A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải;
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.
2. Về thái độ:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người tôn trọng lẽ phải đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
3. Về kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo: .
* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* GV kháI quát cấu trúc chương trình GDCD lớp 8 ?
112 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 150193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giáo dục công dân lớp 8 (Chi tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Tuần 1
Soạn:
Giảng:
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải;
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.
2. Về thái độ:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người tôn trọng lẽ phải đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
3. Về kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:….
* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* GV kháI quát cấu trúc chương trình GDCD lớp 8 ?
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài
GV thông qua việc nêu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng lẽ phải để vào bài.
HĐ 2:
* GVgọi HS đọc tình huống SGK.
* GV chia thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ để thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
(?) Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. - - Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
(?) Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?
- Theo em, trong 3 trường hơp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao?
HĐ 3:
(?) Hãy tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà các em thấy trong cuộc sống hàng ngày.
GV cho HS thảo luận theo các tình huống sau:
- Vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
- Vi phạm nội quy ở cơ quan, trường học.
- Làm trái các quy định của pháp luật.
- Gió chiều nào che chiều ấy.
HĐ 4: Tìm hiểu nội dung bài học ?
(?) Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
(?) ý nghĩa của việc biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày?
HĐ 5:Luyện tập
GV cho HS thảo luận nhóm các bài tập 1,2,3
- Nêu một số câu tục ngữ, ca dao, bài hát nói về tôn trọng lẽ phải.
- Theo em, HS cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
I. Đặt vấn đề
+ Trường hợp 1: Hành động của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
+ Trường hợp 2: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí.
+ Trường hợp 3: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn mình quay cóp thì em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.
=> HS trả lời.
* Liên hệ thực tế
+ Những biểu hiện tôn trọnglẽ phải:
- Kính trọng ông bà, cha mẹ.
- Lễ phép với thầy cô giáo......
+ Những biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:
- Trêu chọc những người khuyết tật
- Xúc phạm ông bà, cha mẹ,....
HS thảo luận và trả lời.
II. Nội dung bài học
1. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình
theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
2. Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
III. Bài tập
Bài 1: Lựa chọn cách cư xử c
- Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải.
Bài 2: Lựa chọn cách cư xử c
Chọn phương án C , vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình . Trong tình huống này , nếu ta buông xuôI thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý chân thành với bạn để bạn tiến bộ.
Bài 3: Hành vi a,c,e biểu hịên tôn trọng lẽ phải.
- HS tự nêu ra.
- HS cần phait học tập tấm gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
Hoạt động 6: HDHS củng cố
Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Nêu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ?
Liên hệ tính tôn trọng lẽ phải của bản thân em và những người xung quanh ?
HOẠT ĐỘNG 7: HDHS về nhà
Học ghi chép nghe giảng trên lớp ?
Liên hệ thực tế các hoạt động tôn trọng lẽ phải của cụm dân cư nơi em sinh sống ?
Đọc và chuẩn bị bài 2: “Liêm khiết”.
=========================================================
Tiết 2 Tuần 2
Soạn:
Giảng:
Bài 2: LIÊM KHIẾT
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
Giúp HS hiểu: - Thế nào liêm khiết.
- Vì sao cần phải sống liêm thiết.
- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì.
2. Về thái độ:
- Giúp HS biết phân biệt hành vi thể hiện sự liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
3. Về kĩ năng:
- Giúp HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:….
* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Tôn trọng lẽ phải là gì? ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ?
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới:
GV kể một câu chuyện có liên quan đến đức tính liêm khiết và dẫn dắt vào bài.
Hđ 2: GV gọi HS đọc tình huống 1,2 và 3 ( SGK, tr 5, 6, 7).
(?) Mỗi câu chuyện kể về vấn đề gì?
(?) Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Ma-ri Quy-ri và Dương Chấn trong câu chuyện trên?
(?) Theo em, những cách cư xử đó có
điểm gì chung? Vì sao?
