Giáo án Hình học 10 - Tiết 28: Ôn tập chương II

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Định nghĩa giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800. Tính chất.

 - Góc giữa 2 vectơ.

 - Tích vô hướng của 2 vecto: Biểu thức định nghĩa - Biểu thức tọa độ.

 - Các hệ thức lượng trong tam giác.

 - Độ dài đường trung tuyến trong tam giác.

 - Các công thưc tính diện tích tam giác.

 2. Kỹ năng

 - Biết tính giá trị của một góc lượng giác. Biết các định được góc của hai vecto và tính được giá trị lượng giác của góc đó.

 - Biết dung biểu thức tọa độ để tính tích vô hướng của hai vecto, tính độ dài của một vecto, tính khoảng cách hai điểm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 - Tiết 28: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/02/2013 Ngày dự: 22/02/2013 Tiết 28: ÔN TẬP CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Định nghĩa giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800. Tính chất. - Góc giữa 2 vectơ. - Tích vô hướng của 2 vecto: Biểu thức định nghĩa - Biểu thức tọa độ. - Các hệ thức lượng trong tam giác. - Độ dài đường trung tuyến trong tam giác. - Các công thưc tính diện tích tam giác. 2. Kỹ năng - Biết tính giá trị của một góc lượng giác. Biết các định được góc của hai vecto và tính được giá trị lượng giác của góc đó. - Biết dung biểu thức tọa độ để tính tích vô hướng của hai vecto, tính độ dài của một vecto, tính khoảng cách hai điểm. - Biết áp dụng các hệ thức lượng giác để giải tam giác; tính được độ dài đường trung tuyến của tam giác. - Biết áp dụng linh hoạt các công thức tính diện tích tam giác. 3. Về tư duy và thái độ: - Linh hoạt trong quá trình giải bài tập và trả lời các câu hỏi vấn đáp của giáo viên. - Hứng thú trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án tốt. - Các bảng phụ, phấn màu, thước kẻ. 2. Học sinh: - Soạn bài trước khi đến lớp và ôn lại các kiến thức đã học ở tiết trước, giải được các bài tập trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP - Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Ổn định lớp. B. Đặt vấn đề: Chúng ta đã học xong nội dung của chương II, hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại các kiến thức đã học trong toàn chương, việc kiểm tra bài cũ hôm nay sẽ được lồng ghép vào trong tiết học hôm nay. Chúng ta cùng vào bài học: ÔN TẬP CHƯƠNG II. C. Bài mới 1. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ. (15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và treo bảng phụ nội dung cần ôn tập dưới dạng điền khuyết. - Gọi từng nhóm lên hoàn thành nội dung bảng phụ của nhóm mình. - GV nhận xét. - Hoạt động nhóm. - Lên bảng hoàn thành bảng phụ của nhóm mình. - Theo dõi, ghi bài. I. Ôn lại kiến thức cũ: ( Treo bảng phụ) 2. Hoạt động 2: Giải bài tập 4, 7, 8, 9, 10. (25’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Bài 4: sgk/ 62 - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4. Bài 7: sgk/ 62 - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm bài. H1: Trong các công thức chúng ta đã được học, công thức nào có cạnh a, sinA, Bán kính R với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác. Bài 8: sgk/ 62 - Gọi HS đọc đề bài 8. - Hướng dẫn câu a, các câu còn lại làm tương tự. H1: Nêu giả thiết, kết luận? H2: Góc A nhọn ta được điều gì? H3: Suy ra điều cần chứng minh? - Câu b, c cho BTVN. Bài 9: sgk/ 62. - Gọi HS đọc đề bài 9. - Hướng dẫn: H1: Muốn tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác khi biết số đo của 1 góc và độ dài cạnh đối diện, ta áp dụng công thức nào? Bìa 10: sgk/ 62 - Gọi HS đọc đề bài 10. - Hướng dẫn: H1: Áp dụng công thức gì để tính diện tích tam giác khi biết 3 cạnh? H2: Nêu cách tính ha? H3: Nêu cách tính R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác? H4: Nêu cách tính r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác? H5: Tính đường trung tuyến của tam giác? - Gọi 4 HS lên làm, mỗi HS 1 ý. - Lên bảng làm bài. - Đọc đề bài 7. - Theo dõi, trả lời câu hỏi, xung phong làm bài tập. TL1: Định lý hàm số sin. - Đọc đề bài 8. - Theo dõi, tả lời câu hỏi. TL1: Giả thiết: Góc A nhọn. Kết luận: a2 < b2 + c2 TL2: cosA>0 ⇔b2+c2-a22bc>0 ⇔b2+c2-a2>0 - Đọc đề bài 9. - Theo dõi, trả lời. TL1: Áp dụng định lý sin. - Đọc đề. - Theo dõi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi: TL1: Công thức Herong. TL2: Rút ra từ công thức s=a.ha2 TL3: Rút ra từ công thức s=abc4R TL4: Rút ra từ công thức s=r.p TL5: ma2=2b2+c2-a24 II. Bài tập Bài 4: (HS trình bày) a.b=-3.2+1.2=4 Bài 7: ( HS trình bày) Theo định lý sin trong tam giác ABC, ta có: asinA=bsinB=csinC=2R Suy ra: a=2RsinA b=2RsinB c=2RsinC Bài 8: a) Góc A nhọn ⇔cosA>0 ⇔b2+c2-a22bc>0 ⇔b2+c2-a2>0 ⇔a2<b2+c2 (đpcm). Bài 9: ( HS tự trình bày) Theo định lý hàm số sin, ta có: asinA=2R Hay R=a2sinA=23 Bài 10: (HS trình bày) Theo công thức Hê-rông với p=12a+b+c=24 S=pp-ap-bp-c = 96 * ha=2Sa=16 * R=abc4S=10 * r=Sp=4 * ma2=2b2+c2-a24 =292 ⇒ma≈17,09 V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (5’) - BTVN: 8b, c sgk/ 62, làm các bài tập trắc nghiệm sgk/ 63. - Xem trước bài phương sai và độ lệch chuẩn. VI. RÚT KINH NGHIỆM ... Ngày duyệt:././.. GVHD

File đính kèm:

  • docxon ta chuong II.docx