Giáo án Hình học 11 (nâng cao) - Tiết 21: Bài tập - Trường THPT Võ Giữ

I. MỤC TIÊU :

* Kiến thức :

- Củng cố lại cách xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng, các tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Vận dụng định lí 2 để tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp.

* Kỹ năng : Có kỹ năng tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng.

* Tư duy, thái độ : Có ý thức quan sát các hình vẽ trong không gian, từ đó tìm cách giải phù hợp. Giáo dục HS tính cẩn thận, cần cù.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1. Chuẩn bị của GV: SGK, thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS : SGK, thước kẻ, xem trước bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 (nâng cao) - Tiết 21: Bài tập - Trường THPT Võ Giữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/12/2007 Tiết: 21 Bài dạy : BÀI TẬP I. MỤC TIÊU : * Kiến thức : - Củng cố lại cách xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng, các tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng. - Vận dụng định lí 2 để tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp. * Kỹ năng : Có kỹ năng tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng. * Tư duy, thái độ : Có ý thức quan sát các hình vẽ trong không gian, từ đó tìm cách giải phù hợp. Giáo dục HS tính cẩn thận, cần cù. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Chuẩn bị của GV: SGK, thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS : SGK, thước kẻ, xem trước bài học. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) - Nêu định nghĩa đường thẳng song song với mặt phẳng? Các tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng ? - Để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng ta làm như thế nào ? 3. Bài mới : TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Giải bài tập 25 8’ GV cho HS giải bài tập 25 SGK. -Cho 1 HS lên bảng vẽ hình. a/ H: Để xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng ta cần kiểm tra điều gì ? H: Đường thẳng MN như thế nào với mp(BCD) ? -GV nhận xét. b/H: Nêu cách tìm giao tuyến của 2 mp ? -Tìm giao tuyến của 2 mp (DMN) và (DBC) ? H: Suy ra vị trí tương đối giữa d với mp(ABC) ? -GV nhận xét. HS giải bài tập 25. -1 HS lên bảng vẽ hình. HS: Cần kiểm tra xem đường thẳng đó song song, cắt hay nằm trong mp đó. -1 HS nêu và chứng minh MN //mp(BCD). -Các HS khác nhận xét. 1 HS nêu cách tìm giao tuyến. -1 HS tìm giao tuyến của 2 mp. HS suy ra và giải thích. Bài 25 SGK. Giải: a/ Vì MN là đường trung bình của ∆ABC nên MN // BC. Suy ra MN // mp(BCD) b/ Vì MN // (BCD) nên mp(DMN) đi qua MN cắt mp(BCD) theo giao tuyến d // MN. Do đó d//mp(ABC) Hoạt động 2: Giải bài tập 26 12’ GV cho HS giải bài tập 26. GV vẽ hình tứ diện ABCD lên bảng. H: Có thể cắt tứ diện bằng 1 mp để thiết diện nhận được là hình thang không ? Vẽ hình minh họa ? b/ H: Có thể cắt tứ diện bằng 1 mp để thiết diện nhận được là 1 hình bình hành không ? Vẽ hình minh họa ? -GV nhận xét, chốt lại. c/ H: Có thể cắt tứ diện bằng 1 mp để thiết diện nhận được là 1 hình thoi không ? -GV cho HS hoạt động nhóm làm câu c. GV chốt lại: Nếu cắt tứ diện bằng 1 mp (P) qua M thuộc cạnh AB sao cho và song song với BD và AC thì được thiết diện là hình thoi. HS xem hình vẽ. HS trả lời và lên bảng vẽ thiết diện HS trả lời và vẽ hình minh họa. HS hoạt động nhóm làm bài tập câu c. -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. Bài 26 SGK. Giải: a/ Có thể cắt tứ diện bằng 1 mp để thiết diện nhận được là hình thang. Ví dụ mp qua M, N (M, N thuộc AB, BC tương ứng) và song song với BD. b/ Có thể cắt tứ diện bằng 1 mp để thiết diện nhận được là 1 hình bình hành. Ví dụ mp qua M trên canh AB song song với BD và AC. c/ Gỉa sử (P) là mp qua M thuộc đoạn AB, song song với BD và AC. Thiết diện là hình bình hành MNEF. Ta có Tứ giác MNEF là hình thoi khi và chỉ khi MF = MNBD.AM=AC.MB Hoạt động 3: Giải bài tập 27. 12’ 6’ GV cho HS giải bài tập 27 SGK. -Cho 1 HS lên bảng vẽ hình. H: Mặt phẳng (P) qua O và song song với AB thì nó cắt mp(ABCD) theo giao tuyến như thế nào ? Dựa vào định lí nào ? H: Mặt phẳng (P) qua M song song với SC thì nó cắt mp(SBC) theo giao tuyến như thế nào ? -Tương tự xác định giao tuyến giữa mp(P) với mp(SAB) ? H: Vậy thiết diện là hình gì ? vì sao ? * Qua bài tập 27, GV chốt lại cách xác định thiết diện cắt bởi mp đi qua một điểm và song song với 2 đường thẳng cho trước. GV cho HS vẽ hình bài tập 28. GV hướng dẫn HS xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng đi qua trung điểm m của canh AB và song song với BD và SA. HS giải bài tập 27 SGK. -1 HS lên bảng vẽ hình. HS : Theo giao tuyến qua O và song song với AB (theo định lí 2) HS: Cắt Sc theo giao tuyến qua M và song song với SC. HS xác định đoạn giao tuyến NE. HS trả lời và giải thích. HS ghi nhớ. HS vẽ hình bài tập 28. -HS xác định thiết diện theo hướng dẫn của GV. Bài 27 SGK. Giải: D Vì mặt phẳng đi qua O, song song với AB nên mp đó cắt mp(ABCD) theo giao tuyến MN //AB. Qua M vẽ đt song song với SC cắt SB tại Q. Qua Q vẽ đt song song với Ab cắt SA tại P. Thiết diện là hình thang MNPQ. Bài 28 SGK. 4/ Củng cố: (2’) - Củng cố lại định lí 2 đã học. - Cách xác định thiết diện cắt bởi mp đi qua một điểm và song song với 2 đường thẳng cho trước. 5/ Hướng dẫn về nhà: (1’) -Xem lại các bài tập đã giải. -BTVN: Hoàn thiện lời giải BT 28 SGK. -Xem trước bài “hai mặt phẳng song song”. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc