lên nhặt vòng để ở vạch giới hạn cho bạn tiếp theo đi về chạm tay vao 2 bạn kế tiếp và về cuối hàng để bạn đó lên giống như em đầu tiên lần lượt cho đến hết. đội nào tung vòng vào đích nhiều nhất đội đó sẽ thắng (GV cần có hình thức khen thưởng những em ném nhiều nhất. 3.Phần kết thúc -Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc -Môt số động tác thả lỏng -GV cùng HS hệ thống bài -GV nhận xét giờ học,giao bài tập về nhà: Ôn lại các tư thế cơ bản đã học. 1-2 phút 1-2 phút 1-2phút 20-25 phút 2-3 phút 4-5 lần 1-2 phút 1-2 phút -Tập hợp lớp 4 hàng ngang,sau đó cho lớp theo vòng tròn €€€€ €€€€ €€€€ €€€€ € -Tập hợp lớp 4 hàng ngang €€€€ €€€€ €€€€ €€€€ € MÔN TOÁN ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I/ MỤC TIÊU: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết số tròn trăm. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bộ ô vuông biểu diễn số của GV. 2. Học sinh: Bộ ô vuông biểu diễn số của HS. Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 em lên bảng. 20 : 0 + 5 = 1 x 14 : 1 = 45 x 1 : 9 = -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài. - Các em đ học được đến số nào? - Từ giờ học này trở đi, chúng ta sẽ được học các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là đơn vị, chục, trăm, nghìn. b) Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn tập đơn vị, chục, trăm. PP trực quan, hỏi đáp: -Giáo viên gắn 1 ô vuông và hỏi: có mấy đơn vị? -Tiếp tục gắn 2.3.4.5…………………… 10 ô vuông và yêu cầu HS nêu số đơn vị. -10 đơn vị còn gọi là gì? -1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? -GV viết bảng: 10 đơn vị = 1 chục. -PP trực quan: Giáo viên gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục. -Nêu số chục từ 1 chục đến 10 chục (hay từ 10 đến 100) -10 chục bằng mấy trăm? -Giáo viên viết bảng: 10 chục = 100. -Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn . v Số tròn trăm: -PP trực quan: Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm? -Gọi 1 em lên bảng viết số 100 dưới hình vuông biểu diễn 100. - Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm? -Gọi 1 em lên bảng viết số 200 dưới 2 hình vuông biểu diễn 100. -PP giảng giải: GV giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết là 200. -GV lần lượt đưa ra 3.4.5.6.7.8.9.10 hình vuông để giới thiệu các số từ 300 ®900. -Các số từ 300 ®900 có gì đặc biệt? -PP giảng giải: Những số này được gọi là những số tròn trăm. v Giới thiệu nghìn. -PP trực quan, hỏi đáp: -Gắn bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? -Giải thích: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. -Viết bảng: 10 trăm = 1 nghìn. -Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1.000. -PP hỏi đáp: - 1 chục bằng mấy đơn vị? -1 trăm bằng mấy chục? -1 nghìn bằng mấy trăm? -Nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành . -PP luyện tập: Bài 1: -Yêu cầu gì? -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV gắn bảng các hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì .Gọi HS đọc và viết số tương ứng. -Nhận xét. Bài 2: -Yêu cầu gì? -PP thực hành: Giáo viên đọc một số tròn chục, tròn trăm bất kì -Nhận xét. cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: -Nêu mối quan hệ giữa đơn vị, chục, trăm, nghìn? -Hoạt động nối tiếp: Dặn dò- Học bài. -Nhận xét tiết học -3 em làm bài.Lớp làm bảng con. 20 : 0 + 5 = 0 + 5 = 5 1 x 14 : 1 = 14 : 1 = 14 45 x 1 : 9 = 45 : 9 = 5 -100 -Đơn vị, chục, trăm, nghìn. -Quan sát. -Có 1 đơn vị. -1 em nêu: Có 2.3.4.5.6.7.8.9.10 đơn vị. -10 đơn vị còn gọi là 1 chục. -Suy nghĩ và trả lời : 1 chục = 10 đơn vị. -Nhiều HS nêu 1 chục – 10, 2 chục – 20, 3 chục – 30 …………………. 