I. MỤC TIÊU :
* Kiến thức :
- Vị trí tương đối của 2 đt phân biệt: cho nhau, cắt nhau v song song
- Cc tính chất của các đt song song và định lí về giao tuyến của 3 mp
* Kỹ năng :
- Có kỹ năng xét vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian, kỹ năng vận dụng định lí về giao tuyến của 3 mp để tìm giao tuyến của 2 mp.
- Có kỹ năng quan sát các hình trong không gian.
* Tư duy, thái độ :
- Học sinh có ý thức quan sát các hình vẽ trong không gian, liên hệ các hình trong thực tế.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, cần cù.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 (nâng cao) - Tiết: 18 - Bài 2: Hai đường thẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/12/2007
Tiết: 18 §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU :
* Kiến thức :
- Vị trí tương đối của 2 đt phân biệt: chéo nhau, cắt nhau và song song
- Các tính chất của các đt song song và định lí về giao tuyến của 3 mp
* Kỹ năng :
- Có kỹ năng xét vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian, kỹ năng vận dụng định lí về giao tuyến của 3 mp để tìm giao tuyến của 2 mp.
- Có kỹ năng quan sát các hình trong không gian.
* Tư duy, thái độ :
- Học sinh có ý thức quan sát các hình vẽ trong không gian, liên hệ các hình trong thực tế.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, cần cù.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Chuẩn bị của GV: SGK, thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS : SGK, thước kẻ, xem trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
-Nhắc lại các cách xác định mặt phẳng ?
- Nhắc lại vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong mặt phẳng ?
3. Bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Vị trí tương đối của 2 đường thẳng phân biệt
15’
GV cho HS quan sát hình 48 SGK và hỏi:
-Đường thẳng a và đt b có cùng nằm trên một mặt phẳng hay không ?
-Có mặt phẳng nào chứa cả 2 đt a và c hoặc chứa b và c không ?
H: Vậy khi cho 2 đt phân biệt a và b trong không gian thì xảy ra những trường hợp nào ?
GV chốt lại và giới thiệu khái niệm 2 đt song song, 2 đt chéo nhau.
GV cho HS làm HĐ1 SGK.
-Cho HS vẽ tứ diện ABCD.
-Cho HS trả lời.
-GV nhận xét.
GV cho HS làm HĐ2 SGK.
-GV vẽ hình
HS quan sát hình 48 SGK và trả lời câu hỏi.
-Đường thẳng a và đường thẳng b không cùng nằm trên một mp.
-Có mp chứa a và c; không có mp chứa b và c.
HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu.
HS làm HĐ1 SGK.
Hai đt AB và CD chéo nhau. Vì ngược lại thì có mp(P) chứa AB và CD, từ đó (P) chứa 4 điểm A, B, C, D. Suy ra ABCD không phải là 4 đỉnh của 1 tứ diện.
HS làm HĐ2 SGK.
Gỉa sử p cắt a, b lần lượt tại A, B. q cắt a, b lần lượt tại C, D.
Nếu p//q thì có mp(p, q) chứa 4 điểm A, B, C, D từ đó suy ra a, b thuộc mp(p, q) ( mâu thuẩn)
Vậy p, q chéo nhau.
1. Vị trí tương đối của 2 đường thẳng phân biệt:
Cho 2 đt phân biệt a và b trong không gian. Khi đó xảy ra 2 trường hợp sau:
- a và b không đồng phẳng, ta nói 2 đt này chéo nhau.
- a và b đồng phẳng:
+ a và b không có điểm chung, ta nói chúng song song, kh: a//b
+ a và b cắt nhau tại I, kí hiệu a∩b = I.
Hoạt động 2: Hai đường thẳng song song.
15’
GV vẽ đường thẳng a và điểm
Aa. Hỏi qua A có bao nhiêu đường thẳng song song với a ? Căn cứ vào đâu?
-Trong không gian, tính chất trên vẫn đúng.
