I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết
- Biết phân tích hành vi trái ngược với liêm khiết
- Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết
2. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết
- Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống
3. Kĩ năng:
HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết
II/ Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
- Giảng giải, đàm thoại
- Thảo luận nhóm
III/. Tài liệu và phương tiện:
- Sách GK và sách GV lớp 8
- Chuyện đọc
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết
- Giấy A0 + bút dạ
- Các loại báo liên quan đến pháp luật
IV/ Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV chia bảng làm 2 phần, gọi 2 HS lên bảng
HS: cả lớp theo dõi.
Câu 1: Tìm những hành vi biết tôn trọng lẽ phải
Câu hỏi 2: Tìm những hành vi của HS không biết tôn trọng lẽ phải
HS: Bổ sung ý kiến đúng
GV: Nhận xét và cho điểm
3. Bài mới:
a- Giới thiệu bài mới: (2 phút)
GV: Đưa ra tình huống (Ghi sẵn trên giấy A0)
Tình huống 1: Em Hà ở thành phố Hải Phòng nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại cho người mất
Tình huống 2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật.
Tình huống 3: Giám đốc hải quan tỉnh L, nhận hố lộ của người buôn lậu qua biên giới
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7745 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Tiết 02 Liêm Khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/8/2006
Tiết: 02 LIÊM KHIẾT
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS hiểu thế nào là liêm khiết
Biết phân tích hành vi trái ngược với liêm khiết
Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết
2. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết
- Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống
3. Kĩ năng:
HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết
II/ Phương pháp:
Kích thích tư duy
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
Giảng giải, đàm thoại
Thảo luận nhóm
III/. Tài liệu và phương tiện:
Sách GK và sách GV lớp 8
Chuyện đọc
Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết
Giấy A0 + bút dạ
Các loại báo liên quan đến pháp luật
IV/ Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV chia bảng làm 2 phần, gọi 2 HS lên bảng
HS: cả lớp theo dõi.
Câu 1: Tìm những hành vi biết tôn trọng lẽ phải
Câu hỏi 2: Tìm những hành vi của HS không biết tôn trọng lẽ phải
HS: Bổ sung ý kiến đúng
GV: Nhận xét và cho điểm
3. Bài mới:
a- Giới thiệu bài mới: (2 phút)
GV: Đưa ra tình huống (Ghi sẵn trên giấy A0)
Tình huống 1: Em Hà ở thành phố Hải Phòng nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại cho người mất
Tình huống 2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật.
Tình huống 3: Giám đốc hải quan tỉnh L, nhận hố lộ của người buôn lậu qua biên giới
HS; Quan sát tình huống trên
GV: Những hành vi trên thể hiện đức tính gì?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Mời vài HS phát biểu ý kiến
GV: Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta học bài mới:
b- Bài mới:
T/g
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Mời 3 HS đọc các câu chuyện trong SGK
GV: Cho HS tiến hành thảo luận nhóm ghi vào giấy A0
Nhóm 1:- Hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri-Quy-ri
- Những hành đó thể hiện đức tình gì?
Nhóm 2: - Hãy nêu hành động của Dương Chấn.
- Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3: - Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào?
- Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
GV: Mời các nhóm lên trình bày
GV: Đặt câu hỏi chung cho cả lớp
1/ em có suy nghĩ gì về các cách xử sự trên
2/ Theo các em những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế đức tính Liêm khiết
GV: Sử dụng phiếu học tập in sẵn câu hỏi.
1/ Việc học tập gương sáng về liêm khiết có phù hợp, cần thiết và ý nghĩa không?
2/ Nêu những hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết trong đời sống hằng ngày?
3/ Nêu những hành vi trái ngược với đừc tính liêm khiết?
GV: Cho HS trả lời vào phiếu
GV: Cho HS lên bảng trình bày
GV: Bổ sung, đưa ra ý kiến đúng
GV: Thu một số bài của HS về chấm để động viên các em nắm vững kiến thức và vận dụng tốt
GV: kết luận rồi chuyển ý
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học:
GV: (giảng giải) Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người, dù là người dânbình thường hay là cán bộ có chức có quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết
GV: đặt câu hỏi
1/ Em hiểu thế nào là đạo đức trong sáng?
2/ Lối sống như thế nào là thể hiện chuẩn mực đạo đức đó?
3/ Ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống?
4/ Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân em và mọi người?