(?) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa không? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- GV gọi đại diện trả lời, HS khác bổ sung, nhận xét.
- GV đánh giá.
HĐ 3 :
(?) Hãy kể một câu chuyện hoặc việc làm cụ thể, thể hiện tính liêm khiết.
(?) Hãy nêu một số việc làm, hành vi thiếu tính liêm khiết trong đời sống.
GV chốt lại vấn đề.
HĐ 4:
(?) Thế nào là liêm khiết?
(?) Vai trò và ý nghĩa của đức tính liêm khiết điối với đồi sống mỗi con người?
* GV gọi HS đứng tại chổ trả lời, HS khác bổ sung.
* GV đánh giá và chốt ý bằng đèn chiếu hoặc bảng phụ.
HĐ5:
(?) Đánh dấu (+) vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính không liêm khiết.
* GV chuẩn bị vào bảng phụ hoặc đèn chiếu, cho HS quan sát và thảo luận trả lời.
* GV gọi HS nhận xét, GV đánh giá.
(?) Em tán thành hay không tán thành với cách xử sự nào sau đây? Vì sao?
GV gọi HS nhận xét, GV đánh giá.
(?) Hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn nói về tính liêm khiết.
HS liên tưởng tạo tâm thế vào bài.
I. Đặt vấn đề
1. Tình huống1: Kể về tấm lòng cao cả của nhà bác học Ma-ri Quy-ri.
2. Tình huống 2: Kể về tấm lòng ngay thẳng, cương trực của Dương Chấn.
3. Lời cảm xúc của nhà báo Mĩ trước
tấm gương sáng của Người
=> Trong những trường hợp trên, cách cư xử của Ma -ri Quy -ra, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương đáng để học tập, noi theo, kính phục.
- Đó là những cách xử đúng đắn thể hiện lối sống trong sạch, không thực dụng và tham lam.
-> Những cách cư xử có điểm giống nhau sau:
+ Thể hiện lối sống thanh cao.
+ Không vụ lợi, không hám danh.
+ Làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào.
=> Đó là cách cư xử biểu hiện của tính liêm khiết.
- HS thảo luận nhóm.
+ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Vì:
Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
- Đồng tình, ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: Tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi...
- Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
* Liên hệ thực tế.
1. Những biểu hiện của đức tính liêm khiết
- Luôn tự học tập để đạt kết quả cao trong công việc được giao.
- Trong công việc luôn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
- Không sử dụng tiền của tập thể để giải quyết công việc cá nhân
2. Những biểu hiện của đức tính không liêm khiết.
- Sử dụng tiền bạc để đạt công việc của bản thân.
- Luôn nhận hối lộ của người khác trong giải quyết công việc.
- Lấy tài sản Nhà nước về phục vụ gia đình.
- Dùng tiền để mua chức, mua quyền cho bản thân.
II. Nội dung bài học
- Liêm khiết là lối sống trong sạch không hám danh, không tham lam làm giàu bất chính, không tham ô và không nhận tiền của hối lộ.
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, yên tâm học tập, công tác, trau dồi tài năng và đạo đức; không bận tâm về những mưu toan nhỏ nhen, ích kỉ.
- Sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III. bài tập
Bài 1: ( SGK, tr 7,8). Những hành vi thể hiện tính không liêm khiết là:
- Đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào.
- Sẵn sàng dùng tiền, quà nhằm đạt được mục đích của mình.
- Chỉ làm việc gì khi có lợi cho bản thân.
Bài 2( SGK, tr 7,8).:
- Em tán thành với cách cư xử ở tình huống e. Vì việc làm của chú Minh không phải biểu hiện của hành vi không liêm khiết: chú Minh mang quà đến thăm thầy là xuất phát từ tình cảm chứ không phải vì mục đích cá nhân vụ lợi nào.
- Không tán thành cách cư xử ở tình huống a, b, c, d vì đó là biểu hiện các khía cạnh khác nhau của không liêm khiết.
