Giáo án Giáo dục công dân 6

A-Mục tiêu:

1-Về kiến thức:HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

 ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

2- Về kĩ năng:

 HS biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục thể thao.

3-Về thái độ:

 HS có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

 

doc43 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn..2007. Tiết 1 Bài 1:Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức:HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể. ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2- Về kĩ năng: HS biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục thể thao. 3-Về thái độ: HS có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. B-Phương pháp: -thảo luận nhóm -Đàm thoại -tổ chức trò chơi -giải quyết vấn đề. C-Tài liệu và phương tiện: -SGV +SGK GDCD 6 -Tranh ảnh bài 6. -Giấy Ao+ bút dạ . -Phiếu học tập . -Tục ngữ,ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. D-Các hoạt động dạy học: I-ổn định tổ chức. II-Nội dung bài giảng: Hoạt động của thầy và trò H?Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? H?Vì sao Minh có được điều kì diệu đó? H?Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? vì sao? H?Qua truyện đọc và thực tế cuộc sống em hãy cho biết những việc làm nào thể hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể? - GVhướng dẫn HS thảo luận nhóm. Chia HS thành 3 nhóm *nhóm1:Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với việc học tập? *Nhóm 2:Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với lao động? *Nhóm 3:Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đói với vui chơi, giải trí? -thời gian 3 phút đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. -HS nhận xét. -GV kết luận. H?Nếu không chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể thì hậu quả sẽ như thế nào ? -Tổ chức cho HS sắm vai. –Một HS dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin nghỉ học để xuống phòng y tế. Một bác công nhân ốm yếu, nghỉ việc để đi chữa bệnh, nhà nghèo con không được đi học E-Củng cố dặn dò: -HS về nhà học bài cũ và làm bài tập b,c,d. -Đọc và trả lời câu hỏi bài 2. Nội dung cần đạt. -Mùa hè này Minh đã biết bơi. -Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn luyện tập thể dục thể thao. -Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như học tập,lao động, vui chơi, giải trí. *Biểu hiện của tự chăm sóc và rèn luyện thân thể: tự chăm sóc sức khoẻ. Giư gìn vệ sinh cá nhân ăn uống điều độ. Không hút thuốc và các chất gây nghiện. Biết phòng bệnh, khi có bệnh Phải đến thầy thuốc khám và điều trị . - Biết tự rèn luyện thân thể. 2-ý nghĩa của tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. ( HS thảo luận nhóm ). * ý nghĩa của tự chăm sóc rèn luyện thân thể. -Sức khoẻ là vốn quí của con người - Sức khoẻ giúp chúng ta học tập tốt ,lao động tốt, có năng suất cao, cuộc sống lạc quan, vui vẻ thoải mái. - Nếu sức khoẻ không tốt thì khi học sẽ uể oải, mệt mỏi không tiếp thu được bài giảng, về nhà không học bài dẫn đến hậu quả kém. - Trong công việc nếu sức khoẻ yếu sẽ khó hoàn thành công việc, tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể. 3-Bài tập: - Bài a: đánh dấu vào * 1,2,3,5. -Bài b:giao về nhà. Ngày soạn2007. Tiết 2 Bài 2: Siêng năng kiên trì A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức:HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì . - hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì . 2- Về thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động để trở thành người tốt . 