TIẾT 1
Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được: - Thế nào là sống giản dị và không giản dị
- Tại sao phải sống giản dị
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết tự đánh giá về hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp với mọi người.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
II. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
III. Tài liệu, phương tiện:
- Câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị, câu thơ, cao dao, tục ngữ.
IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sách vở của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu 2 tình huống cho học sinh trao đổi:
TH1: Gia đình An có mức sống bình thường (bố mẹ đều là công nhân), nhưng An ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng.
TH2: Gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
? Em có suy nghĩ gì về phong cách sống của An và Nam?
Giáo viên gọi học sinh nhận xét và giới thiệu bài.
79 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Phạm Quang Hưng - Trường THCS Nậm Hàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn; 26/8/2010.
Ngày giảng: 28/8/2010: 7A2,7A1.
TIẾT 1
Bài 1: Sống giản dị
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được: - Thế nào là sống giản dị và không giản dị
- Tại sao phải sống giản dị
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết tự đánh giá về hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp với mọi người.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
II. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
III. Tài liệu, phương tiện:
- Câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị, câu thơ, cao dao, tục ngữ.
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sách vở của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu 2 tình huống cho học sinh trao đổi:
TH1: Gia đình An có mức sống bình thường (bố mẹ đều là công nhân), nhưng An ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng.
TH2: Gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
? Em có suy nghĩ gì về phong cách sống của An và Nam?
Giáo viên gọi học sinh nhận xét và giới thiệu bài.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu truyện đọc
(?) Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc
(?) Hãy tìm thêm những VD khác về sự giản dị của Bác Hồ
I. Đọc truyện
“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”
+ Trang phục: Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kỳ, phù hợp với hình ảnh đất nước.
+ Tác phong: Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác với nhân dân.
+ Lời nói: Lời nói của Bác gần gũi, thân thương, thể hiện sự quan tâm đến mọi người, mọi lời Bác nói đều dễ hiểu.
+ Ăn uống
+ Nơi ở
+ Đi lại
+ Cách sinh hoạt
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận nhóm tìm ra những biểu hiện của giản dị và trái với giản dị
* Biểu hiện của lối sống giản dị:
- Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất hay hình thức bề ngoài.
- Sống thẳng thắn, chân thật, gần gũi, cởi mở hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
* Biểu hiện trái với giản dị:
- Sống xa hoa lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kỳ trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp.
- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt lủn, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng đ Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình bản thân và môi trường xung quanh.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học
(?) Em hiểu thế nào là sống giản dị
(?) ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
Hoạt động 5: Cho học sinh luyện tập
- Yêu cầu học sinh làm bài tập (a)
- Giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh giải quyết
TH1: Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức linh đình.
TH2: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao, nhưng Lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo giày dép, thậm chí cả đồ mỹ phẩm.
II. Nội dung bài học
1. Sống giản dị là gì?
Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội biểu hiện ở chỗ không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
2. ý nghĩa của giản dị
- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
3. Luyện tập
- Bức tranh (3)
Các bạn học sinh ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi, thân mật.
- Xa hoa lãng phí không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Chỉ chú ý đến hình thức bề ngoài, lãng phí không phù hợp với lứa tuổi học sinh, không giản dị đ thể hiện tình yêu thương bố mẹ, rèn luyện tốt
4. Củng cố:
- GV tóm tắt nội dung bài học:
5. Dặn dò:
- Học bài
- Làm bài tập d, đ, e
- Xem trước bài “Trung trực”
Ngày soạn: 02/9/2010.
Ngày giảng: 04/9/2010: 7 A2,7A1
Tiết 2
Bài 2: Trung thực
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được: - Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực.
- Vì sao cần phải trung thực
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh có những hành vi thể hiện tính trung thực và tránh những hành vi không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
3.Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực.
II. Phương pháp :
- Nêu vấn đề
- Giải quyết tình huống
- Thảo luận nhóm
III. Tài liệu phương tiện:
Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, bài tập tình huống
IV. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy nêu một số VD về lối sống giản dị của những người sống quanh em.
Câu 2: Em hãy nêu một số biểu hiện trái với giản dị
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên cho học sinh nhận xét những hành vi sau, những hành vi đó thể hiện điều gì?
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau đầu để xuống phòng y tế.
- Xin tiền học để chơi điện tử
- Ngủ dậy muộn, đi học không đúng quy định, báo các lý do ốm.
