Giáo án Hình học 11 NC bài 1: Các khái niệm mở đầu

I/ Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: - Nắm được các đối tượng cơ bản của hhkg: điểm , đường thẳng, mặt phẳng , mối quan hệ giữa điểm và mặt phẳng , giữa đường thẳng và mặt phẳng

 - Nắm được cách biểu diễn một hình trong không gian

2. Kỹ năng : - Vẽ hình không gian

3. Thái độ tư tưởng Giáo dục cho h.s tư duy trừu tượng

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu

- Học sinh: Thước và các công cụ để vẽ hình không gian

III/ Tiến trình bài dạy:

A. Ổn định lớp: Kiểm tra học sinh vắng

B. Kiểm tra bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 NC bài 1: Các khái niệm mở đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 Tuần: 1 Bài: I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Nắm được các đối tượng cơ bản của hhkg: điểm , đường thẳng, mặt phẳng , mối quan hệ giữa điểm và mặt phẳng , giữa đường thẳng và mặt phẳng - Nắm được cách biểu diễn một hình trong không gian 2. Kỹ năng : - Vẽ hình không gian 3. Thái độ tư tưởng Giáo dục cho h.s tư duy trừu tượng II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu Học sinh: Thước và các công cụ để vẽ hình không gian III/ Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra học sinh vắng Kiểm tra bài cũ: Bài mới: T/gian Nội dung bài ghi Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Giới thiệu môn hình học không gian Cuốn sách, cái bút, quả bóng, ngôi nhà là những vật thể nằm trong không gian Môn hình học không gian là môn học nghiên cứu các tính chất của các hình nằm trong không gian Một số hình trong không gian như: Hình chóp Hình lập phương Hình cầu 2/ Mặt phẳng: Đối tượng cơ bản của môn hình học không gian là : điểm,đường thẳng, mặt phẳng Để biểu diễn một phần mặt phẳng, ta thường vẽ một hình bình hành. Một phần của mặt phẳng Để ký hiệu mặt phẳng , ta dùng một chữ cái La tinh hoặc Hy Lạp in hoa đặt trong dấu ngoặc ( ), ví dụ mặt phẳng (P); mặt phẳng ();Ngòai ra mặt phẳng (P) còn có thể viết là mp(P) hoặc (P) 3/ Quan hệ “thuộc”: Điểm A thuộc đường thẳng d (A d); điểm A không thuộc đường thẳng d (A d) Điểm A thuộc mặt phẳng (P) (A (P)); điểm A không thuộc mặt phẳng (P) (A (P)) 4/ Hình biểu diễn của một hình trong không gian: Có những qui tắc để vẽ hình biểu diễn của một hình không gian: Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng Hình biểu diễn của 2 đường thẳng a và b cùng nằm trong mặt phẳng mà song song (hoặc cắt nhau) là 2 đường thẳng song song (hoặc cắt nhau) Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ “thuộc” có trên hình thật. Ví dụ: trên hình thật có điểm A nằm trên đường thẳng d thì trên hình biểu diễn điểm A’ cũng phải nằm trên đường thẳng d’ với A’ và d’ lần lượt là hình biểu diễn của điểm A và đường thẳng d Dùng nét vẽ liền để biểu diễn cho những đường trông thấy và dùng nét đứt đoạn(-----)để biểu diễn cho những đường bị che khuất Ta còn nói: điểm A nằm trên mặt phẳng (P); hoặc mặt phẳng (P) đi qua A; mặt phẳng (P) chứa điểm A điểm A không nằm trên mặt phẳng (P); hoặc mặt phẳng (P) không đi qua điểm A; mặt phẳng (P) không chứa điểm A Củng cố: Tập cho h.s vẽ một số hình không gian thường gặp như hình chóp, hình hộp, hình lập phương, Hướng dẫn về nhà:

File đính kèm:

  • dochh11-bai01.doc
Giáo án liên quan