1. MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức: - Biết định nghĩa phép biến hình, phép tịnh tiến.
- Biết được tính chất của phép tịnh tiến, biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
1.2. Về kĩ năng: - Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình, phép tịnh tiến.
1.3. Về thái độ: Tư duy sáng tạo.
2.TRỌNG TÂM: Định nghĩa
3. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số hình vẽ minh họa phép tịnh tiến.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, ôn lại vectơ, biểu thức tọa độ của điểm, vectơ.
32 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 11 (cơ bản) - Trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG
TRONG MẶT PHẲNG
Tiết PPCT: 1 §1 PHÉP BIẾN HÌNH
Tuần dạy: 1
1. MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức: - Biết định nghĩa phép biến hình, phép tịnh tiến.
- Biết được tính chất của phép tịnh tiến, biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
1.2. Về kĩ năng: - Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình, phép tịnh tiến.
1.3. Về thái độ: Tư duy sáng tạo.
2.TRỌNG TÂM: Định nghĩa
3. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số hình vẽ minh họa phép tịnh tiến.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, ôn lại vectơ, biểu thức tọa độ của điểm, vectơ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1. SGK
GV: Yêu cầu học sinh dựng hình thỏa yêu cầu
Có bao nhiêu điểm M’ như thế ?
HS: Vẽ hình
Có duy nhất một điểm M’ như thế.
GV: Nêu định nghĩa phép biến hình, và ảnh của một hình H qua phép biến hình F
Hoạt động 2. SGK (Củng cố định nghĩa phép biến hình)
HS: Kiểm tra
GV: Dùng hình vẽ minh họa cho học sinh thấy đó không phải là phép biến hình.
Định nghĩa:
Phép đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với 1 điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
Kí hiệu: F(M) = M’ hay M’ = F(M)
M’ là ảnh của M qua phép biến hình F
M là tạo ảnh của M’
Hình H’ là ảnh của hình H qua phép biến hình F, kí hiệu: F(H) = H’
4.4. Củng cố và luyện tập:
Nhắc lại định nghĩa phép biến hình.
Trắc nghiệm: Quy tắc nào là P.B.H?
A.Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với vô số điểm thuộc mặt phẳng đó.
B. Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với 3 điểm thuộc mặt phẳng đó.
C. Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với 2 điểm thuộc mặt phẳng đó.
D. Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với 1 điểm thuộc mặt phẳng đó.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại định nghĩa của phép biến hình.
Chuẩn bị bài phép tịnh tiến.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 2 §2 PHÉP TỊNH TIẾN
Tuần dạy: 2
1. MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức: - Biết định nghĩa phép tịnh tiến.
- Biết được tính chất của phép tịnh tiến, biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
1.2. Về kĩ năng: - Dựng được ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
- Xác định được biểu thức tọa độ.
1.3. Về thái độ: Tư duy sáng tạo.
2.TRỌNG TÂM: Định nghĩa, tính chất và biểu thức tọa độ
3. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số hình vẽ minh họa phép tịnh tiến.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, ôn lại vectơ, biểu thức tọa độ của điểm, vectơ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra miệng: - Nhắc lại định nghĩa phép biến hình?
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Lấy ví dụ trong SGK , từ đó đi đến định nghĩa phép tịnh tiến.
Nhắc lại khái niệm hai vectơ bằng nhau và cách dựng một vectơ bằng vectơ cho trước.
HS: Vẽ điểm M’
GV: Lấy vài ví dụ minh họa phép tịnh tiến.
Hoạt động 2. SGK
HS: Giải theo nhóm
Trình bày kết quả.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3. Cho M’, N’ là ảnh của M, N qua . Chứng minh M’N’ = MN
GV: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Làm việc theo nhóm
Trình bày kết quả.
GV: Nhận xét , từ đó suy ra các tính chất của phép tiïnh tiến.
Hoạt động 4: Chiếm lĩnh kiến thức về biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
* Ôn lại kiến thức về biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ trong mặt phẳng.
HS: Nhắc lại kiến thức về biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ trong mặt phẳng.
GV: Hướng dẫn để học sinh hồi tưởng được kiến thức về biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ trong mặt phẳng.