Giáo viên gọi học sinh nhận xét, từ đó dẫn dắt vào bài “Trung thực”.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện
a) Milanlănggiơ đã có thái độ như thế nào đối với Bramantơ, một người vốn kình địch với ông?
b) Vì sao Bramantơ có thái độ như vậy?
c) Vì sao Milanlănggiơ xử sự như vậy? Chứng tỏ ông là người như thế nào?
I. Đọc truyện:
“Sự công minh, chính trực của một nhân tài”
- Milanlănggiơ đã công khai đánh giá cao Bramantơ, rất tức giận B vì B luôn cản trở cuộc sống của M, làm hại không nhỏ đến sự nghiệp, đến danh tiếng của ông.
- Sợ danh tiếng của Milanlănggiơ nối tiếp lấn át mình.
- Ông là người sống ngay thẳng, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc. Chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lý, công minh, chính trực.
Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh thảo luận tìm những biểu hiện khác của tính trung thực
Trong học tập?
Trong quan hệ với mọi người?
Trong hành động?
- Học tập: Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô, bạn bè, không quay cóp, nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn.
- Quan hệ với mọi người: Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận lỗi.
- Hành động: bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai.
đ Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống: qua thái độ, qua hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh rút ra nội dung bài học
(?) Em hiểu thế nào là trung thực?
(?) Trung thực có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập a trong SGK
Những hành vi nào thể hiện tính trung thực, giải thích vì sao?
- Yêu cầu học sinh tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực.
1. Thế nào là trung thực
- Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống thẳng thắn, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2. ý nghĩa của đức tính trung thực
- Là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người, giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
3. Luyện tập
- Các câu 3, 4, 5
“Ăn ngay nói thẳng”
“Cây ngay không sợ chết đứng”
“Chết vinh còn hơn sống nhục”
“Thật thà là cha của quỷ quái”
“Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”
4. Củng cố:
- GV tóm tắt nội dung bài học
5. Dặn dò:
- Làm bài tập b,c,d
Tiết 3:
Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương
(giáo dục trật tự an toàn giao thông)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được:
- Những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông
- ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông
2. Thái độ:
- Học sinh có ý thức tôn trọng luật lệ an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
3. Kỹ năng:
- Biết xử lý một số tình huống khi đi đường thường gặp.
- Biết đánh giá hành vi đúng hoặc sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
* Tình huống 1:
- Sách chương trình địa phương
(?) Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông?
(?) Em của Hùng có vi phạm vì không? Vì sao?
* Tình huống 2:
(?) Theo em điều Tuấn nói có đúng không? Vì sao?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 4 bức ảnh và nhận xét hành vi của từng người trong bức ảnh
(?) Đối với người tham gia giao thông đường bộ cần phải đi như thế nào?
(?) Khi tham gia giao thông, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
(?) Người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông thì không được làm gì?
(?) Người đi xe thô sơ phải đi như thế nào?
(?) Khi đi đến đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt ta cần phải chú ý tới những điều gì?
Bài tập 1: sách địa phương
- Theo em những nơi có đèn tín hiệu giao thông hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào? Vì sao?
Bài tập 2: sách địa phương
Trong những hành vi sau đây em đồng ý với hành vi nào và không đồng ý với hành vi nào? Vì sao?
Bài tập 3: sách địa phương
(?) Theo em ai có lỗi trong trường hợp này? và có lỗi gì?
I. Tình huống, tư liệu:
* Hùng vi phạm:
- Chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy
- Dùng ô che nắng khi đi xe máy
* Em của Hùng cũng vi phạm pháp luật vì ngồi trên xe máy sử dụng ô.
* Tuấn nói thế là sai vì Tuấn đã xâm phạm vào tài sản của công, tổn hại đến giao thông đường sắt.
- ảnh 1: Đi xe đạp 1 bánh
- ảnh 2: Đi xe máy kéo đẩy nhau
- ảnh 3: Vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại di động
- ảnh 4: Đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở gần khu vực đường sắt.
II. Nội dung bài học
1. Quy tắc chung về giao thông đường bộ:
- Phải đi về bên tay phải theo chiều đi của mình
- Đi đúng phần đường quy định
- Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ hoặc người điều khiển giao thông.
2. Quy định đối với người đi xe đạp:
- Chở tối đa 1 người lớn, 1 trẻ em dưới 7 tuổi
- Không sử dụng ô, ĐTDĐ
- Không đi xe đạp trên hè, trong vườn hoa
- Không mang vác cồng kềnh, bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
- Không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Không đi xe đạp bằng 1 bánh.
3. Quy định đối với người ngồi trên xe:
- Không mang vác cồng kềnh.