- Tình huống g: hành vi của Mai không phải là thể hiện tính không liêm khiết, song thái độ thiếu quan tâm của Mai rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với người chủ chiếc túi nếu nó vô tình lọt vào tay kẻ xấu ( không liêm khiết).
Bài 5: ( SGK, tr 7,8). HS trả lời, HS khác bổ sung.
Hoạt động 6: HDHS củng cố
Thế nào là liêm khiết ? Nêu những biểu hiện của liêm khiết ?
2. GV khái quát nội dung bài học ?
HOẠT ĐỘNG 7: HDHS về nhà
Học ghi chép nghe giảng trên lớp ?
Sưu tầm ca dao , tục ngữ nói về liêm khiết ?
Đọc và chuẩn bị bài 3: “Tôn trọng người khác”.
=========================================================
Tiết 3 Tuần 3
Soạn:
Giảng:
Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau.
2. Về kĩ năng
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Về thái độ
Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác, đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:….
* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là liêm khiết? ý nghĩa của đức tính liêm khiết đối với mỗi con người ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
GV gọi HS đọc các tình huống(SGK, tr 29).
(?) Mỗi tình huống trong các câu chuyện trên kể về sự việc gì?
(?) Em có nhận xét gì về cách xử sự,
thái độ và việc làm của mỗi bạn trong các trường hợp trên?
(?) Theo em, trong những hành vi trên, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?
GV chốt ý phần này.
Hoạt động 4:
(?) Thế nào là tôn trọng người khác?
ý nghĩa của việc tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày?
GV: Bản thân em là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường.Vậy theo em, mỗi HS chúng ta cần phải làm gì để có đức tính tôn trọng người khác ?
GV: Hãy đọc một vài câu ca dao, tục ngữ ... nói về tôn trọng người khác cho cả lớp nghe?
Hoạt động 5:
* Bài tập 1: Những hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?
Vì sao?
GV cho HS thảo luận nhóm
GV gọi đại diện trả lời, HS khác bổ sung, GV đánh giá ?
I. Đặt vấn đề
HS đọc tình huống ở GSK
1 a. Tình huống 1:
+ Thái độ và cách cư xử của Mai trong tình huống trên là đáng khâm phục.Vì Mai đã phấn đấu hết mình để trở thành một học sinh chăm ngoan, học giỏi, có lối sống giản dị, luôn kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo và chan hoà cỡi mở với bạn bè.
b.Tình huống 2:
+ Thái độ và cách cư xử của Hải trong hoàn cảnh trên làm cho ta xúc động và kính phục. Vì thể hiện sự tôn trọng dòng tộc của mình.
c.Tình huống 3:.
+ Thái độ và cách cư xử của Quân và Hùng thể hiện lối sống thiếu văn hoá và kính trọng thầy giáo. Luôn coi thường mọi người.
2. + Trong các hành vi trên thì hành vi của Mai và Hải là những hành vi đáng
để chúng ta học tập. Vì nó thể hiện rõ lối sống có văn hoá của mỗi con người và luôn tôn trọng người khác.
+ Hành vi của hai bạn Quân, Hùng và các bạn của Hải trong tình huống 2 là đáng phê phán.Vì nó thể hiện lối sống thiếu tôn trọng người khác và chà đạp lên danh dự và phẩm giá của người khác.
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thẻ hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
2. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
HS trả lời, HS khác bổ sung, nhận xét.
Ví dụ: - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
III. Bài tập
Bài tập 1: Những hành vi thể hiện tôn trọng người khác là:
Hành vi: b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o.
Vì những hành vi đó đều thể hiện sự tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày ủa chúng ta
Hoạt động 6: HDHS củng cố
1.Thế nào làtôn trọng người khác ? Nêu những biểu hiện của tôn trọng người khác ?