* Chiếm lĩnh tri thức mới về biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
GV: Cho HS đọc (cá nhân hoặc nhóm) SGK, phần biếu thức tọa độ của phép tịnh tiến
HS: Đọc SGK, phần biếu thức tọa độ của phép tịnh tiến
GV: Phát biểu điều nhận thức được ?
HS: Trình bày về điều nhận thức được.
GV: Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
HS: Nhận xét câu trả lới của bạn và bổ sung (nếu có)
GV: Chính xác hóa và đi đấn kiến thức về biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
* Củng cố tri thức vừa học.
GV: Cho học sinh làm họa động 3 SGK.
HS: Thực hiện.
§2 PHÉP TỊNH TIẾN
I. ĐỊNH NGHĨA
II. TÍNH CHẤT
Tính chất 1.
Tính chất 2.
Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
III. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ
Cho điểm
4.4. Củng cố và luyện tập:
Nhắc lại định nghĩa phép tịnh tiến.
Phép tịnh tiến có các tính chất gì ?
Nêu cách xác định ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo vectơ ?
Luyện tập: Cho tam giác đều ABC. Tìm ảnh của tam giác qua phép tịnh tiến theo vectơ .
Bài tập:
Bài 1. Cho hai tam giác bằng nhau: và có các cạnh tương ứng song song. Khi đó:
A. Có vô số phép tịnh tiến tiến thành .
B. Có ba phép tịnh tiến tiến thành .
C. Có hai phép tịnh tiến tiến thành .
Bài 2. Cho đường thẳng d: 2x + y – 1 = 0 và . Aûnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến là:
A. x + 2y + 1 = 0 B. 2x + y – 2 = 0
C. 2x + y = 0 D. x – 2y = 0.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại định nghĩa và tính chất của phép tịnh tiến.
Làm bài tập 1, 2, 3/7 SGK.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 3 §2 Bài Tập PHÉP TỊNH TIẾN
Tuần dạy: 3
1. MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức: - Biết định nghĩa phép tịnh tiến.
- Biết được tính chất của phép tịnh tiến, biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
1.2. Về kĩ năng: - Dựng được ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
- Xác định được biểu thức tọa độ.
1.3. Về thái độ: Tư duy sáng tạo.
2.TRỌNG TÂM: Định nghĩa, tính chất và biểu thức tọa độ
3. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số hình vẽ minh họa phép tịnh tiến.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, ôn lại vectơ, biểu thức tọa độ của điểm, vectơ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra miệng:
- Nhắc lại định nghĩa phéptịnh tiến?
- Nêu các tính chất của phép tịnh tiến?
- Nhắc lại công thức của biểu thức tọa độ?
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải BT 1 sgk
M’ là ảnh của M khi đo ta có gì?(dựa vào định nghĩa phép tịnh tiến.)
Nhắc lại khái niệm hai vectơ bằng nhau và cách dựng một vectơ bằng vectơ cho trước.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS dựng hình qua phép tịnh tiến
Gọi 1 HS lên bảng GV hướng dẫn HS cách dựng (dựa vào các tính chất của phép tịnh tiến.)
Hoạt động 3. HS làm bài tập 3
a) Gọi 1 HS lên làm dựa vào biể thức tọa độ
c)GV đặt câu hỏi gợi ýcách giải (có 3 cách)
GV phân tích từng cách giải để HS chọn lựa cách nào mà các em hiểu.
GV: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Làm việc theo nhóm
Trình bày kết quả.
GV: Nhận xét
Bài 1/7 SGK:
Bài 2/7 SGK
Dựng các h.b.h ABB’G, ACC’G
Khi đó ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo là tam giác GB’C’( như hình vẽ)
Dựng điểm D sao cho D là trung điểm của GD.Khi đó ta có: .
Do đó:
Bài 3/7 SGK:
a/
b/
c/ Goị M(x;y) và
theo biểu thức tọa độ ta có:thay vào d:
Hay x-2y’+8=0
4.4. Củng cố và luyện tập:
Nhắc lại định nghĩa phép tịnh tiến.
Phép tịnh tiến có các tính chất gì ?
Nêu cách xác định ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo vectơ ?
Luyện tập: Cho tam giác đều ABC. Tìm ảnh của tam giác qua phép tịnh tiến theo vectơ .
