I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
- Nắm được khái niệm phép dời hình ; Khái niệm hai hình bằng nhau.
- Biết cách xác định được ảnh của 1 hình qua phép dời hình.
- Nắm được tính chất cơ bản của phép dời hình để giải toán.
Kĩ năng :
- Dựng được ảnh của 1 điểm , 1 đường thẳng , 1 đường tròn thành thạo qua phép dời hình cụ thể
( phép tịnh tiến , phép đối xứng trục , đối xứng tâm , phép quay ).
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : + Đồ dùng học tập , SGK .
+ On lại định nghĩa phép biến hình : tịnh tiến , đối xứng trục , đối xứng tâm , tịnh tiến , phép quay.
Giáo viên :
- Phương pháp : Nêu vấn đề , gợi ý giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Compa , thước kẻ , phấn màu , hình vẽ minh họa
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Tiết 6 - Bài 6: Phép dời hình và hai hình bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 :PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU
Tiết : 6
Ngày soạn : 25/ 9 / 2007
Ngày dạy : 2 / 10 2007
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Nắm được khái niệm phép dời hình ; Khái niệm hai hình bằng nhau.
Biết cách xác định được ảnh của 1 hình qua phép dời hình.
Nắm được tính chất cơ bản của phép dời hình để giải toán.
Kĩ năng :
Dựng được ảnh của 1 điểm , 1 đường thẳng , 1 đường tròn thành thạo qua phép dời hình cụ thể
( phép tịnh tiến , phép đối xứng trục , đối xứng tâm , phép quay ).
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : + Đồ dùng học tập , SGK .
+ Oân lại định nghĩa phép biến hình : tịnh tiến , đối xứng trục , đối xứng tâm , tịnh tiến , phép quay.
Giáo viên :
Phương pháp : Nêu vấn đề , gợi ý giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Compa , thước kẻ , phấn màu , hình vẽ minh họa.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
Nêu những tính chất chung của các phép biến hình đã học ?
Dẫn dắt : Tất cả các phép biến hình đã học có chung tính chất bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì gọi chung là phép dời hình.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS nêu khái niệm phép dời hình.
Cho phép dời hình F : F(M) = M’ , F(N) = N’ thì MN = M’N’.
- Một số phép dời hình : Phép đồng nhất ,Phép tịnh tiến , đối xứng trục , đối xứng tâm , phép quay.
- HS nghiên cứu VD1 (SGK).
+ Phép đối xứng trục -> Phép quay.
+ Phép đối xứng trục.
- Giải dưới sự định hướng của giáo viên.
+ Vẽ hình(SGK).
A ________ D ___________D
B ________ A ___________ C
O ________ O ___________ O
+ Kết luận : Vậy ảnh của các điểm A ,B ,O qua phép dời hình đã cho là D , C , O.
HS nghiên cứu VD2/SGK
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về phép dời hình
Phép dời hình F : F(M) = M’ , F(N) = N’ thì ta sẽ có điều gì ?
- Nêu các phép dời hình mà chúng ta đã học ?
- Chú ý cho HS : Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp 2 phép dời hình cũng là 1 phép dời hình.
- Yêu cầu HS nghiên cứu VD1 (SGK).
Hỏi thêm : Hãy nêu phép dời hình :
+ Biến ABC thành A’B’C’ ( Hình 1.39)
+ Biến ngũ giác MNPQR thành ngũ giác M’N’P’Q’R’ .
/SGK : Yêu cầu HS giải , để thời gian cho hs suy nghĩ và làm.
Hướng dẫn :
+ Xác định ảnh của A , B , O qua phép ?
+ Sau đó tiếp tục tìm ảnh của các điểm trên qua ĐBD ?
- Yêu cầu HS nghiên cứu VD2/SGK.
HOẠT ĐỘNG 2. TÍNH CHẤT
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghiên cứu các tính chất của phép dời hình + Nhắc lại.
- HS chứng minh :
Ta có :
A’B’ = AB ; B’C’ = BC ; A’C’ = AC.
=> A’B’ + B’C’ = AB + BC = AC = A’C’
=> A’ , B’ , C’ thẳng hàng và B’ nằm giữa A’,C’.
- Trả lời miệng : Theo tính chất 1 , ta có M’ nằm giữa A’ , B’ và M’A’ = M’B’ , suy ra M’ là trung điểm A’B’.
- Tiếp thu và ghi nhớ.
- Nghiên cứu VD3/SGK .
- Quan sát hình 1.46/SgK .
- Thảo luận theo nhóm và nộp kết quả.
+ và ĐEF .
+ ĐEF , , ĐHF .
+ ĐIH , .
…………………………………….
- Yêu cầu Nghiên cứu các tính chất của phép dời hình + Nhắc lại.
- Chứng minh tính chất 1:
Yêu cầu HS chứng minh dựa vào gợi ý /SGK :
Giả sử B nằm giữa A ,C. Gọi A’,B’,C’ lần lượt là ảnh của A ,B ,C qua phép dời hình F.
+ Theo định nghĩa phép dời hình ta có những đoạn thẳng nào bằng nhau ?
+ Dựa vào tính chất :
B nằm giữa A ,C AB + BC = AC .
- Hệ quả tính chất 1 . Yêu cầu hs làm /SGK.
- Chú ý /SgK . GV nhấn mạnh cho HS.
- VD3/SGK : Yêu cầu HS nghiên cứu và giải thích lại.
/SGK :
- Vẽ lại hình 1.46 lên bảng.
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm .
- Nộp kết quả theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG 3. KHÁI NIỆM HAI HÌNH BẰNG NHAU.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nắm bắt vấn đề , hình thành định nghĩa hai hình bằng nhau.
- Nêu và ghi nhớ định nghĩa.
- Nghiên cứu VD4/SGK
Trả lời (Hình 1.48) : Đối xứng trục d + Phép tịnh tiến theo vectơ .
- Làm /SGK :
+ Vẽ hình .
+ Thảo luận nhóm
+ Đưa ra kết quả :Phép đối xứng tâm I.
- Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết phép dời hình biến 1 tam giác thành tam giác bằng nó. Người ta cũng CM được rằng với 2 tam giác bằng nhau luôn có 1 phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia. Vậy 2 tam giác bằng nhau khi và chỉ khi có 1 phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia.Người ta dùng tiêu chuẩn đó để định nghĩa 2 hình bằng nhau.
- Từ đó, hãy cho biết thế nào là 2 hình bằng nhau
- Yêu cầu HS nghiên cứu VD4/SGK
Hỏi: - Tìm phép dời hình trong Hình 1.48
- /SGK :
Sử dụng định nghĩa về 2 hình bằng nhau , ta cần tìm 1 phép dời hình biến hình thang AEIB thành hình thang CFID.
IV. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP :
- Định nghĩa phép dời hình ?
- Các tính chất của phép dời hình ?
- Khái niệm hai hình bằng nhau ?
IV. BTVN VÀ DẶN DÒ :
- Học bài : Các định nghĩa , tính chất + Các Ví dụ và hoạt động .
- Làm các bài tập 1, 2 , 3 /SGK.
- Các bài tập 1.19 -> 1.22 / Trang 28 /SBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 6.doc