10 chục - 100 -HS nêu: 10 chục = 1 trăm. -Nhiều em nhắc lại. -Theo dõi -Có 1 trăm. -1 em viết số 100 dưới hình vuông biểu diễn 100. -Có 2 trăm. -1 em lên bảng viết số 200 dưới 2 hình vuông biểu diễn 100. -Viết bảng con: 200. -Học sinh đọc và viết số từ 300 ®900. -Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối cùng. -Nhiều em nhắc lại. -Có 10 trăm. -Cả lớp đọc: 10 trăm = 1nghìn -Quan sát, nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đầu tiên sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau. -HS đọc và viết số 1000. -1 chục = 10 đơn vị. -1 trăm = 10 chục. -1 nghìn = 10 trăm. -Nhiều em nêu mối liên hệ giữa đơn vị, chục, trăm, nghìn. -Đọc và viết số. -HS đọc và viết số theo hình biểu diễn. -HS nêu: Chọn hình phù hợp với số . -HS thực hành trên bộ đồ dùng . Nghe và lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc. Nhận xét. -1 chục = 10 đơn vị. -1 trăm = 10 chục. -1 nghìn = 10 trăm. -Học thuộc quan hệ giữa đơn vị, chục, trăm, nghìn. Nhận xét bổ sung: MÔN: KỂ CHUYỆN KHO BÁU I/ MỤC TIÊU: Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1) Hs khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) * KNS: - Tự nhận thức. - Xác định giá trị bản thân. - Lắng nghe tích cực. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI: Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi. Lắng nghe tích cực. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh “Kho báu”. 2.Học sinh: Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện “Kho báu”. b) Hướng dẫ kể chuyện: Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo gợi ý . - Viết sãn các gợi ý: Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ. + Thức khuya dậy sớm. + Không lúc nào ngơi tay. + Kết quả tốt đẹp. -Giáo viên Nhắc nhở HS cách dùng từ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. -Khen ngợi HS biết dùng từ: từ lúc gà gáy và khi đã lặn mặt trời. - Yêu cầu HS kể đoạn 2-3 theo gợi ý. Đoạn 2: Dặn con. + Tuổi già. + Hai người con lười biếng. + Lời dặn của người cha. Đoạn 3: Tìm kho báu + Đào ruộng tìm kho báu. + Không thấy kho báu. + Hiểu lời dặn của cha. -Nhận xét: nội dung, giọng kể, điệu bộ. Hoạt động 2: Kể toàn bộ chuyện . -GV yêu cầu: kể bằng lời của mình, kể với giọng điệu thích hợp, kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - GV yêu cầu HS chia nhóm. -Nhận xét. -Yêu cầu học sinh cử người trong nhóm lên thi kể. -Nhận xét, chấm điểm cá nhân, nhóm kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ? -Câu chuyện nói lên ý nghĩa gì ? -Hoạt động nối tiếp: Dặn dò- Kể lại câu chuyện . -Nhận xét tiết học. . -Kho báu. -1 em nhắc tựa bài. -1 em kể chi tiết các sự việc để hoàn chỉnh đoạn 1 + Ý đoạn 1: (Hai vợ chồng chăm chỉ) Ở vùng quê nọ, có hai vợ chồng người nông dân quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. -Thức khuya dậy sớm: Họ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời. -Chia nhóm kể đoạn 2-3. -Đại diện nhóm thi kể từng đoạn -3 em đại diện 3 nhóm tiếp nối nhau kể 3 đoạn. Nhận xét -Chia nhóm. Tập kể trong nhóm toàn bộ chuyện dựa vào gợi ý. -Mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên kể. Nhận xét. -Mỗi nhóm cử bạn giỏi khá lên thi kể toàn bộ chuyện trước lớp. -Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện. -Nhận xét, chọn bạn kể hay. -Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ.. -Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng thì sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc. -Tập kể lại chuyện . Nhận xét bổ sung: MÔN: CHÍNH TẢ KHO BÁU I/ MỤC TIÊU: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT2, BT3b II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Viết sẵn mẫu chuyện “Kho báu”. Viết sẵn BT 2. 2.Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên chia bảng làm 4 cột, gọi 4 em lên bảng. -GV đọc. -Nhận xét. 2. Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài. Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kho báu và làm các bài tập phân biệt au/ ươ; l/ n ; ên/ ênh. b) Hướng dẫn học sinh nghe viết: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết. v Nội dung bài viết: -Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết. -Đọc mẫu đoạn viết -Tìm trong đoạn viết hai thành ngữ đã học? - Hai thành ngữ trên ý nói sự chăm chỉ làm việc của người nông dân. v Hướng dẫn trình bày. -Đoạn chép có mấy câu? v Hướng dẫn viết từ khó. -Gợi ý cho HS nêu từ khó. -Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó. -Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng. v Viết bài. -Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở. -Đọc lại. Chấm vở, nhận xét. c) Hướng dẫn làm bài tập: Hoạt động 2: Bài tập. Bài 2: -Yêu cầu gì? -Hướng dẫn sửa. -Nhận xét, chốt lời giải đúng + voi huơ vòi, mùa màng. + thuở nhỏ, chanh chua. Bài 3: -Chọn bài tập BTb. -Nhận xét, chốt ý đúng. a/ Ơn trời mưa nắng phải thì. Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu, Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. b/Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra. Đến khi nó lớn, nó quên nhau đi Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào? 3.Củng cố, dặn dò: - Tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng. -Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Sửa lỗi. -Nhận xét tiết học. -4 em lên bảng. Lớp viết bảng con. -Chính tả (nghe viết): Kho báu. -2-3 em nhìn bảng đọc lại. -Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. -3 câu . -HS nêu từ khó: Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, lặn mặt trời. -Viết bảng con. -Nghe đọc viết vở. -Dò bài. -Điền vần uơ/ ua vào chỗ trống . -3 em lên bảng đính vần vào chỗ trống, sau đó đọc kết quả. Lớp làm vở BT. -Nhận xét. -1 em nêu yêu cầu. 2 em lên bảng điền nhanh l/ n, ên/ ênh vào chỗ trống. Lớp làm vở BT. -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng. Nhận xét bổ sung: MÔN TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I/ MỤC TIÊU: - Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người - Hs khá giỏi: kể được tên một số con vật hoang dã soosngs trên cạn và một số vật nuôi trong nhà. * PTTNTT: Nhận biết các con vật nguy hiểm và đề phòng chúng. * KNS: - Kỹ năng quan sát ìm kiếm và xử lý thông tin. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng hợp tác. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: Thảo luận nhóm. Trò chơi. Thảo luận cặp đôi. II/ CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Tranh sưu tầm tranh ảnh về các con vật sống trên cạn. 2.Học sinh: Sách TN&XH, Vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: PP kiểm tra, hỏi đáp: -Nêu tên các loài vật sống ở trên mặt đất? -Nêu tên các loài vật sống ở dưới nước? -Nêu tên các loài vật sống ở trên không? -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc với SGK. -Tranh: các con vật có trong SGK. -Giáo viên nêu câu hỏi : -Chỉ và nói tên các con vật có trong hình? -Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã? -Cho biết chúng sống ở đâu? -Thức ăn của chúng là gì? -PP hỏi đáp: Tại sao lạc đà có thể sống được ở sa mạc? -Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất? -Con gì được mệnh danh là chúa sơn lâm? -Kết luận: Có nhiều loài vật sống trên mặt đất như : Voi, ngựa, chó, gà, hổ … có loài vật đào hang sống dưới đất như: thỏ, giun …. Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên đặc biệt là các loài vật quý hiếm. * Liên hệ GDPTTNTT: Nhận biết các con vật nguy hiểm và đề phòng chúng. Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn. -Yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh sưu tầm được để cùng quan sát phân loại. -Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo. -Giáo viên hỏi khuyến khích các nhóm cùng đặt câu hỏi. Con gà sinh con bằng cách nào? -Nhận xét tuyên dương nhóm tốt. Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn con gì?” -PP hoạt động nhóm: -Hướng dẫn cách chơi: Vẽ hình một con vật sống trên cạn sau lưng, bạn đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp biết rõ, bạn đeo hình trả lời Đ/S và nói tên con vật. -Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3.Củng cố, dặn dò: -Giáo dục tư tưởng. Yêu qúy các con vật nuôi em cần lm gì? V khơng nn lm gì? -Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Học bài. -Nhận xét tiết học. -châu chấu, nai, hổ ….. -Sứa, cá, tôm -chim -Một số loài vật sống trên cạn. -Quan sát và trả lời câu hỏi theo cặp. -Chia nhóm: Sau đó đại diện nhóm lên bảng chỉ tranh và nói. Hình 1: con lạc đà sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú. Hình 2: con bò sống ở đồng cỏ, ăn cỏ, nuôi trong gia đình. Hình 3: Con hươu, sống ở đồng cỏ, ăn cỏ, sống hoang dã. Hình 4: Con chó, chúng ăn xương, thịt, nuôi trong nhà. Hình 5: Con thỏ rừng, sống trong hang, ăn cà rốt, sống hoang dại Hình 6: Con hổ, sống trong rừng, ăn thịt sống, nuôi trong vườn thú. Hình 7: Con gà, ăn giun, thóc, nuôi trong nhà. -Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng. -Thỏ, chuột. -Con hổ. -Vài em nhắc lại. -Các nhóm chuẩn bị tranh ảnh sưu tầm. Phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn Dựa vào cơ quan di chuyển. Dưa vào khí hậu Dựa vào nhu cầu -Báo cáo kết quả. -Các nhóm đưa ra câu hỏi: Nhóm bạn sưu tầm được tranh con hươu. Vậy hươu sống ở đâu? -Nhóm khác trả lời : hươu sống hoang dã. -Bạn cho biết con gì không có chân? -Con vật nào được nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dại? -Làm việc theo cặp. -Cả lớp tham gia trò chơi. Chỉ trả lời Đ/S. Chơi theo nhóm để nhiều bạn được tập đặt câu hỏi. - Nên: chăm sóc, bảo vệ, cho ăn uống đầy đủ. . . . - Không nên: chơi cá, đùa giỡn, ném đá vào con vật. . . -Học bài. Nhận xét bổ sung: Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2011 PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CÂY DỪA I/ MỤC TIÊU: - Đọc rõ ràng toàn bài, biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát. -Hiểu nội dung: Cây dừa giống như một con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên (trả lời được các CH 1, CH2; thuộc 8 dòng thơ đầu Hs khá giỏi: trả lời được CH3 II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh Tập đọc “Cây dừa”. 2.Học sinh: Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: - GV bày cây hoa giả có cài 10 câu hỏi trong 10 bông hoa -Nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc. -GV đọc mẫu lần 1: -Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu: Đọc từng đoạn: -Chia 3 đoạn. -Luyện đọc câu: Bảng phụ: Ghi các câu. -Hướng dẫn đọc các từ chú giải: -PP giảng giải: GV giảng thêm: bạc phếch: bị đất màu biến thành màu trắng cũ, xấu . đánh nhịp: động tác đưa tay lên xuống đều đặn. -Nhận xét. Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc trong nhóm. -Nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. -Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì ? -Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào? -Chú ý nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm. -Em thích những câu thơ nào vì sao? -Nhận xét, khen ngợi. -Luyện đọc lại: -Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố, dặn dò: -Gọi 2-3 em HTL. -Giáo dục tư ưởng. -Dặn dò- Tập đọc bài. -Nhận xét tiết học -HS hái hoa và TLCH. -Cây dừa. -Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc. -HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài. -Luyện đọc từ khó: nở, nước lành, bao la, rì rào, bay vào bay ra ….. -Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn -Đoạn 1 : 4 dòng thơ đầu -Đoạn 2 : 4 dòng tiếp -Đoạn 3 : 6 dòng còn lại . -HS luyện đọc câu: Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu./ Dang tay đón gió/ gật đầu gọi trăng.// Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,/ Quả dừa-/ đàn lợn con/nằm trên cao.// Đêm hè/ hoa nở cùng sao,/ Tàu dừa-/ chiếc lược/ chải vào mây xanh,/ Ai mang nước ngọt,/ nước lành,/ Ai đeo/ bao hũ rượu/ổ dừa.// -Luyện phát âm các câu chú ý đọc ngắt câu đúng. -HS nêu nghĩa của các từ chú giải: tỏa, tàu lá, canh, đủng đỉnh. -Vài em nhắc lại. -HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc cả bài. -Các nhóm thi đọc

File đính kèm:

  • docLOP 2 TUAN 28 CKNKTKNSBVMT.doc