GV: Hướng dẫn HS phát biểu, nhận xét, bổ sung để giúp HS khắc sâu khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của đức tính liêm khiết
GV: Chốt lại ý chính và kết luận
Hoạt động 4: Luyện tập, giải bài tập SGK
GV: Cho HS làm bài tập 1 và 2 trong SGK
( GV có thể ghi bài tập lên bảng đen hoặc sử dụng giấy A0)
GV: Nhận xét kết quả đúng
HS: Tiến hành thảo luận
Nhóm 1:
- Bà Ma-ri-Quy-ri cùng chồng là Pie Quy-ri đã đóng góp cho thế giới những sàn hẩm có giá trị khoa học và kinh tế
- Không giữ bản quyền phát minh mà vui lòng sống túng thiếu, sẵn sàng giữ quy trình chiết tách Ra-đi cho ai cần đến
- Bà gửi biếu tài sản lớn Igam Ra-đi cho Viện nghiên cứu ứng dụng để trị bệnh ung thư
- bà không nhậ món quà của Tổng thống Mỹvà của bạn bè mà dành nó cho việc nghiên cứu khoa học
- Bà không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào
Nhóm 2:
- Dương Chấn nhà kiến thiết thời Đông Hán được bổ đi làm quan Thái thú ở quận Đông lai
- Vương Mật không được ông tiến cử đem vàng đến lễ
- Ông tiến cử người làm việc tốt không cần đến vàng của người đó
- Đức tính của ông thanh cao, vô tư không ham lợi
Nhóm 3:
- Cụ Hồ sống như người Việt nam bình thường
- khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói
- Cụ là người Việt Nam trong sạch, liêm khiết
HS: Bổ sung
HS: Nhận phiếu học tập
HS: Trả lời câu hỏi vào phiếu
HS: Nhận xét ý liến của bạn
Đáp án:
1/ Việc học tập gương sáng đức tính liêm khiết giúp cho cuộc sống tốt đẹp nên rất cần thiết và có ý nghĩa
2/ Hành vi biểu hiện tính liêm khiết.
- Bố em làm giàu bằng sức lao động và tài năng của mình
- Bác Hùng bỏ tiền và công sức làm trang trại để giải quyết công ăn việc làm cho người dân
- Cả nước phát động phong trào “ủng hộ người nghèo”
3/ Hành vi biểu hiện không liêm khiết
- Bố Hoa là lãnh đạo cấp cao tỉnh lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ
- Lâm tặc móc nối với công an, cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ quí, bắt động vật quí
HS: Tự do trình bày ý kiến của mình
HS: Ghi vào vở
HS: Lên bảng trả lời
HS: Giải thích vì sao đúng, sai
Đáp án:
Bài 1: Hành vi liêm khiết: 1,3,5 và 7
Hành vi không liêm khiết:
2,4 và 6
Bài 2: Không đồng ý tất cả các ý kiến
1/ Khái niệm:
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỷ
2/ Ý nghĩa:
Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn
3/ Tác dụng:
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết
- Đồng tình ủng hộ, quí trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết
- Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sông liêm khiết.
4/ Củng cố: Tổ chức trò chơi, kể chuyện tiếp sức (3 phút)
Cách chơi như sau:
Mỗi HS viết 1 câu, bạn khác nối tiếp câu khác. Cứ như vậy cho đến khi kể xong. Gv viết thành một câu chuyện hoàn chỉnh
GV: chọn trước câu chuyện
Truyện “Lưỡng quốc trạng nguyên”
Mạc Đĩnh Chi (1284-1361) quê ở Lam khê, thuộc tỉnh Hải Dương, là dòng dõi khoa bảng lâu đời, đỗ Trạng Nguyên, là quan to trong triều nhưng gia cảnh vẫn rất thanh bần. Có lần nhà Vua sai người đang đêm mang vàng bạc đến để cửc nhà ông, cốt thử lòng ông. Sáng hôm sau vào chầu, ông đem số vàng bạc đó bỏ vào kho. Nhà Vua giả đò ngạc nhiên nói rằng: Số của ấy là của trời cho cớ sao không nhận? Ông tâu rằng của cải không phải do mồ hôi công sức ông làm ra thì ông sẽ không nhận và nộp vào công quỹ
Năm 1038 ông được cử đi sứ ở Trung Quốc. Có thể nói trong sự nghiệp giao bang này, ông đã để lại nhiều giai thoại được người đời nhắc đến như một bài học về sự thông minh, mẫn tiệp hiếm có. Chính vì thế mà Vua quan nhà Minh phải phong ông là “Lưỡng quốc trạng nguyên”
(Phỏng theo Truyện Làng Nho
NXB văn hóa 1990 )
GV kết luận toàn bài
Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Làm bài tập còn lại SGK, sưu tầm truyện nói về liêm khiết, sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết
- Bài mới:Xem trước phần đặt vấn đề bài “Tôn trọng người khác”; Tìm một hoặc hai câu chuyện nói về tôn trọng người khác
5/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 02.doc