2. GV khái quát nội dung bài học ?
HOẠT ĐỘNG 7: HDHS về nhà
Học ghi chép nghe giảng trên lớp ?
Sưu tầm ca dao , tục ngữ nói về giữ chữ tín ?
Đọc và chuẩn bị bài 4: “giữ chữ tín”.
=========================================================
Tiết 4 Tuần 4
Soạn:
Giảng:
Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong các mối quan hệ xã hội mọi người đều cần phải giữ chữ tín.
2. Về kĩ năng
- HS biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi việc.
3.Về thái độ
- HS biết học tập những tấm gương của những người biết giữ chữ tín.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:….
* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là tôn trọng người khác? Vai trò của việc tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày?
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài mới:
HĐ 2:
GV gọi HS đọc các tình huống trong SGK, tr 11& 12).
(?) Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Nhạc Chính Tử và Bác Hồ trong tình huống (1) và(2) ?
(?) Trên thị trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải làm gì để giữ được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với họ. Điều gì sẽ xẩy ra nếu trong quan hệ hợp tác kinh doanh mà một trong hai bên không thực hiện những quy định được kí kết trong văn bản hợp đồng?
(?) Nếu một người, việc gì cũng chỉ làm qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm của mình đối với công việc được giao, thì người đó có nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của những người khác không? Vì sao?
(?) Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
(?) Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
HĐ 3:
(?) Hãy nêu 4 hành vi thể hiện giữ chữ tín và 4 hành vi thể hiện việc làm không giữ chữ tín.
GV chia lớp thành 2 đội và cho thi đua với nhau.
(?) Mẹ Hùng hứa đến sinh nhật Hùng sẽ đưa đi du lịch, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên không thực hiện được. Theo em việc làm đó có phải không giữ chữ tín không? Vì sao?
HĐ 4:
(?) Thế nào là giữ chữ tín?
(?) ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày?
(?) Làm thế nào để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình?
HĐ 5:
- Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?
GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung, nhận xét.
GV đánh giá và chữa bài cho HS.
(?) Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải làm gì?
* GV cho HS thảo luận nhóm.
* GV gọi đại diện trả lời
(?) Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, nói về việc giữ chữ tín.
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS làm
- HS liên tưởng và tạo tâm thế vào bài
I. Đặt vấn đề
1. a. Tình huống 1:
- Hành động và thái độ của Nhạc Chính Tử là rất sáng suốt, biết tôn trọng người khác và cũng rất coi trọng
phẩm giá, đức tin của mình đối với vua Lỗ.
b. Tình huống 2:
- Hành động, thái độ của Bác Hồ trong tình huống trên là đáng khâm phục, luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn với người khác, rất coi trọng chữ tín.
2.Trên thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, giá thành sản phẩm phù hợp; thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn cơ sở; tôn trọng nguyên tắc chung trong sản xuất và kinh doanh thì mới giữ chữ tín với khách hàng.
Nếu chữ tín không có thì nhà kinh doanh, cơ sở sản xuất sẽ bị phá sản. Vì không thực hiện nghiêm túc quy định được kí kết trong bản hợp đồng.
3. Nếu một người mà việc gì cũng làm qua loa, đại khái, không tròn trách nhiệm và bổn phận của mình với công việc được giao, thì người đó sẽ không nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người đối với mình. Vì người đó không có trách nhiệm trong công việc và nhiệm vụ được giao, đánh mất đi chữ tín đối với mọi người.
4. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta trước hết cần phải coi trọng phẩm giá của mình, làm tốt nhiệm vụ được giao đúng hứa, đúng hẹn.
5. Em không đồng tình với ý kiến đó. Vì chữ tín không chỉ là biểu hiện ở lời nói mà nó còn biểu hiện ở việc làm, hành động của mỗi con người chúng ta.
* Liên hệ thực tế
HS lập thành 2 đội và thi đua lẫn nhau.