3-Về kĩ năng: HS có khả năng rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì . phác thảo được kế hoạch vượt khó , kiên trì , bền bỉ trong học tập , lao động để trở thành người tốt . B-Phương pháp: Thảo luận . Giải quyết tình huống . đàm thoại . C- Tài liệu và phương tiện : SGV +SGK GDCD 6 . Truyện kể về các tấm gương danh nhân . Bài tập tình huống . Tranh ảnh bài 2 SGK GDCD 6 . D- Các hoạt động dạy học . I- Kiểm tra bài cũ : Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể ? ý nghĩa của tự chăm sóc rèn luyện thân thể ? II- Bài mới - GV cho HS đọc truyện trong SGK. H? Bác Hồ của chúng ta biết những thứ tiếng nào ? H? Bác Hồ đã học tiếng nước ngoài như thế nà H? Bác đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống ? GV: Bác học trong lúc Bácvừa lao động để kiếm sống,vừa tìm hiểu cuộc sống ở các nước. Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? H? Thế nào là siêng năng? H? thế nào là kiên trì ? H? Em hãy kể tênnhững danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình. VD: Lê Quý Đôn, Tôn Thất Tùng, giáo sư Lương Đình Của. 1- truyện đọc . Bác Hồ tự học ngoại ngữ. ( HS thảo luận ) - Bác biết tiếng Pháp , Anh ,Nga ,trung quốc ,Đức ,ý ,Nhật. - Mỗi ngày Bác học thêm 2 giờ.Nhờ thuỷ thủ giảng bài, mỗi ngày viết 10 từ vào cánh tay, vừa làm vừa học. - sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa. -Ngày nghỉ Bác học với giáo sư người I-ta-li-a .Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng. -Bác không được học ở trường, lớp, làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17đ18giờ trong ngày. Tuổi cao Bác vẫn học . đThể hiện đức tính siêng năng. a- Thế nào là siêng năng? Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. b- Thế nào là kiên trì? Là sự quyết tâm làm việc đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ . 3- Bài tập. Đánh dấu ´ vào * những ý kiến mà em cho là đúng: Người siêng năng là người: * - là người yêu lao động * - Miệt mài trong công việc. * -mong muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. * -làm theo ý thích,gian khổ không làm* - Lấy cần cù, bù khả năng. * - học bài quá nửa đêm. * E- Hướng dẫn học bài cũ: - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập: làm bài tập b, c, d - chuẩn bị bài tiết sau. Ngày soạn2007 Tiết 3: Siêng năng kiên trì (tiếp theo) A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức:làm cho HS hiểu được những biểu hiện của siêng năng , kiên trì trong cuộc sống. Biết vận dụngnhững điều đã học vào cuộc sống. 2- Về thái độ:( tiết 1) 3-Về kĩ năng:( tiết 1) B-Phương pháp: Nêu vấn đề . Giải quyết vấn đề . Thảo luận nhóm. Sắm vai. C- Tài liệu và phương tiện: - SGK+SGV GCCD 6. - Bài tập trắc nghiệm. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì . D- Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ: thế nào là siêng năng, kiên trì ? II- Bài mới : GV chia nhóm để HS thảo luận. Nhóm1:Biểu hiện của siêng năng , kiên trì trong học tập . Nhóm 2:Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động. Nhóm3:Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. 1-tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động. ( HS thảo luận nhóm). - Siêng năng, kiên trì trong học tập. - Siêng năng, kiên trì trong lao động. - Siêng năng, kiên trì trong hoạt động xã hội. Học tập - Đi học chuyên cần - Chăm chỉ làm bài - Có kế hoạch học tập. - Bài khó không nản chí - Tự giác học bài - Không ham chơi - Phấn đấu đạt kết quả tốt trong học tập. Lao động - Chăm làm việc nhà. - Không bỏ dở công việc - Không ngại khó. - Miệt mài với công việc - Tiết kiệm. - Tìm tòi. Hoạt động khác - Kiên trì luyện tập thể dục thể thao. - Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội - Boả vệ môi trường - Xoá đói giảm nghèo. H? Tìm những câu tục ngữ,ca dao nói về tính siêng năng,kiên trì? H? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? H? Trái với siêng năng,kiên trì là gì?(Lười biếng,ỷ lại,hời hợt,cẩu thả,ngại khó,ngại khổ,mau chán nản.) - GV cho HS đóng vai tiểu phẩm về siêng năng,kiên trì 2- ý nghĩa của siêng năng - Siêng năng,kiên trì giúp đỡ con người thành công trong mọi công việc,mọi lĩnh vực của đời sống. E- Hướng dẫn học bài cũ: - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập. - Đọc trước bài 3 Ngày soạn..2007 Tiết 4: bài 3: Tiết kiệm A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức: HS hiểu thế nào làtiết kiệm? Hiểu được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. 2- Về thái độ:Giáo dục HS biết sống tiết kiệm, không sống xa hoa lãng phí. 3-Về kĩ năng :Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? biết tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể. B-Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề. - Giải quyết vấn đề. - Đàm thoại. C- Tài liệu và phương tiện: - sgk+sgv GDCD 6. - Những câu chuyện về sống tiết kiệm. - phiếu học tập. - Bảng phụ. D- Các hoạt động dạy học I- Kiểm tra bài cũ :Nêu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì? II- Bài mới: HS đọc truyện trong SGK. H? Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền không? H? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? H? Hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? H? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? H? Thế nào là tiết kiệm? H? Tiết kiệm thì bản thân gia đình và xã hội có ích lợi gì? H? Trái với tiết kiệm là gì? ( Là lãng phí ) H? Hãy lấy ví dụ thể hiện sự tiêu dùng lãng phí. VD:Cán bộ tiêu xài tiền của nhà nước, tham ô, tham nhũng GV tổ chức cho HS thảo luận theo chủ đề : ( Em đã tiết kiệm như thế nào?) *Nhóm1:Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình. *Nhóm 2:Tiết kiệm ở trường, lớp. *Nhóm 3:Rèn luyện tiết kiệm ở xã hội. H? Em hãy nêu những việc làm để thực hành tiết kiệm? 1 – Truyện đọc: Thảo và Hà - Khi được mẹ thưởng tiền Thảo đã có suy nghĩ: Thảo nghĩ đến thùng gạo nhà mình đã hết. * Trước khi đến nhà Thảo : - Hà đòi mẹ thưởng tiền để đi liên hoan vói các bạn. *Sau khi đến nhà Thảo: - Hà ân hận vì việc làm của mình, Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm. 2- Nội dung bài học. a- Thế nào là tiết kiệm? Là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. b-ý nghĩa của tiết kiệm: - Tiết kiệm thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và của người khác. ( HS thảo luận nhóm) *Nhóm 1:- Ăn mặc giản dị. -Tiêu dùng đúng mức. - Không lãng phí phô trương. *Nhón 2: - Gĩư gìn bàn ghế. - Tắt điện quạt khi ra về. - Dùng nước xong khoá lại. - Không làm hỏng tài sản. *Nhóm 3: - Gĩư gìn TNTN - Tiết kiệm điện nước. - Không la cà, nghiện ngập. c- Phương hướng rèn luyện: ( HS thảo luận ) Bài a- Đáp án: 1, 3, 4. Bài b. Bài c : Giao về nhà. E- Hướng dẫn học bài cũvà chuẩn bị bài mới. - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập : Làm bài c - Đọc trước bài 4. Ngày soạn2007 Tiết 5 Bàì 4 Lễ độ A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức: HS hiểu được thế nào là lễ độ? Những biểu hiện của lễ độ - ý nghiã và sự cần thiết của viêc rèn luyện tính lễ độ. 2- Về thái độ:HS biết tôn trọngqui tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ. 3-Về kĩ năng : HS biết đánh giá hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ. B-Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề. - Sắm vai . C- Tài liệu và phương tiện : SGK +SGV GDCD 6. Chuyện kể, tục ngữ , ca dao. Bài tập trắc nghiệm . Đồ dùng đơn giản để sắm vai. Phiếu học tập + bảng phụ. D- Các hoạt động dạy học : I- Kiểm tra bài cũ :Thế nào là tiết kiệm? ý nghĩa của tiết kiệm ? II- Bài mới : - HS đọc truyện trong SGK. H? Em hãy kể lại việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà? H? Em có nhận xét gì về cách cư xử của Thuỷ? H? Những việc làm của Thuỷ thể hiện đức tính gì? H? Thế nào là lễ độ? - GV đưa ra các tình huống sau: TH1- Mai và Hoà cùng học khối 6 nhưng khác lớp. Một hôm hai bạn gặp cô giáo dặy văn lớp Mai, Mai lễ phép chào cô còn Hoà không chào mà đứng yên. TH2: Tuấn và Hải đang trên đường đi học thì gặp một cụ già chuẩn bị sang đường. Hai em dừng lại dắt cụ già sang đường rồi mới đi học. H? Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Mai. Tuấn và Hải? H? Lễ độ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 1- Truyện đọc : Em Thuỷ. - Những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà : + Mời khách vào nhà. + Giới thiệu khách với Bà. + Kéo ghế mời khách ngồi . + Đi pha trà . + Mời Bà và khách uống trà. + Xin phép bà nói chuyện với khách. + Tiễn khách và hẹn gặp lại. đ Thuỷ rất mến khách, lịch sự, biết tôn trọng khách đã để lại ấn tượng tốt đẹp. 2- Nội dung bài học: a- Thế nào là lễ độ? Lễ độ là cách cư xử đúng mức của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. b- Biểu hiện của lễ độ: ( HS thảo luận nhóm) * Nhóm 1+2 Đối tượng - Ông bà, cha mẹ - anh chị em trong gia đình - chú , bác, cô, dì Biểu hiện, thái độ - tôn kính, biết ơn. - quí trọng, đoàn kết Nhóm 3 + 4 Thái độ - Vô lễ . - lời ăn, tiếng nói thiếu văn hoá. - ngông nghênh Hành vi - cãi lại bố mẹ. - lời nói cộc lốc. c- ý nghĩa của lễ độ: - Làm cho quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp - Xã hội tiến bộ , văn minh. 3- Bài tập. - Bài a:HS đánh dấu ´ vào * 1,3,5,6. - Bài b :GV cho HS sắm vai . - bài c : giao về nhà E- Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới: - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập c và sưu tầm tục ngữ, ca dao. - Đọc trước bài 5 Ngày soạn.2007 Tiết 6 bài 5 Tôn trọng kỷ luật A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức: HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ luật? ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỷ luật. 2- Về thái độ:Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỷ luật.Có thái độ tôn trọng kỷ luật. 3-Về kĩ năng:HS có khả năng rèn luyện tính kỷ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. B-Phương pháp: - Nêu vấn đề. - Thảo luận. - Giải quyết vấn đề - Đàm thoại. C- Tài liệu và phương tiện : SGK + SGV GDCD 6 Tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng kỷ luật. Những câu chuyện về tấm gương tôn trong kỷ luật. D- Các hoạt động dạy học : I- Kiểm tra bài cũ :Thế nào là lễ độ?ý nghĩa của lễ độ? II- Bài mới HS đọc truyện trong SGK H? Qua câu chuyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những qui định chung như thế nào? - GV nhấn mạnh :Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. H? Việc thực hiện những qui định chung của Bác Hồ đã nói lên đức tính gì của Bác ? - HS liên hệ thực tế . H? ở trường thực hiện như thế nào? H? ở gia đình thực hiện như thế nào? H? Ngoài xã hội thực hiện như thế nào? H? Trái với người biết tôn trọng kỷ luạt là gì? H? Việc tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa như thế nào? 1- Truyện đọc: Gĩư luật lệ chung * Các việc làm của Bác: - Bác bỏ dép trước khi vào chùa. - Bác đi theo hướng dẫn của vị sư. - Bác đến mỗi gian thờ và thắp hương. - Qua ngã tư gặp đèn đỏ Bác bảo chú lái xe dừng lại, khi đèn xanh bật lên mới được đi. Bác nói: “ Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ chung” 2- Nội dung bài học. a- Tôn trong kỷ luật ;Là biết tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể ,của đơn vị, của tổ chức ở mọi lúc , mọi nơi. * ở trường: - Vào lớp đúng giờ. - Trật tự nghe giảng. - Làm bài tập đày đủ. - Mặc đồng phục. - Không vứt rác bừa bãi. - Có kỷ luật học tập. * ở gia đình: - Đồ đạc ngăn nắp gọn gàng. - Ngủ dậy đúng giờ. * Ngoài xã hội : - Thực hiện nếp sốngvăn minh. - Không hút thuôc lá. - Gĩư gìn trật tự chung. - Đoàn kết b- Biểu hiện của tôn trọng kỷ luật. - Tự giác chấp hành sự phân công. - Chấp hành tốt nội qui của trường, lớp. c- ý nghĩa: - Nếu mọi người tôn trọng kỷ luật thì gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ. 3- Bài tập: Bài a;Các hành vi sau:2,6.7 E- Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới: - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập b.c - Đọc trước bài 6 . Ngày soạn.2007 Tiết 7 bài 6 Biết ơn A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức:HS hiểu thế nào là biết ơn? Biểu hiện của lòng biét ơn. ý nghĩa của lòng biết ơn 2- Về thái độ:HS có thái độ đúng mức trong việc tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn. 3-Về kĩ năng: HS biết tự nguyện làm theo những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người. B-Phương pháp: - Nêu vấn đề. - Giải quyết vấn đề. - Đàm thoại. - Thảo luận nhóm. C- Tài liệu và phương tiện : SGK + SGV GDCD 6 Tranh ảnh Ca dao, tục ngữ Bảng phụ + bút dạ Phiếu học tập D- Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ :1- thế nào là tôn trọng kỷ luật. 2- GV sử dụng bài tập trắc nghiệm. II- Bài mới: HS đọc truyện trong SGK. H? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào? H? Chị Hồng đã có những việc làm gì? H? Chị Hồng đã có những suy nghĩ gì? H? Vì sao chị Hồng không quên được thầy giáo cũdù đã hơn 20 năm? H? Suy nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên điều gì? H? Thế nào là biết ơn? GV chia HS thành 4 nhóm: *Nhóm 1 + 2:Chúng ta cần biết ơn những ai? *Nhóm 3+4 :Vì sao chúng ta cần biết ơn những người đó ? Thời gian 5 phút đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - HS nhận xét – GV kết luận. H? Trái với lòng biết ơn là gì? ( là vô ơn bạc nghĩa) H? Lòng biét ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? H? Hãy sưu tầm những câu tục ngữ , ca dao nói về lòng biết ơn? Truyện đọc Thư của một HS cũ. - Thầy Phan đã giúp chị Hồng: + Rèn viết tay phải. + Thầy khuyên: Nét chữ là nết người. - Việc làm của chị Hồng: + Ân hận vì làm trái lời thầy. + Quyết tâm rèn viết tay phải. - Suy nghĩ của chị Hồng: + Luôn nhớ kỷ niệm và lời dạy của thầy. + Mong có dịp gặp Thầy - Vì thầy Phan đã giúp đỡ chị và nhờ thầy mà chị mới có ngày hôm nay. Nội dung bài học: a- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc,với đất nước. *N1 +2: - Tổ tiên, ông bà ,cha mẹ. - Người đã giúp đỡ mình. - Các anh hùng liệt sỹ. - Đảng cộng sản Việt nam. - Bác Hồ. Nhóm 3+4 : vì : - Ông bà ,cha mẹ là những người sinh thành , nuôi dưỡng chúng ta . - Người giúp đỡ ta lúc khó khăn vì đã đem lại điều tốt lành . - Anh hùng liệt sỹ có công bảo vệ Tổ quốc - Đảng CS Việt nam đem lại độc lập tự do. b- ý nghĩa của lòng biết ơn. - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người . - Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta. c- Cách rèn luyện lòng biết ơn : - Thăm hỏi , chăm sóc,vâng lời, giúp đỡ cha mẹ. - Tôn trọng người già, người có công với cách mạng. - Phê phán sự vô ơn bạc nghĩa, vô lễ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 3- Bài tập: Bài a : Đánh dấu vào * sau:1,3,4. Bài b, c giao về nhà.