I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Biết được :
- Định nghĩa phép quay.
- Các tính chất của phép quay : có các tính chất của phép dời hình.
Kĩ năng :
- Dựng được ảnh của 1 điểm , 1 đoạn thẳng , 1 tam giác qua phép quay.
- Biết cách xác định tọa độ ảnh của 1 điểm , phương trình đường thẳng là ảnh của một đường thẳng cho trước qua 1 phép quay cụ thể.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Tiết 5 - Bài 5: Phép quay năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5. PHÉP QUAY
Tiết : 5
Ngày soạn : 21 / 9 / 2007
Ngày dạy : 28 / 9 / 2007
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Biết được :
Định nghĩa phép quay.
Các tính chất của phép quay : có các tính chất của phép dời hình.
Kĩ năng :
Dựng được ảnh của 1 điểm , 1 đoạn thẳng , 1 tam giác qua phép quay.
Biết cách xác định tọa độ ảnh của 1 điểm , phương trình đường thẳng là ảnh của một đường thẳng cho trước qua 1 phép quay cụ thể.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : Đồ dùng học tập , SGK .
Giáo viên :
Phương pháp : Nêu vấn đề , gợi ý giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Compa , thước kẻ , phấn màu , hình vẽ minh họa.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
1.Tính chất và biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm.
2. Tìm ảnh của điểm A(-2;1) và đường thẳng d : 2x – 3y + 4 = 0 qua phép đối xứng tâm O ?
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1. ĐỊNH NGHĨA
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Hs đọc và nghe giáo viên nêu tóm tắt định nghĩa phép quay : Tiếp thu , vẽ hình và ghi nhớ.
+ Nắm kí hiệu .
- 1 phép quay xác định cần biết tâm quay và góc quay.
- Nghiên cứu VD1 (SGK)
- HS quan sát Hình 1.29 và trả lời miệng.
=(OA;OB) +
= (OC;OD)+
Nhận xét :
- Phép quay : phép đồng nhất.
- Phép quay : phép đối xứng tâm O.
- Giới thiệu định nghĩa phép quay tâm O góc :
.
Chú ý : là góc lượng giác : chiều dương ( ngược chiều kim đồng hồ) ; chiều âm (cùng chiều kim đồng hồ).
- 1 phép quay cần biết những yếu tố nào ?
- M khác O : (M) = M’
- Ví dụ 1 : HS theo dõi SGK.
- HĐ1 (Hình 1.29).
Hướng dẫn : OA = OB
(OA ; OB) = ?
- Xét các trường hợp đặc biệt :
+ Khi = :
+ Khi = :
HOẠT ĐỘNG 2. TÍNH CHẤT
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp nhận vấn đề nhận thức.
TC1 : Quan sát hình vẽ (1.35/SGK) và chứng minh theo gợi ý của giáo viên :
+ Vì A’ = (A) nên OA = OA’
+ Vì B’ = (B) nên OB = OB’
+ AOB = AOB’ – BOA’ = - BOA’
+ A’OB’ = BOB’ – BOA’ = - BOA’
=> AOB = A’OB’ => OAB = OA’B’
=> AB = A’B’.
TC2 : Quan sát hình vẽ sgk.
Giống tính chất của phép đối xứng trục.
- Đặt vấn đề : Quan sát chiếc tay lái (vô lăng) trên tay người lái xe ta thấy khi người lái xe quay tay lái 1 góc nào đó thì 2 điểm A , B trên tay lái cũng quay theo. Tuy vị trí A,B thay đổi nhưng khoảng cách giữa chúng không đổi.
- Nêu bài toán : Cho 2 điểm A, B và 1 điểm O , gọi A’ , B’ lần lượt là ảnh của A ,B qua phép quay tâm O , góc . Hãy chứng minh : AB = A’B’.
Gợi ý : Chứng minh : OAB = OA’B’.
* Tính chất 1 :
- Nêu tính chất 1 (Bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì ).
* Tính chất 2 :
- Yêu cầu HS đọc TC2. Tính chất này giống tính chất của phép biến hình nào mà chúng ta đã học ?
HOẠT ĐỘNG 3. CỦNG CỐ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS tự vẽ hình vào vở.
- Vẽ hình và xác định tọa độ A’ dựa vào hình vẽ.
Bài 1. Cho tam giác ABC và điểm O. Xác định ảnh của tam giác đó qua phép quay tâm O góc 600.
Bài 2. Trong mp Oxy , cho A(3;4). Hãy tìm tọa độ của A’ là ảnh của A qua phép tịnh tiến 900.
IV. BTVN VÀ DẶN DÒ :
- Làm các bài tập 1, 2 /SGK.
1.11 -> 1.14/ T20,21 / SBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 5.doc