1.Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 28 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Ngày soạn 29/12/2009
Bài 9
PHáP LUậT VớI Sự PHáT TRIểN BềN VữNG CủA ĐấT NƯớC
I. MụC TIÊU BàI HọC:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3.Về thái độ:
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
II. PHƯƠNG PHáP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,
III. PHƯƠNG TIệN DạY HọC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV. TIếN TRìNH LÊN LớP :
1. ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Trong sự phát triển bền vững của đất nước, phát luật có vai trò như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại.
GV hỏi:
?Thế nào là pháp luật về phát triển văn hoá?
HS trao đổi, phát biểu.
GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
GV giảng:
Pháp luật về phát triển văn hoá Việt Nam là hệ thống các quy phạm pháp luật về xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá; xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá ; nghiêm cấm, loại trừ truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi truỵ ; giữ gìn và phát triển các di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể ; tôn trọng đạo dức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ; tạo điều kiện cho các hoạt động xuất bản và thông tin đại chúng phát triển ; bảo đảm dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật để nhân dân được hưởng thụ những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. Các quy định này của pháp luật được thể hiện trong Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hoá, Luật Xuất bản, Luật Báo chí và trong các nghị định hướng dẫn thi hành các luật này.
GV đặt vấn đề:
Pháp luật về phát triển văn hoá bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó một trong những nội dung quan trong nhất là pháp luật về di sản văn hoá
Thế nào là di sản văn hoá ? Pháp luật về di sản văn hoá bao gồm những nội dung gì ?
HS trao đổi, phát biểu:
GV giảng:
+ Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Pháp luật về di sản văn hoá là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và công dân trong công tác bảo vệ và phát triển các di sản văn hoá dân tộc ; xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước ta. Những nội dung này được quy định trong Hiến pháp và Luật Di sản văn hoá.
Pháp luật nước ta quy định về quyền, trách nhiệm của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá của dân tộc.
- Quyền và trách nhiệm của Nhà nước :
Quyền của Nhà nước đối với di sản văn hoá được thể hiện theo nguyên tắc : mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân ; di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.
Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm tổ chức việc thu nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phat hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá :
Di sản văn hoá là tài sản quý giá của đất nước, vì vậy việc bảo vệ di sản văn hoá là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; giao nộp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm thấy cho cơ quan văn hoá - thông tin ở địa phương; ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
GV yêu cầu HS đọc các điều 22, 23, 24 của Luật Di sản văn hoá trong phần Tư liệu tham khảo (SGK).
b) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa
Pháp luật về sự phát triển văn hóa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v Đó là hệ thống quy định của pháp luật về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nguyên tắc quản lí nhà nước về văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; nghiêm cấm, lọai trừ truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; xác định trách nhiệm của Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị.
c) Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội
Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới.
Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế họach hóa gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững;
Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân quy định các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,
4) Củng cố.
Bài tập 4, 5 SGK
5) Hướng dẫn về nhà
Đọc trước phần tiếp theo
File đính kèm:
- 28.doc