Tiết 26 BÀI TẬP
I- Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS phép chiếu song song, các tính chất, hình biểu diễn của một hình không gian trên mp
2. Về kĩ năng:
Áp dụng được định lí vào bài tập, biết vẽ hình biểu diễn của một hình không gian trên mp.
3. Về tư duy thái độ:
- Rèn luyện tư duy lôgíc
- Có trí tưởng tượng không gian khi học toán và hình học không gian, từ đó vận dụng vào cuộc sống
- Cẩn thận, chính xác.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 26: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 26 bài tập
I- Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS phép chiếu song song, các tính chất, hình biểu diễn của một hình không gian trên mp
2. Về kĩ năng:
áp dụng được định lí vào bài tập, biết vẽ hình biểu diễn của một hình không gian trên mp.
3. Về tư duy thái độ:
- Rèn luyện tư duy lôgíc
- Có trí tưởng tượng không gian khi học toán và hình học không gian, từ đó vận dụng vào cuộc sống
- Cẩn thận, chính xác.
II- Chuẩn bị của GV và Hs
GV: Dụng cụ vẽ hình, chuẩn bị 1 số bài tập để chữa tại lớp.
2. HS: Ôn lại các kiến thức về hình học không gian đã học tiết trước.
III-Phương pháp giảng dạy:
Sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp, HS làm bài tập.
IV- Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định lí 1, 2, 3 ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: nêu
Bài 1: Trong mp() cho tam giác ABC bất kì. CMR có thể xém tam giác ABC là hình chiếu song song của một tam giác đều nào đó.
- GV: gọi HS lên vẽ hình.
Bài 2: Vẽ hình biểu diễn của một tam giác đều.
- GV: Gọi HS lên vẽ hình và gợi HS làm
Bài 3: Hãy vẽ hình biểu diễn của một đường tròn cùng với hai đường kính vuông góc của đường tròn đó.
- GV: Gọi HS lên vẽ hình và gợi y
Bài 4: Hãy chọn phép chiếu song song với phương chiếu và mặt phẳng thích hợp để hình chiếu song song của một tứ diện cho trước là một hình bình hành.
Bài 1:
Cho tam giác ABC bất kì trong mp(). Gọi () là mp qua BC khác mp(). Trong () ta vẽ tam giác đều BCD. Vậy tam giác ABC cho trước là hình chiếu của song song của tam giác BCD theo phương chiếu DA lên ().
Bài 2:
-Với hình lục giác đều ABCDè ta they:
Tứ giác OABC là hình bình hành(vừa là hình thoi)
-Các điểm D, E, F lần lượt là các điểm đối xứng của A, B, C qua tâm O
từ đó suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF như sau:
-Vẽ hình bình hành O’A’B’C’ biểu diễn cho hình bình hành OABC.
-Lấy các điểm D’, E’, F’ lần lượt đối xứng của A’, B’, C’ qua tâm O’, ta được hình biểu diễn A’B’C’D’E’F’ của hình lục giác đều ABCDEF.
Bài 3:
Giả sử trên hình thực ta có đường tròn tâm O cùng với hai đường kính vuông góc của đường tròn đó là AB, CD. Nếu ta vẽ thêm một dây cung EF song song với AB thì đường kính CD sẽ đi qua I của đoạn EF.
a, Vẽ hình elíp biểu diễn cho đường tròn và vẽ đường kính A’B’ của elíp đó. Đường kính này đi qua tâm O’ của elíp.
b, Vẽ một dây cung E’F’ song song với đường kính A’B’. Gọi I’ là trung điểm của E’F’. Đường thẳng O’I’ cắt elíp tại 2 điểm C’D’. Ta có A’B’ và C’D’ là hình biểu diễn của của hai đường kính vuông góc với nhau.
Phương chiêu d là phương của một trong ba đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đối diện của tứ diện cho trước.
mp() là mp tuỳ nhưng phải cắt đường thẳng d.
*Củng cố – dặn dò:
-Nắm chắc ĐN, TC của 2mp song song, ĐN,TC của hình lăng trụ và hình chóp.
-Xem lại các VD
-BTVN: 1, 2, 3, 4T71.
File đính kèm:
- Bai 5 ch II t26.doc