Trong mp, cho 2 đt a và b cùng song song với đt thứ ba là c. Hỏi a và b có song song nhau không ? vì sao ?
GV vẽ 3 mp phân biệt (P), (Q), (R) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt a, b, c.
H: Có những vị trí tương đối nào giữa hai giao tuyến a và b ?
GV hướng dẫn HS chứng minh rằng 3 giao tuyến a, b, c trên hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
-Từ kết quả trên GV giới thiệu định lí về giao tuyến của 3 mặt phẳng.
GV tóm tắc: (P) Ç (R) = a,
(Q) Ç (R) = b, (P) Ç (Q) = c
Þ a, b, c đồng qui hoặc a, b, c song song.
GV giới thiệu hệ quả.
GV cho HS hoạt động nhóm chứng minh hệ quả trên.
HS dựa vào tiên đề Ơ-clít khẳng định có duy nhất 1 đt song song với đt a.
HS xem t/c 1 SGK.
HS giải thích.
-HS xem hình vẽ.
HS: a và b cắt nhau hoặc song song với nhau.
-HS chứng minh theo hướng dẫn của GV.
HS xem định lí SGK.
-HS ghi tóm tắc vào vở.
HS xem hệ quả.
HS dựa vào định lí chứng minh hệ quả.
2/Hai đường thẳng song song:
a/ Tính chất 1: Trong kg, qua 1 điểm nằm ngoài 1 đt có duy nhất 1 đt song song với đt đó.
Cho A Ï a . $! b qua A và b// a
b/ Tính chất 2: Hai đt phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song nhau.
* Định lí( về giao tuyến của 3 mặt phẳng): Nếu 3 mặt phẳng đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
* Hệ quả:
Hoạt động 3: Củng cố.
8’
GV cho HS nhắc lại vị trí tương đối của 2 đt trong không gian ?
-Cho HS nhắc lại các tính chất của 2 đt song song.
GV cho HS làm BT 17 SGK.
-Cho HS giải BT 18 SGK.
-Cho HS giải thích.
-GV nhận xét, chốt lại bài giải.
1 HS nhắc lại.
-1 HS nhắc lại.
HS đứng tại chỗ trả lời.
Mệnh đề a, d đúng.
HS giải BT18 SGK.
- Hai đường thẳng MQ và NP chéo nhau. Nếu chúng không chéo nhau thì chúng cùng thuộc mp(P) nào đó. Suy ra A, B, C, D cùng thuộc mp(P). Điều này mâu thuẩn với giả thiết ABCD là tứ diện.
BT 18 SGK:
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học, nắm các vị trí tương đối của 2 đt trong không gian, các tính chất của 2 đt song song.
-BTVN: BT 18, 19, 20, 21 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 09/12/2007
Tiết: 19 §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG(tt)
I. MỤC TIÊU :
* Kiến thức :
- Củng cố lại các tính chất về 2 đường thẳng song song.
- Vận dụng dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập chứng minh 3 đt đồng quy, tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng.
* Kỹ năng : Có kỹ năng vận dụng các tính chất của 2 đường thẳng song song để một số bài táon liên quan.
* Tư duy, thái độ :
- Học sinh có ý thức quan sát các hình vẽ trong không gian, liên hệ các hình trong thực tế.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, cần cù.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Chuẩn bị của GV: SGK, thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS : SGK, thước kẻ, xem trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Nhắc lại vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian ?
- Các tính chất của 2 đường thẳng song song.
3. Bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Một số ví dụ.
12’
GV đưa ví dụ 1 lên bảng.
-Cho HS vẽ hình.
H: Nhận xét đặc điểm tứ giác MNPQ ?
-Suy ra MN cắt PQ tại trung điểm mỗi đường.
-Cho HS chứng minh tương tự cho tứ giác MNRS.
-Suy ra các đt MN, PQ, RS đồng quy tại G.
HS xem ví dụ 1.