- E- Hướng dẫn học bài cũvà chuẩn bị bài mới: - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập b.c - Đọc trước bài7 Ngày soạn.2007 Tiết 8 Bài 7 Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức: HS hiểu được thiên nhiên bao gồm những gì, vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của cá nhân và loài người. - Hiểu tác hại của việc phá hại TN mà con người đang phải gánh chịu. 2- Về thái độ: Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết lên án những hành vi phá hoại TNTN và môi trường. 3-Về kĩ năng: Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại TNTN và môi trường. B-Phương pháp: - Nêu vấn đề. - Đàm thoại. - Thảo luận mhóm. - Tổ chức trò chơi. C- Tài liệu và phương tiện : SGK+SGV GDCD 6. Luật bảo vệ môi trường. Tranh ảnh, tài liệu. Bảng phụ. D- Các hoạt động dạy học : I- Kiểm tra bài cũ : Thế nào là biết ơn? ý nghĩa của lòng biết ơn. II- Bài mới - HS đọc truyện trong SGK. H? Những chi tiết nào trong truyện nói lên cảnh đẹp của đất nước? H? Thiên nhiên là gì? H? Hãy kể về một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết? H? Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? H? Trong những hành vi sau đây hành vi nào là phá hoại TNTN? - Chặt cây rừng trái phép lấy gỗ. - Đốt rừng làm nương rẫy - Đi tắm biển. - Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan. - Săn bắt chim bừa bãi. H? Bản thân mỗi người phải làm gì để bảo vệ TNTN và môi trường? Truyện đọc: Một ngày chủ nhật bổ ích. - Đồng ruộng xanh ngắt một màu xanh.Mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ. - Đến Tam Đảo cây xanh nhiều 2- Nội dung bài học. - Thiên nhiên bao gồm: nước , không khí , cây xanh, bầu trời, đồi núi b- Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống cúa con người. - Nếu không có nước thì con người không thể tồn tại được. - Thiên nhiên là điều kiện để con người phát triển kinh tế. - Là tài sản vô giá của đất nước. c- Trách nhiệm của công dân: ( HS thảo luận nhóm) - Phải bảo vệ giữ gìn. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thưc hiện. - Sống gần gũi hoà hợp với TN. 3- Bài tập: - Bài a :Đáp án 1,,2,3,4. - Bài b: giao về nhà E- Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập và sưu tầm tranh ảnh về TNTN và môi trường. - Ôn tập và chuẩn Ngày soạn.2007 Tiết 9 Kiểm tra 1tiết A- Mục tiêu - Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của HS thông qua các bài đã học. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. B- Đề bài: Câu 1:Hãy điền từ thích hợp vào dấu Lễ độ là cách .của mỗi con người trong khi .với người khác. Lễ độ thể hiện sự .,.của mình với người khác. Câu 2:Hãy điền chữ Đ vào * mà em cho là đúng Siêng năng là sự cần cù,tự giác. Siêng năng là làm việc một cách miễn cưỡng . Siêng năng là sự say mê miệt mài với công việc. Kiên trì là gặp khó khăn để nguời khác làm. Kiên trì là làm được đến đâu thì làm không cần gắng sức. Kiên trì là thấy việc cần làm thì làm đến nơi dến chốn dù có gặp khó khăn. Câu 3:Kỷ luật khác pháp luật như thế nào?Có người cho rằng thực hiện kỷ luật con người sẽ mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao? Câu 4: Sắp tới 20-11 ngày nhà giáo Viết nam, Em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo đã và sẽ dạy mình. C : Đáp án. Câu 1: ( 2 điểm) Từ cần điền: Cư xử ; giao tiếp ; tôn trọng ;quí mến ;người khác . Câu 2 : ( 2 điểm ) Đáp án : a,c,g. Câu 3: ( 3 điểm ). * Pháp luật do Nhà nước đặt ra. Kỷ luật do cơ quan , tập thể ,trường học đặt ra. