Tiết 7 – 8: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:
UỐNG NƯỚC NHƠ NGUỒN.
Ngày soạn: 01/12/2009.
Ngày thực hiện: 12/12/2009.
A. Yêu cầu giáo dục:
1. Kiến thức:
- Hiểu được truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
2. Kĩ năng:
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước,
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.
- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Tự giác học tập tốt, rèn luyện tôt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nghĩa trang.
- Tổ chức viếng hương tại nghĩa trang liệt sỹ xã.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12529 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 – 8: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:
UỐNG NƯỚC NHƠ NGUỒN.
Ngày soạn: 01/12/2009.
Ngày thực hiện: 12/12/2009.
Yêu cầu giáo dục:
Kiến thức:
Hiểu được truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
Kĩ năng:
Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước,…
Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
Thái độ:
Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.
Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
Tự giác học tập tốt, rèn luyện tôt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nghĩa trang.
Tổ chức viếng hương tại nghĩa trang liệt sỹ xã.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong xây dựng đất nước.
Các bài hát, thơ, truyện ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng, ca ngoịư các anh hùng liệt sỹ và các mẹ Việt Nam anh hùng.
Hình thức hoạt động:
Báo cáo kết quả sưu tầm trao đổi, thảo luận.
Thi văn nghệ giữa các lớp.
Trò chơi đổ nước vào chai.
Dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ xã.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Loa máy.
Các dụng cụ phục vụ trò chơi: chậu nước sạch, chai, muỗng.
Các bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước.
Về tổ chức:
GVCN nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp:
Phân công từng lớp tìm hiểu truyền thống cách mạng theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Thống nhất chương trình hoạt động.
Nhiệm vụ của các lớp:
+ Dẫn chương trình: lê thị ái lệ.
+ Ban giám khảo: Dương Thị Kim Oanh (8A), Trần Thị Liên (8B), Mai Văn Thao (8C), Lê Thế Hào (8D).
+ Thư kí: Nguyễn Thị Thanh Nhàn (8A).
+ Mời đại biểu: lớp 8D.
+ Chuẩn bị bàn ghế: 8C.
+ Loa máy: 8`.
+ Vệ sinh: 8A.
+ Mỗi lớp: 2 tiết mục văn nghệ, 1 chậu nước sạch, 2 muỗng, 1 chai đựng nước.
+ Mỗi lớp chuẩn bị một bó hương.
Tiến trìhn hoạt động:
Hoạt động 1: hát về que hương đất nước, về anh bộ đội Cụ Hồ.
Người thực hiện.
Nội dung hoạt động.
Thời gian.
DCT
Các đội chơi:
Khởi động: hát tập thể “ Trường làng tôi”.
1. Thông qua thể lệ cuộc thi:
Hát bài hát có tên địa danh của quê hương đất nước.
Các lớp lần lượt thể hiện.
Bài hát trùng với bài hát của lớp trước bị trừ 2 điểm.
Sau 3 lượt, lớp nào hát được nhiều bài hơn thì thắng.
2. Tìm ẩn số của các bài hát, bài thơ:
- Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng, đội nào tìm được nhiều ẩn số là đội đó thắng.
- Nêu từng ẩn số.
3. Hát về các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ, thương binh.
- Yêu cầu hát, ngâm thơ.
- Tổ chức bốc thăm thứ tự biểu diễn, mỗi lớp hát một bài.
Hát đúng chủ đề được 10 điểm, hát sai chủ đề hoặc không đủ thời gian bị trừ 2 điểm.
Sau thời gian quy định, đội nào đạt điểm cao thì đội đó thắng.
Lần lượt tham gia theo giới thiệu của dct và theo thứ rự đã bốc xăm.
20’
Hoạt động 2: Trò chơi đổ nước vào chai.
Dct:
Đội chơi:
Thông qua thể lệ:
Mỗi đội có 2 cặp chơi 1 nam, 1 nữ lần lượt chơi theo 2 lượt.
Các đội phải dùng miệng để múc nước đổ vào chai.
Mỗi lượt chơi 10’, đội nào đổ được nhiều nước vào chai hơn sẽ dành chiến thắng.
Các cặp thi đấu vào vị trí và bắt đầu chơi theo hiệu lệnh của tổ trọng tài.
20’
Hoạt động 3: Dâng hương tại nghĩa trang xã.
DCT:
GVCN:
Học sinh:
Tuyên bố lí do.
Hướng dẫn HS đi dâng hương tại nghĩa trang xã Trung Giang.
Mỗi lớp đi thành 2 hàng theo hướng dẫn của GVCN.
