A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Giúp học sinh nắm được những kiến thức căn bản về phép đối xứng trục, Kỹ năng giải bài tập về phép đối xứng trục
- Rèn cho học sinh kỹ năng logic, tính cẩn thận, tính thẩm mỹ khi vẽ một hình qua phép đối xứng trục.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài tập, phấn màu, dụng cụ dạy học.
- Học sinh: Làm bài tập, dụng cụ học tập.
C. TIẾN TRÌNH:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 năm học 2001- 2002 Tiết 47 Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tiết chương trình: 47
Ngày dạy:
Tên bài dạy: BÀI TẬP
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp học sinh nắm được những kiến thức căn bản về phép đối xứng trục, Kỹ năng giải bài tập về phép đối xứng trục
Rèn cho học sinh kỹ năng logic, tính cẩn thận, tính thẩm mỹ khi vẽ một hình qua phép đối xứng trục.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Soạn bài tập, phấn màu, dụng cụ dạy học.
Học sinh: Làm bài tập, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1/ Ổn định lớp:
Ổn định trật tự, kiểm diện sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu tính chất của phép đối xứng trục?
+ Thế nào là trục đối xứng của một hình? Hãy nêu thí dụ một hình mà có trục đối xứng?
3/ Nội dung bài mới:
Bài tập 1:
Giải:
Qua phép đối xứng trục Đd thì:
- Những điểm nằm trên d biến thành chính nó
- Các đường thẳng vuông góc với d và đường thẳng d biến thành chính nó
- Các đường tròn có tâm nằm trên d biến thành chính nó.
Bài tập 2: Cho hai đường thẳng a và a’.Có bao nhiêu phép đối xứng trục biến đường thẳng nầy thành đường thẳng kia?
Giải :
Ta xét hai trường hợp:
a) Nếu hai đường thẳng a và a’ cắt nhau thì có hai phép đối xứng trục biến đường thẳng nầy thành đường thẳng kia, trục đối xứng là hai đường phân giác của các góc tạo bởi a và a’.
b) Nếu hai đường thẳng a và a’ song song thì chỉ có một phép đối xứng trục biến đường
thẳng nầy thành đường thẳng kia, trục đối xứng là đường thẳng song song và cách đều hai đường thẳng a và a’.
Bài tập 3:
Giải :
a) Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là các đường thẳng nối trung điểm các cạnh đối diện
b) Ngũ giác đều có năm trục đối xứng là các đường thẳng đi qua tâm của ngũ giác đều và một đỉnh. Các trục vuông góc với các cạch đối diện.
c) Lục giác đều có 6 trục đối xứng là các đường thẳng đi qua tâm của lục giác đều và trung điểm của một cạnh.
d) Hình thang cân có một trục đối xứng là đường thẳng nối trung điểm hai cạnh đáy
e) Hai đường tròn không đồng tâm có trục đối xứng là đường thẳng nối hai tâm của hai đường tròn. Nếu hai đường tròn bằng nhau thì có thêm trục đối xứng nữa đó là trung trực nối hai tâm của hai đường tròn
f) Hình gồm một đường thẳng và một đường tròn có trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm của đường tròn và vuông góc với đường thẳng đã cho. Nếu tâm của đường tròn nằm trên đường thẳng đã cho thì có thêm trục đối xứng nữa: Đó là đường thẳng đã cho.
g) Các chữ có một trục đối xứng đó là :
A, B, H, C, D, E, K, M, T, U, V, Y.
Các chữ có hai trục đối xứng là: H, I, X.
Chữ O có vô số trục đối xứng.
4/ Cđng cố:
- Hãy cho biết các hình nào trong thực tế có trục đối xứng? Thế nào là một hình có trục đối xứng?
5/ Dặn dò:
- Về học bài, làm tiếp các bài tập còn lại: 4 và 5 trang 71 sách giáo khoa.
Giáo viên gọi lớp trưởng kiểm diện học sinh vắng ở góc bảng.
- Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại gợi mở.
Giáo viên hỏi học sinh trả lời, cả lớp nhận xét sửa hoàn chỉnh, giáo viên cho điểm khuyến khích nếu học sinh giải đúng
- Chú ý giáo viên nên gọi nhiều đối tượng khác nhau để thu hút được nhiều học sinh xây dựng bài .
Bài 1:
Qua phép đối xứng trục Đd biến những điểm nào thành chính nó? Những đường thẳng nò biến thành chính nó? Những đường tròn nào biến thành chính nó?
- Cho hai đường thẳng như hình vẽ. Hãy tìm các phép đối xứng biến đường thẳng nầy thành đường thẳng kia.
a
d
O
a’
Bài 3: Tìm các trục đối xứng của các hình sau đây:
a) Hình chữ nhật.
b) Ngũ giác đều.
c) Lục giác đều.
d) Hình thang cân.
e) Hình gồm hai đường thẳng không đồng tâm
f) Hình gồm một đường thẳng và một đường tròn
g) Các hình biểu thị cho chữ cái in hoa: A,B,..
a
d
a’
d
d’ O
D Q C
A P B
-
- Cho tam giác ABC. Vẽ hình đối xứng của tam giác ABC qua trục đối xứng là đường thẳng đi qua d đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC.
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 47.doc