Bài tập:
Bài 1. Cho hai tam giác bằng nhau: và có các cạnh tương ứng song song. Khi đó:
A. Có vô số phép tịnh tiến tiến thành .
B. Có ba phép tịnh tiến tiến thành .
C. Có hai phép tịnh tiến tiến thành .
Bài 2. Cho đường thẳng d: 2x + y – 1 = 0 và . Aûnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến là:
A. x + 2y + 1 = 0 B. 2x + y – 2 = 0
C. 2x + y = 0 D. x – 2y = 0.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại định nghĩa và tính chất của phép tịnh tiến.
Làm bài tập 1, 2, 3/7 SGK.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 4 §5 PHÉP QUAY
Tuần dạy: 4
1. Mục tiêu:
1.1 Về kiến thức: Nắm được định nghĩa phép quay.
Nắm được phép quay là một phép dời hình, nêu các tính chất của phép dời hình.
1.2 Về kĩ năng: Vẽ được ảnh của một điểm qua một phép quay.
Nhận biết được hai hình là ảnh của nhau qua một phép quay, trong trường hợp đơn giản.
1.3 Về thái độ: Tích cực họat động, trả lời câu hỏi.
2. Trọng tâm: Định nghĩa, tính chất, biểu thức toạ độ
3.. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: Chuẩn bị trước hình vẽ một lục giác đều, trục O cạnh a trên bìa cứng có gắn một tam giác đều OAB cạnh a quay được quanh điểm O.
3.2. Học sinh: Thước, compa. Xem bài ở nhà.
4. Tiến trình:
4.1/ Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu định nghĩa, tính chất, biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục. Thế nào là trục đối xứng của một hình ? Cho ví dụ hình có trục đối xứng.
Đáp án: Định nghĩa: 2 điểm, tính chất: 4 điểm, biểu thức tọa độ: 2 điểm. Trục đối xứng: 2 điểm.
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Dùng compa, thước kẻ vẽ một lục giác đều ABCDEF tâm O. Hãy nêu cách vẽ.
+ Nếu ta quay một góc 1200 xung quanh điểm O theo chiều quay kim đồng hồ thì trở thành tam giác nào ? (GV quay)
+ Nếu ta quay một góc 600 xung quanh điểm O ngược chiều quay kim đồng hồ thì trở thành tam giác nào ?
+ Nếu ta quay một góc 1800 xung quanh điểm O thì trở thành tam giác nào ?
+ Ta đã biết về góc lượng giác, nếu ta quay quanh điểm O một góc (-1200) thì trở thành tam giác nào ? một góc (+1200) thì trở thành tam giác nào ?
+ Cho bất kì, vẫn dùng trục O, nếu ta quay nó 1 góc (+900) thành em có thể vẽ được hay không ? Cách vẽ như thế nào ?
+ Chúng ta đã có khái niệm về phép quay. Vậy quy tắc quay một điểm M thành điểm M’ xung quanh một điểm O, với góc quay là góc lượng giác có thể mô tả như thế nào ?
GV: Ta kí hiệu Q(O,) là phép quay tâm O, với góc quay , biến điểm M thành điểm M’, thì Q(O,): sao cho OM’ = OM và (OM,OM’) = . Suy ra định nghĩa.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Phép quay Q(O,) biến điểm O thành điểm nào ?
+ Phép quay Q(O,600) biến điểm M thành điểm M’ thì tam giác OMM’ có tính chất gì ?
+ Phép quay Q(O,900) biến điểm M thành điểm M’ thì tam giác OMM’ có tính chất gì ?
+ Khi ta quay 2 điểm M, N thành hai điểm M’, N’ thì khoảng cách giữa hai điểm có thay đổi không ?
+ Em có thể giải thích được M’N’ = MN hay không ?
GV: Ta có định lí: Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Hoạt động 2. Giải bài toán:
Cho hai tam giác đều OAB, OCD
a) Phép quay nào biến thành
b) Gọi M là trung điểm BC, N là trung điểm AD. Chứng minh rằng là tam giác đều.
I. ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa: Cho điểm O và góc lượng giác . Phép biến hình biến O thành chính nó , biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho OM’ = OM và góc lượng giác (OM; OM’) bằng được gọi là phép quay tâm O góc .
