A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Giúp học sinh nắm được định nghĩa các tính chất của phép dời hình, phép quay quanh một điểm, phép đối xứng trượt. Dạng chính tắc của phép dời hình. Giúp cho học sinh hiểu được khái niệm về hai hình bằng nhau bằng phép dời hình.
- Rèn cho học sinh kỹ năng logich, tính cẩn thận, chính xác năng lực tư duy sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu bài soạn, phấn màu, dụng cụ dạy học.
- Học sinh: Soạn bài, dụng cụ học tập.
C. TIẾN TRÌNH:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 năm học 2001- 2002 Tiết 54 Phép dời hình (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /
Tiết chương trình: 54
Ngày dạy:
Tên bài dạy PHÉP DỜI HÌNH (tt)
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Giúp học sinh nắm được định nghĩa các tính chất của phép dời hình, phép quay quanh một điểm, phép đối xứng trượt. Dạng chính tắc của phép dời hình. Giúp cho học sinh hiểu được khái niệm về hai hình bằng nhau bằng phép dời hình.
- Rèn cho học sinh kỹ năng logich, tính cẩn thận, chính xác năng lực tư duy sáng tạo.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu bài soạn, phấn màu, dụng cụ dạy học.
Học sinh: Soạn bài, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1/ Ổn định lớp:
Ổn định trật tự, kiểm diện sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu định nghĩa và các tính chất của phép dời hình .
- Hãy cho biết định nghĩa phép quay quanh một điểm và các tính chất của nó.
3/ Nội dung bài mới:
* Chú ý:
Khi a ^ b tức j = 900 thì góc quay của Q là
2j = 1800 khi đó O là trung điểm của MM’và phép quay Q trở thành phép đối xứng qua O
III/ Phép đối xứng trượt:
Định nghĩa :
Cho một đường thẳng d và một vectơ song song với d với mỗi điểm M ta xác định điểm M’ theo quy tắc sau:
Trước hết ta lấy điểm M1 đối xứng với M qua d, sau đó lấy điểm M’ sao cho : . Quy tắc nầy gọi là phép đối xứng trượt
* Chú ý:
Với vectơ trượt vectơ của phép đối xứng trượt là vectơ thì phép đối xứng trượt trở thành phép đối xứng trục. Như vậy phép đối xứng trục là trường hợp riêng của phép đối xứng trượt.
IV/ Dạng chính tắc của phép dời hình:
Định lý:
Mọi phép dời hình là một phép tịnh tiến, hoặc một phép quay, hoặc một phép đối xứng trượt. Ba phép trên gọi là dạng chính tắc của phép dời hình.
* Chú ý:
Phép tịnh tiến là kết quả của việc thực hiện hai phép đối xứng trục có hai trục đối xứng song song
V/ Khái niệm về hai hình bằng nhau:
- Nếu phép dời hình D biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì hai tam giác đó bằng nhau.
- Ngược lại nếu hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì có một phép dời hình biến tam giác nầy thành tam giác kia.
Tổng quát:
Hai hình H và H’ gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình nầy thành hình kia.
4/ Củng cố:
- Nêu định nghĩa và tính chất của phép dời hình
- Nêu định nghĩa phép quay quanh một điểm
- Nêu định nghĩa phép đối xứng trượt.
5/ Dặn dò:
Học kỹ bài ghi.
Xem trước bài “ Phép vị tự”
Giáo viên gọi lớp trưởng lên bảng kiểm diện học sinh vắng ở góc bảng.
- Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại gợi mở.
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời, cả lớp nhận xét sửa hoàn chỉnh, giáo viên cho điểm khuyến khích nếu học sinh giải đúng
- Chú ý giáo viên nên gọi nhiều đối tượng khác nhau để thu hút được nhiều học sinh xây dựng bài .
M
d
M1 M’
- Căn cứ vào hình vẽ ta có kết luận gì về phép đối xứng trượt?
Chú ý giáo viên nên gọi nhiều đối tượng khác nhau để thu hút được nhiều học sinh xây dựng bài .
- Từ đó ta có dạng chính tắc của phép đối xứng trượt như sau:…
- Chú ý tính chính xác trong cách phát biểu …
- Chú ý giáo viên nên gọi nhiều đối tượng khác nhau để thu hút được nhiều học sinh xây dựng bài .
- Hãy cho biết hai hình thế nào được gọi là bằng nhau? Cho thí dụ về hai hình bằng nahu mà em biết?
- Dựng tam giác ABC thực hiện phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’, có kết luận gì về hai tam giác ABC và A’B’C’? ( chúng có bằng nhau không?)
- Từ đó ta có kết luận gì về hai hình bằng nhau?
- Theo kiến thức đã học ở cấp hai, thế nào là hai tam giác bằng nhau? Có mấy trường hợp về hai tam giác bằng nhau?
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời, cả lớp nhận xét sửa hoàn chỉnh, giáo viên cho điểm khuyến khích nếu học sinh giải đúng
- Giáo viên cho học sinh vẽ hai tam giác bằng nhau và có kết luận gì về các góc, các cạnh của hai tam giác .
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trước bài tập ở nhà để học sinh có thể tự giải được ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 54.doc