Vệ sinh khu nghĩa trang và dâng hương.
40’
Kết thúc hoạt động:
Thư kí tổng hợp điểm, DCT công bố kết quả các đội.
DCT mời đại diện các thầy cô giáo trao quà.
DCT mời thầy khối trưởng lên phát biểu nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm.
Dặn dò:
Các lớp tự đánh giá kết quả hoạt động theo các mức quy định vào tiết sinh hoạt sau trong tuần.
Chuẩn bị hoạt động tháng 1: “ Mừng đảng - Mừng xuân”:
+ Sưu tầm những bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, chào mùa xuân mới,…
+ Tìm hiểu về sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
Các bạn thân mến, chúng ta đang náo nức chào đón tháng 12 với nhiều sự kiện quan trọng. Hiện nay cả nước đang háo hức với không khí ngày hội Seagame, đại hội thể thao lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Tháng 12 này chúng ta cùng thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009, thi đua học tập, noi gương tác phong anh bộ đội Cụ Hồ. Để ôn lại truyền thống ngày 22 – 12 và để tưởng nhớ công lao các vị anh hùng đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc, hôm nay khối 8 tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: “ uống nước nhớ nguồn”.
Đến dự buổi hoạt động ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu:
Thầy giáo:
Thầy giáo:
Thầy giáo:
Cô giáo:
Cô giáo:
Sau đây tôi xin thông qua chương trình của buổi hoạt động:
Phần 1: Ôn lại truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
Phần 2: Thi văn nghệ.
Phần 3: Trò chơi đổ nước vào chai.
Phần 4: Dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ xã Trung Giang.
( Hát tập thể bài: Lớp chúng mình).
Phần 1: Ôn lại truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.( mời bạn Nguyễn Thị Hải lớp 8B lên đọc truyền thống ngày 22 – 12).
Các bạn thân mến trải qua 65 năm hình thành và phát triển quân đội nhân dân Việt Nam đã tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau. Sau dây tôi xin mời bạn Phan Hà Phi lớp 8A giới thiệu lịch sử các lần đổi tên của quân đội Nhân dân Việt Nam.
Phần 2: Văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đầu tiên xin mời tiết mục văn nghệ của lớp 8A.
( Theo thứ tự giới thiệu tiết mục văn nghệ của các lớp - lượt 2 giới thiệu theo thứ tự ngược lại).
Phần 3: Trò chơi “ Đổ nước vào chai”.
Tôi xin giới thiệu tổ trọng tài: Nguyễn Thị Hoài My (lớp 8A), Hoàng Minh Nhật (lớp 8B), Phan Thị Trà My (lớp 8C), Trần Quốc Khánh (lớp 8D).
Thể lệ trò chơi: mỗi lớp cử hai đội ( mỗi đội 1 nam – 1 nữ), chơi theo hai lượt, các bạn phải dùng miệng điều khiển 1 cái muỗng để lấy nước từ chậu đổ vào chai (khi chơi các bạn lưu ý không để tay hoặc chân đụng vào muỗng và chai), hai bạn lấy nước theo thứ tự, sau khi bạn thứ nhất đưa nước đổ vào chai xong bạn thứ hai mới được xuất phát. Sau 10’ đội 1 dừng chơi, đội 2 sẽ vào chơi tiếp. Sau 2 lượt đội của lớp nào đổ được nhiều nước vào chai hơn sẽ dành chiến thăng.
Mời tổ trọng tài công bố kết quả trò chơi.
Phần 4: Dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ xã
Sau đây các bạn theo hướng dẫn của GVCN sẽ lên nghĩa trang tập hợp mỗi lớp 2 hàng tổ chức dâng hương và làm vệ sinh khu nghĩa trang xã Trung Giang.
LỊCH SỬ NGÀY 22-12.
Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mau lẹ. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng ta kêu gọi nhân dân “cầm vũ khí, đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng phát động khởi nghĩa.
Sau khi thoát khỏi nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc, lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước. Nhận thấy điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, Người đã kịp thời hoãn cuộc khởi nghĩa của ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng. Người nói: “Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên. Nếu phát động đấu tranh mà mỗi khi địch đến, đồng bào lại phải tản cư vào rừng núi, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải làm sao, cứ hoạt động vũ trang mà dân ở đâu cứ ở đấy sản xuất, chỉ cần tăng cường canh gác đề phòng không để địch bắt”. Rồi Bác bảo: “Lực lượng vũ trang của ta hiện nay đã ít lại phân tán quá. Bây giờ nên tập hợp những cán bộ chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang tập trung để hoạt động…” và Bác đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử đó.
