I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Học toàn bộ các kiến thức có trong bài ( Các Định lý , hệ quả)
Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng :
Bài 2:Hai đường thẳng song song.
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song :
Bài 4. Hai mặt phẳng song song .
Kĩ năng :
- Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng ; CM 3 đt đồng qui.
- Tìm thiết diện
- Chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song với nhau.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Tiết 22: Ôn tập cuối học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Tiết : 22
Ngày soạn : 22 / 12 / 2007
Ngày dạy : 28 / 12 / 2007 ( 11B1,11B2 )
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Học toàn bộ các kiến thức có trong bài ( Các Định lý , hệ quả)
Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng :
Bài 2:Hai đường thẳng song song.
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song :
Bài 4. Hai mặt phẳng song song .
Kĩ năng :
- Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng ; CM 3 đt đồng qui.
- Tìm thiết diện
- Chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song với nhau.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : + Đồ dùng học tập , SGK .
+ Làm đề cương ôn tập.
Giáo viên :
Phương pháp : Thực hành , định hướng giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Thước kẻ , phấn màu , phát sẵn đề cương ôn tập.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
PHÉP BIẾN HÌNH. Học định nghĩa và các tính chất các phép biến hình ; Biểu thức tọa độ.
Các khẳng định sau Đ hay S :
1) Phép đồng nhất là một phép tịnh tiến. 2) Phép đồng nhất là một phép quay .
3) Phép đồng nhất là một phép đối xứng tâm. 4) Phép đối xứng tâm là một phép vị tự.
5) Phép quay là 1 phép đồng dạng. 6) Phép vị tự là 1 phép dời hình.
7) Nếu phépdờihình biến điểm A thành điểm B không trùng với A thìnócũng biến điểm B thành điểm A.
8) Nếu phép dời hình biến điểm A thành B , biến B thành C thì thì AB = BC.
9) Nếu phép đối xứng trục biến đường thẳng a thành đường thẳng b cắt a thì giao điểm của a và b nằm trên trục đối xứng.
10) hình chữ nhật có 4 trục đối xứng.
11) Cho 2 đường thẳng song song a và b thì có 1 phép tịnh tiến duy nhất biến a thành b.
12. Phép vị tự biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ song song với a.
13. Có phép vị tự biến mọi đường thẳng thành chính nó.
14. Tâm vị tự của 2 đường tròn thẳng hàng với tâm của 2 đường tròn.
HÌNH HỌC KHÔNG GIAN- Xem các BT: 5 , 6 , 8 , 9, 10 /Trang 53,54/SGK; 2, 3/Trang 59 ;
Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình bình hành. G là trọng tâm tam giác SAB, I là trung điểm của AB. Lấy M trong đoạn AB sao cho AD = 3AM
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SCD)
Đường thẳng qua M song song với AB cắt CI tại tại N. Chứng minh NG//(SCD)
Xác định thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNG) cắt hình chóp
Bài 2. Cho hình chóp S.ABCD , đáy là hình bình hành tâm O.M , N lần lượt là trung điểm SA, SD.
a) CM : SC//(OMN) b) Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (OMN)
Bài 3.Cho hình chóp S.ABCD có M,N là 2 điểm trên AB,CD. Gọi () là mặt phẳng qua MN và song song với SA.
a)Tìm giao tuyến của () với (SAB), (SAC)? b)Xác định thiết diện của () với hình chóp?
b)Tìm điều kiện của MN để thiết diện là hình thang.
Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm SC và SD. a)Xác định giao tuyến của (SAC) và(SBD); (SMN) và (SAB).
b)Chứng minh (MNI)//(SAB).
c)Xác định giao điểm của SB với (MNE).
Xác định thiết diện của (MNE) với hình chóp với E là trung điểm của ID
Bài 5.Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang, AB là đáy lớn. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm SC, SB, SA. a)Xác định giao tuyến của (SAD) và(SBC); (SCD) và (SNP).
b)Chứng minh BC//(AMN).
c)Xác định giao điểm của PM với (SDB).
d)Xác định thiết diện của (AMN) với hình chóp.
Bài 6. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M,N lần lượt là trung điểm AB, CD
Chứng minh MN//(SBC), (SAD)?
Gọi P là trung điểm SA. Chứng minh SB//(MNP).
G1, G2 là trọng tâm tam giác ABC, SBC. Chứng minh G1G2//(SAD).
Gọi là mặt phẳng qua MN và //SB. Xác định giao tuyến của với (SAB) và (SCD). Chứng minh //(SBC).
e)Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi . Thiết diện là hình gì?
Hoạt động Học sinh
Hoạt động giáo viên
* PP1 : Tìm hai điểm chung.
PP2 : Dựa vào Hệ quả của Định lý về giao tuyến của ba mặt phẳng :
*
* Định lý về giao tuyến của3 mặt phẳng + Hệ quả.
+ Định lý :
Phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng :
Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng :
Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song với nhau :
Phương pháp tìm thiết diện một mặt phẳng với khối : Tìm các đoạn giao tuyến của mặt phẳng với khối . Thường dựa vào một số
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm bài 5 / đề cương.
IV. BTVN VÀ DẶN DÒ : Oân tập kĩ để kiểm tra Học kì I.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 22.doc