Điểm O gọi là tâm quay, gọi là góc quay của phép quay đó.
II. TÍNH CHẤT.
Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng có, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
Nêu định nghĩa phép quay.
Phép quay có tính chất gì ?
Làm bài tập SGK.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại bài: định nghĩa, tính chất. Xem các ví dụ.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 5 BÀI TẬP PHÉP QUAY
Tuần dạy: 5
1. Mục tiêu:
1.1 Về kiến thức: Nắm được định nghĩa phép quay.
Nắm được phép quay là một phép dời hình, nêu các tính chất của phép dời hình.
1.2 Về kĩ năng: Vẽ được ảnh của một điểm qua một phép quay.
Nhận biết được hai hình là ảnh của nhau qua một phép quay, trong trường hợp đơn giản.
1.3 Về thái độ: Tích cực họat động, trả lời câu hỏi.
2. Trọng tâm: Định nghĩa, tính chất, tìm được ảnh của 1 điểm, 1 đường thẳng qua 1 phép quay biết tâm quay và góc quay 90o
3.. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: Chuẩn bị trước hình vẽ, bài tập
3.2. Học sinh: Thước, compa. Xem bài và làm bài tập SGK trước ở nhà.
4. Tiến trình:
4.1/ Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu định nghĩa và tính chất của phép quay?
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: yêu cầu học sinh dùng thước kẻ vẽ một hình vuông ABCD tâm O và làm bài tập 1/19
+ Chúng ta đã có khái niệm về phép quay. Vậy quy tắc quay một điểm M thành điểm M’ xung quanh một điểm O, với góc quay là góc lượng giác có thể mô tả như thế nào ?
GV: Ta kí hiệu Q(O,) là phép quay tâm O, với góc quay , biến điểm M thành điểm M’, thì Q(O,): sao cho OM’ = OM và (OM,OM’) = .
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Phép quay Q(A,) biến điểm C thành điểm nào ?
+ Phép quay Q(O,900) biến điểm B thành điểm nào?
+ Phép quay Q(O,900) biến điểm C thành điểm nào?
+ Khi đó đường thẳng BC biến thành đường thẳng nào?
Hoạt động 2. Giải bài toán 2:
GV : hướng dẫn HS dùng hình vẽ trên mp tọa độ để tìm ra ảnh của 1 điểm qua phép quay góc 90o hoặc sử dụng định nghĩa phép quay (dử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng và công thức tính tích vô hướng của 2 vectơ để làm)
1/19 SGK:
a/ Goi E là điểm đối xứng của C qua D. Khi đó ta có:
b/ , . Vậy ảnh của đường thẳng BC qua
2/19 SGK:
Gọi B là ảnh của A.Khi đó , hai điểm A và B đều thuộc d mà ảnh của B qua là
Do đó ảnh của d là d’chính là đường thẳng BA’:
4.4/ Củng cố và luyện tập:
Nêu định nghĩa phép quay.
Phép quay có tính chất gì ?
Xem lại cách giải của 2 bài tập trên.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại bài: định nghĩa, tính chất. Làm bài tập trong sách bài tập và soạn trước bài 6ï.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 6 §6 KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU
Tuần dạy:6
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về phép dời hình.
- Phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay là phép dời hình.
- Nếu thực hiện được liên tiếp hai phép dời hình thì ta được một phép dời hình .
- Các tính chất của phép dời hình.
- Khái niệm hai hình bằng nhau.
1.2. Về kĩ năng: Bước đầu vận dụng phép dời hình trong một số bài tập đơn giản.
1.3. Về thái độ: rèn cho HS tính tư duy nhanh nhẹn
2.Trọng tâm: Định nghĩa, tính chất
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: Một số hình vẽ.
3.2. Học sinh: Xem bài ở nhà.
4. Tiến trình:
4.1/ Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bổ sung Hoạt động 2. Để chứng minh hoạt động 2, ta sử dụng tính chất : điểm B nằm giữa hai điểm AC khi và chỉ khi AB + BC = AC và tính bảo toàn khoảng cách của phép dời hình. Ta ó Điểm B nằm giữa AC khi và chỉ khi
AB + BC = AC B’ nằm giữa hai điểm A’C’
Bổ sung hoạt động 4 giúp học sinh biết cách tìm ảnh của một hình qua một phép dời hình. Có nhiều phép dời hình biến tam giác AEI thành tam giác FCH. Chẳng hạn ta thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vectơ và phép đối xứng trục qua đường thẳng IH
I/ KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH:
1/Định nghĩa:SGK/19
- PDH là PBH bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì.