II. Nội dung bài học
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
- Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
III. Bài tập
Bài tập 1:
+ Tình huống(b): Bố Trung không phải là người không giữ chữ tín vì do lí do khách quan, công việc đột xuất nên không thể thực hiện được lời hứa.
+ Các tình huống(a),(c), (d), (đ), (e): Đều là biểu hiện hành vi không giữ chữ tín. Vì đều không giữ đúng lời hứa (có thể là cố tình hay vô tình) hoặc có hành vi không đúng khi thực hiện lời hứa.
Bài tập 3:
Mỗi HS cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ của HS và chức trách được giao trong tập thể, tôn trong những nội quy của thầy cô giáo.
Bài tập 4:
- Người sao một hẹn thì lên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
- Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
- Uy tín quý hơn vàng, khách hàng là thượng đế.
Hoạt động 6: HDHS củng cố
1.Thế nào là “giữ chữ tín”. ? Nêu những biểu hiện của “giữ chữ tín”. ?
2. GV khái quát nội dung bài học ?
HOẠT ĐỘNG 7: HDHS về nhà
Học ghi chép nghe giảng trên lớp ?
Sưu tầm ca dao , tục ngữ nói về Pháp luật và kỉ luật?
Đọc và chuẩn bị bài 5: “Pháp luật và kỉ luật”.
=========================================================
Tiết 5 Tuần 5
Soạn:
Giảng:
Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
A. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức:
Giúp HS hiểu bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật.
2.Về kĩ năng:
HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kỉ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội.
3.Về thái độ:
HS có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:….
* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là chữ tín ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì ?
* Nêu 4 hành vi thể hiện giữ chữ tín và 4 hành vi thể hiện không giữ chữ tín?
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài mới:
HĐ 2:
* GV gọi HS đọc tình huống( SGK, tr 13 & 14).
(?) Tình huống trên kể về sự việc gì ?
(?) Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
(?) Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?
(?) Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần phải có những phẩm chất gì?
GV chốt ý.
HĐ 3:
(?) Hãy kể 2 việc làm thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật và 4 hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật?
HĐ 4:
(?) Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì?
(?) Nội quy nhà trường, nội quy có quan có phải là phát luật không?
(?) Những quy đinh của pháp luật. kỉ luật có ý nghĩa gì đối với mỗi người công dân?
HĐ 4:
(?) Bài tập 1: GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung, nhận xét.
GVđánh giá và chữa bài.
Bài tập 2: GVcho HS thảo luận.
GV gọi HS đại diện trả lời, HS khác bổ sung.
GV đánh giá và chữa bài.
Bài tập 3: GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung, nhận xét.
GVđánh giá và chữa bài.
Bài tập 4: GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung, nhận xét.
GVđánh giá và chữa bài.
HS liên tưởng và tạo tâm thế vào bài.
I. Đặt vấn đề
a. Hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn là:
- Buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện.
- Mang vào Việt Nam hàng trăm ki-lô-gam hê-rô-in để tiêu thụ.
- Dùng đồng tiền bất chính để mua chuộc, dụ dỗ các cán bộ nhà nước tham gia tiếp tay, che giấu tội ác.
b. Hậu quả:
- Làm cho xã hội bất ổn định.
- Tệ nạn đất nước gia tăng.
- Tổn thất về kinh tế, công an mất ăn mất ngủ, nhiều đồng chí phải hi sinh.
c. Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần phải kiên trì, dũng cảm, sáng tạo,...
Liên hệ thực tế:
+ Hai hành vi thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật là:
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của Đội.
+ Hai hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật là:
- Chạy xe máy quá tốc độ cho phép.
- Tổ chức đua xe trái phép.
II. Nội dung bài học
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng(một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
- Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thóng nhất trong hoạt động. Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.
- HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.
III.Bài tập
Bài tập 1: (SGK, tr 15).
- Pháp luật cần cho mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt
File đính kèm:
- giao an GDCD 8 day du chi tiet.doc