Về nơi chọn để thành lập đội quân giải phóng, Bác bảo: “Tìm một căn cứ “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, mình còn yếu, địch mạnh, nhưng nhất định không để địch tiêu diệt.”
Đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo Bác nơi dự định chọn là vùng giáp giới hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, từ Nguyên Bình đến Ngân Sơn, Chợ Rã; từ Tĩnh Túc, Phia Uắc đến Phia Bioóc. ở đó cơ sở quần chúng trung kiên trong suốt thời kỳ khủng bố của địch vẫn vững vàng, lực lượng vũ trang cũng tốt.
Sau đó, Bác đã phác ra những nét chính về đội Việt Nam giải phóng quân, từ tổ chức đến phương châm hành động, đến cả việc cung cấp lương thực, đạn dược. Bác dặn “Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Còn tổ chức của đội phải lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo”.
Thực hiện chỉ đạo của Bác, hai đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba đã bàn bạc và thống nhất: lúc đầu chỉ tổ chức một Trung đội gồm ba Tiểu đội. Lực lượng sẽ được chọn ra từ các đội vũ trang của các châu Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình cùng một số học sinh quân ở Trung Quốc sắp về. Cán bộ phụ trách thì cũng chọn trong các đội vũ trang châu và học sinh quân. Những hoạt động đầu tiên sẽ nhắm đánh vào một vài đồn địch, cướp súng đạn của chúng, phải đánh thắng ngay trận đầu để khuếch trương thanh thế. Còn nguồn lương thực thực phẩm sẽ dựa vào đồng bào địa phương.
Kế hoạch dự thảo xong được báo cáo với Bác. Bác đồng ý và đề nghị thêm hai chữ “Tuyên truyền” vào tên của đội quân giải phóng. Rồi Bác nói “Tình hình quốc tế đang có nhiều điều kiện thuận lợi. Trong vòng một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”.
Những ngày của tháng 12/1944, tại tổng Hoàng Hoa Thám, để cho ngày đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, một không khí chuẩn bị hết sức khẩn trương nhưng được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Các trạm đón tiếp được tổ chức để đón cán bộ, đội viên từ các Châu về tập trung.
Chi bộ đảng của đội được thành lập, ngày đầu gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Xích Thắng, Hoàng Sâm và Hoàng Văn Thái. Đồng chí Xích Thắng làm thư ký (Bí thư) chi bộ. Ban chỉ huy đội được chỉ định: Đồng chí Hoàng Sâm là đội trưởng; đồng chí Xích Thắng là chính trị viên.
Dưới tán rừng đại ngàn, bên sườn núi, những chiếc lán được dựng lên. Các đồng chí được điều động, đã về đầy đủ. Để thực hiện nghiêm chỉ thị của Bác đó là: “Trong vòng một tháng phải có hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng lợi”, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy đội đã họp bàn kế hoạch tác chiến, quyết định chọn đồn giặc và chọn cách đánh để đảm bảo chắc thắng ngay sau khi thành lập đội.
Một ngày trước lễ thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được một bức thư nhỏ đặt trong một bao thuốc lá. Giở ra, đó là Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Bác Hồ.
Và thời khắc lịch sử đã đến, đúng 5 giờ chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944, lễ thành lập đội được cử hành trong khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám của Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Dưới lá cờ Sao đỏ thắm, 34 cán bộ, chiến sỹ anh dũng nhất được trang bị những vũ khí tốt nhất đội ngũ chỉnh tề. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao đã long trọng đọc Chỉ thị của Bác Hồ và tuyên bố thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Cùng dự lễ thành lập có đại diện liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng cùng nhiều đại biểu là đồng bào Tày, Mán, Nùng của hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn. Giữa đại ngàn của căn cứ địa Việt Bắc, dưới sự chở che của anh linh hai đấng anh hùng dân tộc, đã ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tên gọi
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ"
Quá trình phát triển
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.
Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy nặng, súng cối.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh). Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Việt Minh có khoảng 14 vạn quân chủ lực.
Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới .
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương, lực lượng vũ trang Việt Nam được phát triển lên đến 1,1 triệu quân thường trực. Theo C. Thayer, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam riêng từ 1974 - 1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la . Sau những năm 1990, do mất đi sự hỗ trợ về quân sự vì Liên Xô sụp đổ, cùng việc Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi Campuchia và bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam thực hiện việc cắt giảm quân đội, chỉ để lại khoảng 400 ngàn quân.
File đính kèm:
- ngll t12.doc