2/ Nhận xét:
Các phép đồng nhất, tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay đều là những phép dời hình.
PBH có được bằng cách thực hiện liên tiếp 2 PDH cũng là 1 PDH.
II/ TÍNH CHẤT:
1/ Tính chất:PDH biến:
3 điểm thẳng hàng 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm.
Đường thẳng đường thẳng , tia tia, đoạn thẳng đoạn thẳng bằng nó.
bằng nó, góc góc bằng nó.
Đường tròn đường tròn có cùng bán kính.
2/ Chú ý: SGK/21
III/ KHÁI NIỆM HAI HÌNH BẰNG NHAU:
Định nghĩa:Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có 1 PDH biến hình này thành hình kia.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
Củng cố lại các tính chất, định nghĩa 2 hình bằng nhau
Làm các bài tập SGK/23 – 24
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đọc và soạn trước bài phép vị tự, ôn lại các phép biến hình đã học.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 7 PHÉP VỊ TỰ
Tuần dạy: 7
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Biết được:
- Định nghĩa phép vị tự và tính chất: Nếu phép vị tự biến hai điểm M, N lần lượt thành hai điêm M’, N’ thì:
- Ảnh của một đường tròn qua một phép vị tự.
2. Về kĩ năng:
- Dựng được ảnh của một điểm , một đoạn thẳng, một đương tròn , … qua một phép vị tự.
- Bước đầu vận dụng được tính chất của phép vị tự để giải bài tập.
3. Về thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời câu hỏi.
II.Trọng tâm: Định nghĩa, tính chất
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình, các hoạt động.
2. Học sinh: Chuẩn bị các hoạt động ở nhà.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu định nghĩa và các tính chất của phép dời hình. Nêu định nghĩa hai hình bằng nhau. Các phép biến hình nào là phép dời hình ? Nếu thực hiện liên tiếp hai phép dời hình thì ta có phép gì?
Đáp án: Mỗi định nghĩa: 2 đ, tính chất: 3 đ, chú ý: 3đ
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Tiếp cận khái niệm phép vị tự.
Vẽ hình sau lên bảng và yêu cầu học sinh nhận xét.
GV: Nhận xét hướng và độ dài của hai vectơ và kết luận ?
HS: Tìm
GV: Kết luận điểm M’ là ảnh của M qua phép vị tự tâm O tỉ số k = 3.
Và kí hiệu là:
Tương tự cho cặp N, N’ và P, P’
Tổng quát thành định nghĩa.
Hoạt động 2. Củng cố định nghĩa phép vị tự.
Thực hiện hoạt động 1, 2 SGK.
Hoạt động 3. Tìm hiểu một số tính chất của phép vị tự.
GV: Dùng hình vẽ minh hoạ các tính chất và hướng dẫn học sinh chứng minh tính chất 1.
HS: Tìm hiểu theo gợi ý của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn.
I. ĐỊNH NGHĨA.
Định nghĩa: SGK.
Nhận xét:
1) Phép vị tự biến tâm vị tự thành chính nó.
2) Khi k = 1, phép vị tự là phép đồng nhất
3) Khi k = -1, Phép vị tự là phép đối xứng qua tâm vị tự.
4)
II. TÍNH CHẤT
1)Tính chất 1:Nếu phép vị tự biến hai điểm M, N lần lượt thành hai điêm M’, N’ thì:
2) Tính chất 2: SGK
III.TÂM VỊ TỰ CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
Định lí: Với hai đường tròn bất kì luôn có một phép vị tự biến đường tròn này thành đường tròn kia.
Cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn: SGK
4/ Củng cố và luyện tập:
Em học được gì qua bài học ?
Tính chất của phép vị tự có gì khác so với các tính chất của phép dời hình ?
Nhắc lại cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn ?
Luyện tập: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và H là trực tâm của tam giác đó. Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm H tỉ số ½.