- Không sử dụng ô, ĐTDĐ, không bám kéo đẩy xe khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
4. Quy định đối với người điều khiển xe thô sơ:
- Phải cho xe đi hàng 1, đi đúng phần đường quy định.
- Hàng hoá xếp trên xe phải an toàn, không gây cản trở giao thông.
5. Một số quy định cụ thể về an toàn giao thông đường sắt:
- Ta phải quan sát cả 2 phía.
- Nếu có tàu đang đi tới phải dừng lại cách rào chắn hoặc đường sắt một khoảng cách an toàn.
- Không đặt chứng ngại vật trên đường sắt, không trồng cây hoặc đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá, cát, sỏi trên đường sắt.
III. Bài tập
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Đồng ý với những ý kiến: b, đ, h
- Không đồng ý với những ý kiến: a, c, d, e, g, i, k, l
- Cả 2 người đều có lỗi:
+ Quý đi xe đạp thả cả 2 tay lạng lách, đánh võng
+ Bác bán rau sai vì đi bộ dưới lòng đường.
Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 10
- Học bài
-----------------------------------
Tiết 3
Bài 3: tự trọng
Dạy ngày 07/09/2009
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được: - Thế nào là tự trọng và không tự trọng
- Vì sao cần phải có lòng tự trọng
2. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh nhu cầu rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
3. Kỹ năng:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng.
- Học tập những tấm gương về lòng tự trọng của nhiều người sống xung quanh, có ý thức rèn luyện để trở thành người có lòng tự trọng.
II. Phương pháp
Kể chuyện, diễn giảng, nêu vấn đề
III. Tài liệu phương tiện:
Câu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn
iv. các bước lên lớp:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hãy cho biết những biểu hiện của người trung thực?
Câu 2: Trung thực là biểu hiện cao của đức tình gì?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên vận dụng câu hỏi 2 trong phần kiến thức bài cũ để vào bài: “Trung thực là biểu hiện cao của lòng tự trọng”.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện
- Cho học sinh đọc truyện bằng cách phân vai
(?) Hoàn cảnh của Rôbe trong câu chuyện?
(?) Vì sao Rôbe lại nhờ em mình mang tiền trả lại cho khách.
(?) Các em có nhận xét gì về hành động của Rôbe
(?) Hành động của Rôbe đã tác động đến tình cảm của tác giả như thế nào? Hành động đó thể hiện đức tính gì?
I. Truyện đọc
“Một tâm hồn cao thượng”
- Là em bé mồ côi nghèo đi bán diêm
- Cầm đồng tiền vàng đi đổi tiền lẻ để trả lại cho khách
- Bị xe chẹt và bị thương nặng đã nhờ em mình mang trả lại cho khách.
- Muốn giữ lời hứa, không muốn để người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp, không bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin ở mọi người.
- Có ý thức trách nhiệm cao, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình, có tâm hồn cao thượng dù cuộc sống nghèo nàn.
- Làm thay đổi tình cảm của tác giả từ chỗ tin tưởng đ sang nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng nhận nuôi em Sáclây.
- Thể hiện đức tính tự trọng.
Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh tìm hiểu các biểu hiện của tự trọng và không tự trọng
- Biểu hiện của tính tự trọng
- Biểu hiện không tự trọng
- Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, giữ chữ tín, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể, làm tròn chữ hiếu, kính trọng thầy cô.
- Sai hẹn, sống buông thả, suồng sã, không biết ăn năn, không biết xấu hổ, nịnh bợ, luồn cúi, bắt nạt người khác, tham gia tệ nạn xã hội, sống luộm thuộm, dối trá, không trung thực.
Hoạt động 4: Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn
- Yêu cầu học sinh thảo luận lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
(?) Em hiểu thế nào là tự trọng?
Cá nhân: Nghiêm khắc với bản thân có ý chí tự hoàn thiện.
Gia đình: Sống hạnh phúc, bình yên, không ảnh hưởng đến thanh danh.
Xã hội: Cuộc sống tốt đẹp, có văn hoá, văn minh
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là tự trọng?
- Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
(?) Lòng tự trọng có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập a
- Giáo viên đưa ra tình huống yêu cầu học sinh giải quyết:
2. ý nghĩa của lòng tự trọng
- Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá uy tín của mỗi cá nhân, được mọi người xung quanh quý trọng.
3. Luyện tập:
- Hành vi 1, 2 thể hiện tính tự trọng.
TH1: Nam xấu hổ với bạn bè vì cả bọn đang đi chơi gặp bố đạp xích lô.
TH2: Minh rủ bạn đến nhà mình chơi nhưng lại đưa bạn sang nhà cô chú vì nhà cô chú sang trọng hơn.
Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập: b, c, d, đ
- Soạn bài “Đạo đức và kỷ luật”
-----------------------------------
Tiết 4 Giảng ngày 14/9/2009
Bài 4: Đạo đức và kỷ luật
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được: - Thế nào là đạo đức, kỷ luật
- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật
- ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật
2. Thái độ:
Học sinh có thái độ tôn trọng kỷ luật và phê phán thói vô kỷ luật.
3. Kỹ năng:
Học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức và kỷ luật.
II. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, đóng vai, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải
III. Tài liệu phương tiện:
Tục ngữ, ca dao, truyện kể, tình huống
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào tự trọng và tự trọng có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Vào lớp đã được 15’. Cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hốt hoảng chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô giáo ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và cô quay lại nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?
Về đạo đức: Không xin phép cô, không chào cô
Về kỷ luật: Đi học muộn
Vậy xử sự như thế nào là có đạo đức và kỷ luật, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc.
Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỷ luật cao?
Những khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì?
Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc?
- Anh Hùng là người có đức tính gì?
I. Đọc truyền
“Một tấm gương tận tuỵ vì việc”
- Thực hiện nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động khi làm việc, phải qua huấn luyện về kỹ thuật, đeo dây bảo hiểm...
- Dây điện, điện thoại, quảng cáo chằng chịt, muốn chặt cây phải khảo sát trước, phải có lệnh của công ty mới được chặt, trực 24/24h, bảo vệ suốt ngày đêm mưa rét, lương thấp.
- Không đi muộn về sớm, vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn, nguy hiểm được mọi người tôn trọng, yêu quý.
- Anh là người có đạo đức và kỷ luật.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7
BÀI 6: Tôn sư trọng đạo
I. Mục tiờu:
1. Kiến thức:
- Thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
- ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
2. Kỹ năng:
Giúp cho học sinh biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
- Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô.
II. Phương phỏp:
- Thảo luận nhóm, diễn giải, đàm thoại, đóng vai
III. Tài liệu phương tiện:
- Kể chuyện về tấm gương tôn sư trọng đạo
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tôn sư trọng đạo
- Bài tập tình huống
IV. Cỏc hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- Em hãy nêu việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Các thầy cô giáo không những giúp cho chúng ta mở mang trí tuệ mà còn giúp cho chúng ta biết sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Chủ đề của bài học hôm nay là tôn sư trọng đạo - một nét đẹp trong truyền thống dân tộc. Chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung truyện:
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trũ
có gì đặc biệt về thời gian?
- Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của học sinh cũ đối với thầy Bình?
- Học sinh kể những kỉ niệm về thầy giáo dạy nói lên điều gì?
* Học sinh của thầy Bình trong truyện đã thể hiện thái độ, tình cảm biết ơn thầy dạy của mình rất xúc động, rất trân trọng. Vậy bản thân các em đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em. Các em hãy trả lời các việc sau các em đã làm được chưa:
Các em đã làm được những việc này vậy là các em đã thể hiện được việc tôn sư trọng đạo. Để hiểu cụ thể hơn chúng ta đi vào phần...
Hoạt động 3: Tỡm hiểu nội dung bài học
Nhóm 1: Thế nào là tôn sư trọng đạo?
Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
Nhóm 3: Nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo?
Nhóm 4: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Hoạt động 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh làm bài tập a trong SGK
Những hành vi nào thể hiện tôn sư trọng đạo? Hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo
I. Truyện đọc:
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tỡnh sõu
+ Học sinh vây quanh thầy, chào hỏi thắm thiết
+ Tặng thầy những bó hoa tươi thắm
+ Không khí của buổi gặp cảm động
+ Thầy trò tay bắt mặt mừng
- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình
1. Lễ phép với thầy cô giáo
2. Xin phép thầy cô trước khi ra vào lớp
3. Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói “Em thưa thầy/cô”
4. Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
5. Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau.
6. Cố gắng học thật giỏi
7. Tâm sự chân thành với thầy cô
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Tôn sư: là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy cô giáo mọi lúc mọi nơi.
- Trọng đạo: là coi trọng và làm theo những điều thầy dạy.
2. Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
- Thầy cô cung cấp cho ta tri thức, bồi dưỡng nhân cách cho chúng ta, dạy ta cách làm con làm trò, làm người.
- Góp phần bồi đắp, tô đẹp thêm truyền thống dân tộc.
3. Cần làm gì để tôn sư trọng đạo?
- Hoàn thành bổn phận của người học sinh.
