Giáo án Hình học 10 năm học 2001- 2002 Tiết 10 Trục- toạ độ trên trục

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

- - Giúp học sinh nắm được những kiến thức về toạ độ của một vectơ , toạ độ của một điểm trên một trục . Học sinh biết cách tìm độ dài đại số của một vectơ.

- Học sinh biết sử dụng hệ thức Sa lơ .Rèn cho học sinh tính cẩn thận chính xác .

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Soạn bài,thước thẳng,dụng cụ giảng dạy.

- Học sinh: Soạn bài,dụng cụ học tập.

 

C. TIẾN TRÌNH:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 năm học 2001- 2002 Tiết 10 Trục- toạ độ trên trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/10/2001 Tiết chương trình: 10 Tên bài dạyÏ TRỤC- TOẠ ĐỘ TRÊN TRỤC MỤC TIÊU BÀI DẠY: - Giúp học sinh nắm được những kiến thức về toạ độ của một vectơ , toạ độ của một điểm trên một trục . Học sinh biết cách tìm độ dài đại số của một vectơ. Học sinh biết sử dụng hệ thức Sa lơ .Rèn cho học sinh tính cẩn thận chính xác . CHUẨN BỊ: Giáo viên: Soạn bài,thước thẳng,dụng cụ giảng dạy. Học sinh: Soạn bài,dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1/ Ổn định lớp: - Kiểm diện sỉ số , ổn định tổ chức lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Sử dụng quy tắc ba điểm. Với ba điểm OAB cho trước ( AB = OB – OA ; AB = AO + OB 3/ Nội dung bài mới: I/ Định nghĩa : sgk trang 17 x' i 0 I Tia Ox là tia dương Tia Ox’ là tia âm II/ Toạ độ của vectơ trên trục: Định nghĩa : Vectơ u và vectơ i cung phương trên trục x’Ox nếu có một số thực a xác định sao cho u = a.i Số a gọi là toạ độ của vectơ v - Nếu trên trục có hai điểm A và B thì toạ độ a của vectơ AB còn gọi là độ dài đại số của vectơ AB hoặc là đoạn thẳng định hướng của vectơ AB Kí hiệu: AB = a Hệ Quả: Hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi có toạ độ bằng nhau Toạ độ của vectơ 0 bằng 0 Vectơ u cùng hướng vectơ i khi a > 0 Vectơ u ngược hướng vectơ i khi a < 0 Định lý: Nếu hai vectơ u và v cùng nằm trên trục x’Ox có toạ độ lần lượt là a và b thì: -Vectơ u + v có toạ độ a + b - Vectơ u - v có toạ độ a - b vectơ ku có toạ đô là ka III/ Toạ độ của một điểm trên trục: Định nghĩa : Cho điểm M nằm trên trục x’Ox khi đó toạ độ của vectơ OM được gọi là toạ độ của điểm M Định lý : Nếu hai d8iểm A và B trên trục x’Ox có toạ độ lần lượt là a và b thì vectơ AB lần lược có toạ độ là : b – a Chứng minh (Xem sgk) IV/ Hệ thức Salơ: Định lý: Cho ba điểm A,B,C bất kỳ trên trục ta luôn có hệ thức sau : AB + BC = AC ( Hệ thức Sa lơ) 4/ Cũng cố: Để tìm độ dài của một vectơ ta lấy hoành độ điểm cuối trừ hoành độ điểm đầu. Ta có thể sử dụng hệ thức Salơ như qui tắc ba điểm AP = AB + BP ; AC = AO+OM+MC AB = OB – OA 5/ Dặn dò: Học bài ở nhà và làm các bài tập 1,2,3 trang 19 sgk Giáo viên gọi lớp trưởng cho điểm danh ở góc bảng. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề. - Giáo viên nêu các câu hỏi, gọi tên học sinh lên bảng trả lời, cả lớp nhận xét, giáo viên sửa hoàn chỉnh và cho điểm. Giáo viên sử dụng hình vẽ để minh hoạ trục số. Ta đã học trục số ở cấp II AB là vectơ thì AB có phải là số thực không? Và AB = a. i AB là một đại lượng vô hướng còn AB là một đại lượng có hướng u = a.i ( với a là toạ độ của vectơ u ) Nếu u = AB thì toạ độ a của vectơ u còn được gọi là độ dài đại số của vectơ AB Hay độ dài đại số của đoạn thẳng AB Ký hiệu AB - Giáo viên nêu các câu hỏi, gọi tên học sinh lên bảng trả lời, cả lớp nhận xét, giáo viên sửa hoàn chỉnh. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các ký hiệu một cách chính xác m là toạ độ của điểm M nếu OM = m i Điểm M nằm trên tia dương Ox Û M có toạ đô lớn hơn 0 + Điểm M nằm trên tia âm Ox’ Û M có toạ đô nhỏ hơn 0 - Giáo viên nêu các câu hỏi, gọi tên học sinh lên bảng trả lời, cả lớp nhận xét, giáo viên sửa hoàn chỉnh và cho điểm. Cho ba điểm A,B,C las6n2 lượt có toạ độ là a,b,c ta có: AB = b – a ; AC = c – a ; BC = c – b Vậy : AB + BC = b - a + c – b = c - a = AC - Giáo viên nêu các câu hỏi, gọi tên học sinh lên bảng trả lời, cả lớp nhận xét, giáo viên sửa hoàn chỉnh B A C A B O RÚT KINH NGHIỆM: Đa số học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài học , biết cách xác định toạ độ của một vectơ trên một trục, biết cách vận dụng qui tắc ba điểm một cách linh hoạt Giáo viên cần giúp cho học sinh phân biệt các khái niệm một cách chính xác cẩn thận.

File đính kèm:

  • docTiet 10.doc
Giáo án liên quan