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong phạm vi cả nước, kỷ luật chỉ có hiệu lực trong cơ quan, tập thể *Không đồng ý với quan điểm đó , giải thích . Câu 4:Nêu dự định của HS . Ngày soạn.2007 Tiết 10 Bài 8 Sống chan hoà với mọi người A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức: HS những biểu hiện của những người biét sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hoà với mọi người xung quanh. 2- Về thái độ: HS có nhu cầu sống chan hoà với tập thể, trường, lớp, với mọi người xung quanh trong cộng đồng và mong muốn giúp đỡ bạn để xây dựng tập thể đoàn kết. 3-Về kĩ năng: Có kỹ năng giao tiếp ứng xử, cởi mở, hoà hợp với mọi người, trước hết với cha mẹ, anh em, thầy cô giáo và bạn bè. B-Phương pháp: - Xử lý tình huống. - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại. - Giải quyết vấn đề. C- Tài liệu và phương tiện: SGV+SGK GDCD 6. Tranh ảnh , báo về chủ đề. Tài liệu về các đợt giao lưu truyền thống của lớp. Bảng phụ+ bút dạ. D- Các hoạt động dạy học : I- Kiểm tra bài cũ : II- Bài mới - HS đọc truyện trong SGK. H? Trong truyện trên những cử chỉ, lời nói nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hoà với mọi người? H? Điều đó chứng tỏ Bác là người như thế nào? H? Thế nào là sống chan hoà với mọi người? H? Hãy nêu biểu hiện của sống chan hoà ? - GVcho HS làm bài tập 3 SGK. H? Vì sao phải sống chan hoà? - HS thảo luận nhóm. * Nhóm 1:Vì sao phải sống chan hoà? *Nhóm 3+4:Để sống chan hoà với mọi người em cần phải làm gì? Thời gian 3 phút HS trình bày kết quả. H? Sống chan hoà có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 1- Truyện đọc : Bác Hồ với mọi người - Những cử chỉ, lời nói của của Bác. + Bác tranh thủ thời gian đi thăm hởi đồng bào ở mọi nơi. +Bác quan tâm tới tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ. + Bác cùng ăn, cùng làm viêc, cùng vui chơi với các đồng chí trong cơ quan. 2-Nội dung bài học: a- Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham giavào các hoạt động chung có ích. N1 + 2:- Sống chan hoà mới xây dựng được tập thể hoà hợp, mọi người sẵn sàng tham gia các hoạt động chung có ích. - Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. N3+4. - Phải chân thành. - Biết nhường nhịn lẫn nhau. - Sống trung thực, biết thương yêu giúp đỡ nhau. b-ý nghĩa của sống chan hoà. -Sống chan hoà sẽ được mọi người quí mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 3- Bài tập. Bài c: làm tại lớp. Bài d giao về nhà. E- Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - GV nhắc lại ý chính của bài - HS về nhà làm bài tập d. - Đọc trước bài 9. Ngày soạn.2007 Tiết 11 Bài 9 lịch sự tế nhị A-Mục tiêu: 1-Về kiến thức: HS hiểu thế nào là lịch sự , tế nhị? Biểu hiện của lịch sự , tế nhị trong cuộc sống . 2- Về thái độ: Có ý thức rèn luyện cử chỉ , hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự , tế nhị. 3-Về kĩ năng: Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét , góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng xử lịch sự tế nhị và thiếu lịch sự , tế nhị. B-Phương pháp: Thảo luận nhóm . Xử lý tình huống. Sắm vai. C- Tài liệu và phương tiện. - SGK+SGV GDCD 6. - Sưu tầm tranh ảnh, truyện đọc. - Giấy A0 + Bút dạ. D- Các hoạt động dạy học I- Kiểm tra bài cũ :Thế nào là sống chan hoà? ý nghĩa của sống chan hoà? II- Bài mới - HS đọc tình huống trong SGK. H? Em hãy nhận xét hành vi của các bạn học sinh? H? Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào? vì sao? H? Nếu em là thầy Hùng em sẽ làm gì? H? Cách cư xử của bạn Tuyết thể hiện điều gì? H? Thế nào là lịch sự? H? Thế nào là tế nhị? H? Lịch sự , tế nhị biểu hiện ở những khía cạnh nào của cuộc sống? ( ăn, mặc,nói năng.) H? Lịch sự , tế nhị biểu hiện ở những hành vi nào?

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD Lop 6.doc
Giáo án liên quan