-HS vẽ hình.
HS: Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành dựa vào t/c đường trung bình của tam giác
HS chứng minh MNRS là hình bình hành. Suy ra MN và RS cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
3/ Một số ví dụ:
a/ Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S là trung điểm của AB, CD, BC, DA, AC, BD. CMR: MN, PQ,
RS đồng qui tại trung điểm G của mỗi đoạn. Điểm G gọi là trọng tâm của tứ diện ABCD.
Giải:
Hoạt động 2: Ví dụ 2
15’
GV đưa nội dung ví dụ 2 lên bảng.
a/H: Để tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng ta làm như thế nào ?
H: Ngoài cách trên còn cách nào khác không ?
GV hướng dẫn HS tìm giao tuyến của 2 mp dựa vào phương của giao tuyến.
b/ H: Để tìm thiết diện của hình chóp với mp(MBC) ta làm như thế nào ?
GV cho HS thực hiện tìm thiết diện.
- GV giải thích thêm cách tìm các đoạn giao tuyến dựa vào hệ quả của định lí về giao tuyến của 3 mặt phẳng.
HS xem nội dung ví dụ 2.
HS: Tìm 2 điểm chung phân biệt thuộc 2 mp.
HS suy nghĩ.
HS tìm giao tuyến theo hướng dẫn của GV.
HS nêu cách tìm thiết diện.
HS trình bày và dựng thiết diện.
HS nghe giảng.
b/ Ví dụ 2: Cho hình chĩp SABCD cĩ đáy là hình bình hành
a/ Tìm giao tuyến của 2 mp(SAB) và (SCD).
b/ Xác định thiết diện của hình chĩp với (MBC) trong đĩ M là điểm ở giữa S và A.
Giải:
a/ mp(SAB) và (SCD) có điểm chung S và lần lượt đi qua hai đường thẳng song song AB và CD nên chúng cắt nhau theo giao tuyến ∆ đi qua S và song song với AB và CD.
b/ mp(SAD) và (MBC) có điểm chung là M và lần lượt chứa 2 đt song song AD và BC nên (SAD)∩(MBC) = MN//AD.
Vậy thiết diện là tứ giác MNCB.
Hoạt động 3: Giải bài tập 19 SGK.
12’
GV cho HS giải bài tập 19 SGK.
GV hướng dẫn HS giải câu a.
a/ H: Nếu 4 điểm P, Q, R, S đồng phẳng thì xảy ra điều gì ?
GV hướng dẫn HS xét 3 mp: (α), (ABC), (ACD) và vận dụng định lí về giao tuyến của 3 mp để suy ra PQ, AC, RS hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
GV hướng dẫn HS chứng minh chiều ngược lại.
-Tương tự GV cho 1 HS trình bày câu b.
-GV nhận xét.
HS giải BT 19 SGK.
HS giải câu a.
HS: 4 điểm đó cùng thuộc mp(α) nào dó.
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
HS chứng minh chiều ngược lại.
1 HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét.
BT19 SGK:
Giải:
a/ Nếu P, Q, R, S đồng phẳng thì chúng cùng thuộc mp(α) nào đó. Xét 3 mp: (α), (ABC), (ACD). Ta có PQ=(α)∩(ABC), RS=(α)∩(ACD), AC=(ABC)∩(ACD). Theo định lí về giao tuyến của 3 mặt phẳng suy ra PQ, AC, RS hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
-Ngược lại, nếu 3 đt PQ, AC, RS hoặc đôi một song song hoặc đồng quy thì 2 đt PQ và RS hoặc song song hoặc cắtnhau. Vậy hai đt PQ và RS cùng thuộc 1 mp. Suy ra 4 điểm P, Q, R, S đồng phẳng.
b/ Tương tự.
4. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học, nắm các vị trí tương đối của 2 đt trong không gian, các tính chất của 2 đt song song.
-BTVN: BT 20, 21, 22 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 18, 19.doc