Trắc nghiệm: Cho tam giác ABC có A’, B’, C’ theo thứ tự là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Tìm phép vị tự biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’
A. Phép vị tự tâm G tỉ số ½ B. Phép vị tự tâm G tỉ số - ½
C. Phép vị tự tâm G tỉ số 3/2 D. Phép vị tự tâm G tỉ số -3/2
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại định nghĩa và các tính chất của phép vị tự.
Nắm lại cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn. Làm bài tập SGK.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 8 PHÉP ĐỒNG DẠNG
Tuần dạy:8
1. Mục tiêu:
1.1 Về kiến thức: Biết được:
-Khái niệm phép đồng dạng
- Phép đồng dạng biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm; biến đường thẳng thành đường thẳng; biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó; biến đường tròn thành đường tròn.
- Khái niệm hai hình đồng dạng.
1.2 Về kĩ năng:
- Bước đầu vận dụng được phép đồng dạng để giải bài tập.
- Xác định được phép đồng dạng biến 1 trong hai đường tròn cho trước thành đường tròn còn lại.
1.3. Về thái độ: Tư duy logic.
2.Nội dung học tập: Định nghĩa, tính chất
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình minh hoạ.
3.2 Học sinh: Ôn lại các phép biến hình đã học, chuẩn bị các hoạt động SGK
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
4.2/ Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Nêu định nghĩa và các tính chất của phép vị tự. Khi nào thì phép vị tự là phép đồng nhất, phép đối xứng tâm ? nêu cách xác định tâm vị tự của hai đường tròn ?
Đáp án: Định nghĩa và tính chất: 6 điểm, các trường hợp đặc biệt: 2 điểm, tâm vị tự: 2 điểm.
4.3/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1. Tiếp cận khái niệm phép đồng dạng.
GV: Giới thiệu Định nghĩa.
HS: Ghi nhận.
GV: Hướng dẫn học sinh chứng minh các nhận xét thông qua các câu hỏi:
+ Nếu k = 1 thì phép đồng dạng và phép dời hình có liên quan gì ?
+ Theo định nghĩa phép vị tự, ta có khoảng cách giữa hai điểm ảnh và 2 điểm tạo ảnh ?
+ Nếu phép đồng dạng tỉ số k biến M, N thành M’, N’ và M’’, N’’ là ảnh của M’, N’ qua phép đồng dạng tỉ số p thì ta có mối quan hệ gì giữa M’’N’’ và MN ?
Hoạt động 2. Làm quen các tính chất của phép đồng dạng.
GV: Giới thiệu các tính chất của phép đồng dạng.
HS: Tìm hiểu các tính chất, so sánh với tính chất của phép dời hình.
GV: Hướng dẫn học sinh chứng minh tính chất a và hoạt động 4 SGK.
HS: Tham gia chứng minh theo sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 3. Tiếp cận khái niệm hai hình đồng dạng.
GV: Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa SGK
HS: Tìm hiểu định nghĩa
GV: Giúp học sinh tìm hiểu các ví dụ SGK.
Cho học sinh thực hiện hoạt động 5 SGK theo nhóm.
HS: Thảo luận theo nhóm.
Trình bày kết quả.
GV: Nhận xét.
I. ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa: SGK/30
Nhận xét:
PDH là PĐD tỉ số 1
Phép vị tự tỉ số k là PĐD tỉ số
II. TÍNH CHẤT
Tính chất: SGK/31
Chú ý: SGK/31.
III. HÌNH ĐỒNG DẠNG
ĐN: SGK/32
5.Tổng kết và hướng dẫn tự học:
1.Tổng kết:
1) Cho tam giác ABC. Xác định ảnh của nó qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm B tí số ½ và phép đối xứng qua đường trung trực của BC.
2) Cho hình chữ nhật ABCD, AC và BD cắt nhau tại I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Chứng minh hai hình thang JLKI và IHDC đồng dạng với nhau.
Trắc nghiệm: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?
A. Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng.
B. Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng.
C. Hai hình vuông bất kì luôn đồng dạng.
D. Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng.
2.Hướng dẫn học tập:
Ôn lại cả chương. Trả lời các câu hỏi ôn chư
File đính kèm:
- Chương I HH phép biến hình.doc