- Thực hiện điều thầy dạy dỗ, chỉ bảo.
- Thăm hỏi, động viên các thầy cô dạy dỗ mình
III. Luyện tập
Bài 1:
- Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo là 1, 3
- Hành vi đáng phê phán 2, 4
2. Không nghe lời thầy dạy
4. Không tôn trọng thầy và chính mình
Bài 2:
- Học sinh phát biểu
4. Củng cố:
GV: Giải thớch cõu ca dao:
Muốn sang thỡ bỏc cầu kiều
Muốn con hay chữ thỡ yờu kớnh thầy.
5. Dặn dũ:
- Học bài, làm bài tập trong SGK
- Xem trước bài 7
-----------------------------------
Tiết 8
kiểm tra: 45’
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học và những hiểu biết để làm bài.
- Học sinh biết đánh giá, nhận xét, tìm ra cách ứng xử, cách giải quyết các tình huống của bản thân, của người khác.
- Học sinh thể hiện sự sáng tạo, năng động trong hành động nhận thức của mình.
II. lên lớp:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra:
I. Đề bài:
Câu 1: Thế nào là yêu thương con người? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa yêu thương con người và lòng thương hại?
Câu 2: Hãy đánh dấu x vào những câu tục ngữ sau, câu nào nói về đoàn kết tương trợ.
a) Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
c) Chung lưng đấu cật
d) Đồng cam cộng khổ
e) Cây ngay không sợ chết đứng
g) Lời chào cao hơn mâm cỗ
h) Ngựa có bầy, chim có bạn
Câu 3: Em hãy viết hoàn chỉnh các câu ca dao, tục ngữ sau:
- Một cây...
- Một miếng...
- Của ít
- Lá lành
Câu 4: Giải quyết tình huống sau:
Vì bị tai nạn giao thông nên mẹ Hiếu bị cụt một chân, không cam chịu số phận, ngày ngày mẹ vẫn ngồi xe lăn đi bán vé số để có đủ tiền nuôi con ăn học.
Một hôm Hiếu cùng các bạn đang ngồi ăn trong quán, chợt nhìn thấy mẹ bán vé số gần đó và đang mỉm cười với mình. Sợ các bạn thấy, Hiếu tỏ ánh mặt giận dữ với mẹ và bỏ đi. Ngọc ngồi cạnh Hiếu, biết chuyện đã đến chào mẹ Hiếu, đồng thời chạy theo và trách Hiếu sao có thái độ như vậy.
Em nghĩ gì về thái độ của Hiếu và Ngọc?
Em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. Đáp án + biểu điểm
Câu 1: 3 điểm
- Nêu được định nghĩa của yêu thương con người - 1,5đ
- Xuất phát, mục đích, kết quả - 1,5đ
Câu 2: 2 điểm
- Câu đúng là: a, c, d, h
Câu 3: 2 điểm
- Nêu đúng các câu ca dao, tục ngữ
Câu 4: 3 điểm
- Thái độ của Hiếu như vậy là sai, không có lòng tự trọng, không biết ơn mẹ.
- Thái độ của Ngọc rất đáng khen, biết quan tâm đến bạn bè, có lòng yêu thương con người, chào hỏi động viên mẹ Hiếu.
- Tự rút ra bài học cho bản thân:
+ Lễ phép kính yêu với những người nuôi ta khôn lớn.
+ Không xấu hổ với bạn bè vì có người thân bị tàn tật.
+ Quan tâm, an ủi với những người không may
+ Phê bình khuyết điểm của mình, nhận lỗi khi mình mắc lỗi.
-----------------------------------
Tiết 9 giảng ngày 23/10/09
Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ
- ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ của người với người.
2. Thái độ:
Giúp học sinh có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ với người khác.
- Biết tự đánh giá mình với mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người.
- Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, hàng xóm.
II. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đóng vai, diễn giải, đàm thoại
III. Tài liệu, phương tiện:
- Bài tập tình huống
- Chuyện kể về đoàn kết, tương trợ
- Tục ngữ, ca dao, giấy khổ to
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn và tôn sư trọng đạo
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên đưa ra câu ca dao:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của câu ca dao này.
đ Đề cao sức mạnh của tập thể đoàn kết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc
(?) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì?
(?) Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn, lớp 7B đã làm gì?
(?) Hãy tìm những hình ảnh câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của 2 lớp.
(?) Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B
(?) Em hiểu đoàn kết, tương trợ là gì?
(?) Tương trợ, đoàn kết có ý nghĩa gì trong cuộc sống
- Giáo viên yêu
File đính kèm:
- GDCD 7 HUNG NAM HANG.doc