Giáo án Hình học 6 học kỳ II Trường THCS Tân Lập

I. MỤC TIÊU

 - Học sinh hiểu về mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho

- Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác

 - Nhận biết nữa mặt phẳng

- Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.

 - Cẩn thận khi vẽ hình.

II. CHUẨN BỊ

1. Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT

2. Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành

3. ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định

 6A1 6A2 6A3

2. Bài cũ: ( Không)

3. Bài mới.Chương I các bạn đã học về đọan thẳng. Tiếp theo mời các bạn sang chương II Góc.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 6 học kỳ II Trường THCS Tân Lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 16 Ngày sọan: 14/01/08 Ngày dạy: Chương II. GÓC §1..NỬA MẶT PHẲNG MỤC TIÊU - Học sinh hiểu về mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho - Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác - Nhận biết nữa mặt phẳng - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. - Cẩn thận khi vẽ hình. CHUẨN BỊ Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định 6A1…………………… 6A2………………… 6A3………………… Bài cũ: ( Không) Bài mới.Chương I các bạn đã học về đọan thẳng. Tiếp theo mời các bạn sang chương II Góc. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cho HS hiều về hình ảnh Vẽ một đường thẳng và đặt tên Vẽ hai điểm thuộc đường thẳng, hai điểm không thuộc đường thẳng, vừa vẽ vừa đặr tên cho điểm -GV: Điểm và đường thẳng là hai hình cơ bản, đơn giản nhất. Hình vừa vẽ gồm 4 điểm và một đường thẳng cùng được vẽ trên mặt phẳng, hoặc trên trang giấy. Mặt bảng,mặt trang giấy cho ta hình ảnh của một mặt phẳng -GV: Đường thẳng có giới hạn không -GV: Đường thẳng a bạn vừa vẽ đã chia mặt bảng thành mấy phần -GV: Chỉ rõ hai nửa mặt phẳng -HS: Hai em lên bảng vẽ hình. Đường thẳng không có giới hạn, ta có thể kéo dài về hai phía. Đường thẳng a chia mặt bảng thành hai phần (còn gọi là hai nữa) Hoạt động 2. NỬA MẶT PHẲNG- TIA NẰM GIỮA HAI TIA -GV: Giới thịêu về mặt phẳng -Mặt trang giấy, mặt bảng, mặt tường phẳng, mặt nước lặng sóng… là hình ảnh của mặt phẳng Mặt phẳng có giới hạn không? -GV: Cho Ví dụ về hình ảnh mặt phẳng trong thực tế. - -GV: Đường thẳng a trên mặt phẳng của bảng chia mặt phẳng thành hai phần riêng biệt, mỗi phần được coi là một nửa mặt phẳng bờ a. GV(?) Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? (GV: Chuyển sang phần b) GV: Nửa mặt phẳng bờ a GV: Nêu khái niệm ( SGK) -Chỉ rõ nữa mặt phẳng bờ a trên hình ? -GV: Vẽ đường thẳng xy. Chỉ rõ từng nữa mặt phẳng bờ xy trên hình? 1. Nửa Mặt Phẳng bờ a. Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía. -HS: Trà lời. HS: 1 em đứng lên cho ví dụ. Ví dụ: Mặt bàn phẳng … HS: Lên bảng thực hiện cả lớp theo dõi nhận xét. -GV: (Nêu) Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai mặt phẳng đối nhau. Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. Đó là chú ý cần ghi nhớ. -Yêu cầu HS : Ghi vở, “Phần GV nêu” -GV: Để phân biệt hai nửa mặt phẳng chung bờ người ta thường đặt tên cho nó. -GV: Vẽ 2 điểm M, N như hình -Cách gọi tên nửa mặt phẳng Gv:Nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm N (?) Tương tự em hãy gọi tên nửa mặt phẳng bờ a còn lại trên hình vẽ? GV: bổ sung hai điểm cùng phía và khác phía GV: Tương tự Xem hình vẽ (dưới) Chỉ rõ và đọc tên nửa mặt phẳng trên hình vẽ? Ghi nhớ. Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai mặt phẳng đối nhau. Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau Nửa Mặt Phẳng (II) là mặt phẳng bờ a chứa điểm N, hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điềm M Nửa Mặt Phẳng bờ xy chứa điểm E, hoặc nửa mặt phẳng bờ xy không chứa điềm F Nửa Mặt Phẳng bờ xy chứa điểm F, hoặc nửa mặt phẳng bờ xy không chứa điềm E -GV: Yêu cầu : + Vẽ 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc + Lấy hai điểm M trên tia Ox và điểm N trên tia Oy. M và M không trùng với O. -Vẽ đoạn thẳng MN. Quan sát hình 1 và cho biết tia Oz có cắt đoạn MN không Ở hình 1: Tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa hai tia Ox và Oy Ở Hình 2, 3 tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không? Vì sao? 2. Tia nằm giữa hai tia. Ở hình 2 tia Oz không cắt đoạn thẳng MN nên tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy Ở Hình 3, tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại O => Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy. Củng cố dặn dò: BT 2, 3. Trả lời câu hỏi Điền vào chổ trống trên bảng phụ a. nửa mặt phẳng đối nhau. b. cắt đọan thẳng AB. Dặn dò: - Học kỹ lý thuyết - Làm các bài tập SGK: 4,5(Tr73) 5. Rút kinh nghiệm Tuần 21 Tiết 17 Ngày sọan: 14/01/08 Ngày dạy: §2 GÓC MỤC TIÊU - Học sinh hiểu về mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho - Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác - Nhận biết nữa mặt phẳng - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. - Cẩn thận khi vẽ hình. CHUẨN BỊ Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định 6A1…………………… 6A2………………… 6A3………………… Bài cũ: GV: Nêu câu hỏi kiểm tra. Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? Thé nào là hai mặt phẳng đối nhau? Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm O = aa’ chỉ rõ hai mặt phẳng có bờ chung là aa’? Vẽ 2 tia Ox, Oy Trên hình vẽ có những tia nào? các tia có đặc điểm gì? GV: Cho điểm. Một HS lên bảng kiểm tra. Tia Oa, Ob đối nhau chung gốc O.Hai tia Ox, Oy chung gốc O 1 HS khác đánh giá Bài mới. Hai tia chung góc tạo thành ột hình, hình đó là góc. Đó là nộidung của bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM GÓC GV: Yêu cầu Hs nêu lại định nghĩa góc Hs: Nêu định nghĩa góc GV: Treo hình góc xOy lên bảng. Điểm O là đỉnh,Ox, Oy là cạnh của góc Đọc là: Góc xOy ( Hoặc góc yOx hoặc góc O) Kí hiệu: xOy Định nghĩa góc - Góc là hình gồm hai tia chung gốc - Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc. Còn có kí hiệu là: xOy, yOx, O Ở hình trên người ta còn gọi là góc MON, NOM Lưu ý: đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn 2 chữ bên cạnh. GV: Yêu cầu: Mỗi em hãy vẽ hai góc và đặt tên, viết kí hiệu góc. GV: quay lại hình Em hãy cho biết ở hình này có góc nào không? Nếu có hãy chỉ rõ. Góc aOa’ có đặc điểm gì? GV: Góc đó là góc bẹt. Vậy góc bẹt là góc như thế nào? Ta sang phẩn 2 Lưu ý: đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn 2 chữ bên cạnh. Có góc aOb, Có hai tia Oa, Ob Trên hình Có hai tia Oa và Ob đối nhau. Hoạt động 2. TÌM HIỂU GÓC BẸT -GV:Góc bẹt là góc có đặc điểm gì? -GV: Yêui cầu HS Hãy vẽ 1 góc bẹt, đặt tên HS: Nêu định nghĩa góc bẹt. Là góc có 2 cạnh là hai tia đối nhau. GV: (?) Nêu cách vẽ một góc bẹt? GV: Tìm những góc bẹt trong thực tế. GV: Đưa hình ? Trên hình có những góc nào? đọc tên? Để vẽ góc ta nên vẽ như thế nào? Ta chuyển sang phần 3. 2. Góc bẹt Định nghĩa Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. -HS: có thể đưa ra góc do hai kim đồng hồ tạo thành lúc 6 giờ. Trên hình có 3 góc: xOy; yOz; xOz Hoạt động 3. VẼ GÓC – ĐIỂM NẰM TRONG GÓC GV: Để vẽ một góc xOy ta vẽ lần lượt như thế nào? -GV: vẽ -Yêu cầu HS vẽ theo : Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy Cả lớpVẽ góc xOy vào vở -GV: Yêu cầu HS làm bài tập Vẽ góc aOc, tia Ob nằm giữa hai tia Oa, Oc Hỏi trên hình có mấy góc. Gọi tên? Vẽ góc bẹt mOn, vẽ tia Ot, Ot’. Kể tên một số góc trên hình. Hai HS lên bảng, mỗi em làm một câu . Để thể hiện rõ góc mà ta đang xét, người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc . Để dễ phân biệt các góc chung đỉnh, ta còn có thể dùng kí hiệu chỉ số. VD: O1 ……………………… Bài tập. a) Hoạt động 4. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC -GV: Ở góc xOy, lấy điểm M (như hình vẽ) ta nói M là điểm nằm bên trong xOy. Vẽ tia OM. Hãy nhận xét trong 3 tia Ox, OM, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại.? Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Ở hãy lấy điểm M trong góc bOc, điểm K trong góc aOc. GV: Nhận xét hình vẽ của HS 4. điểm nằm trong góc Vậy điểm M là điểm nằm trong xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó ta còn nói tia OM là tia nằm trong góc xOy Chú ý: Khi hai cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc Củng cố – Dặn dò: Câu hỏi củng cố: -Nêu định nghĩa góc -Nêu dịnh nghĩa góc bẹt Dặn dò : học bài. Làm BT 6, 8,9, 10 (SGK) 5. Rút kinh nghiệm DUYỆT GIÁO ÁN Ngày tháng 01 năm 2008 ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 22 Tiết 18 Ngày sọan: 20/01/08 Ngày dạy: §3. SỐ ĐO GÓC MỤC TIÊU HS công nhận mỗi góc có một số đo xáx định, số đo của góc bẹt là 1800 HS biết định nghĩa góc vuông. Biết đo góc bằng thước đo góc Biết so sánh hai góc. Cẩn thận khi đo góc, so sánh hai góc CHUẨN BỊ Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu Bảng phụ chứa hình Thước đo góc TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định 6A1…………………… 6A2………………… 6A3………………… Bài cũ: GV: Nêu câu hỏi kiểm tra Vẽ 1 góc và đặt tên. Chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc.? Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của góc đặt tên tia đó? Hỏi trên hình vẽ có mấy góc.? Viết tên các góc đó.? GV Nhận xét HS lên bảng kiểm tra Giả sử vẽ hình Đỉnh O, hai cạnh Ox và Oy Hình vẽ có 3 góc là: xOy xOz zOy Bài mới. Trên hình bạn vừa vẽ ta thấy có ba góc, làm thế nào để biết chúng bằng nhau ? Muốn trả lời câu hỏi đó chúng ta phải dựa vào đại lượng “Số đo góc” mà bài hôm nay sẽ học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. ĐO GÓC GV: Vẽ góc xOy. Để xác định số đo góc ta dùng bằng một dụng cụ là thước đo góc. (?) Quan sát thước đo cho thầy biết nó có cấu tạo như thế nào? Yêu cầu Trả lời câu hỏi: + Dụng cụ đo : Thước đo góc là một nửa hình tròn chia thành 180 phầmn bằng nhau được ghi từ 0 đến 180 các số ghi từ 0 -> 180 theo hai vòng trái ngược nhauTâm của nửa hình tròn là tâm của thước. GV: Hãy đọc SGK và cho thầy biết đơn vị của số đo góc là gì? GV: Giới thiệu cách đo góc cho HS nắm. GV: Yêu cầu HS nêu lại cách đo góc. Hai HS nhắc lại . Ghi vở GV: Cho các góc sau hãy xác định số đo của các góc.( Treo bảng phụ) GV: Gọi hai HS khác lên bảng đo lại GV: (?) Sau khji đo ta thấy mỗi góc có mấy số đo .Số đo của góc bẹt có bao nhiêu độ.? GV: Yêu cầu HS đọc nhận xét 1. Đo góc Dụng cụ đo: Thước đo góc, thước đo độ Là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau được ghi từ 0 đến 180. Các số được ghi thành hai vòng để tiện khi đo. Tâm của nửa hình tròn là tâm của thước. Đơn vị đo góc là độ, đơn vị nhỏ hơn là phút, giây. 1 độ kí hiệu là 1o ; 1 phút là 1’; 1 giây là 1’’ 1o = 60’ 1’ = 60’’ Ví dụ: 35 độ 20 phút: 35o20’ Cách đo: (SGK) -Đặt thước sao cho tâm thước trùng với đỉnh O và 1 cạnh (Ox) đi qua vạch O của thước. -Cạnh kia (Oy) nằm trên nửa mặt phẳng chứa thước đi qua vạch 60. Ta nói góc xOy có số đo là 60o. Số đo góc xOy bằng 60 kí hiệu xOy = 600 Nhận xét: Mỗi góc có một số đo, số đo của góc bẹt là 180 độ. Số đo của một góc không vượt quá 1800 Hoạt động 2. SO SÁNH HAI GÓC GV: Cho 3 góc sau Hãy xác định số đo của chúng GV: Cho HS so sánh các góc vừa tìm được GV: Vậy để so sánh hai gócc ta so sánh điều gì? HS Trả lời. Cả lớp lắng nghe và ghi vở. GV:?2 cho HS đọc và kiểm tra góc BAI và góc IAC có bằng nhau không. Hs :Lên bảng kiểm tra các em khác tự làm và nhận xét. GV-HS nhận xét bài làm. 2. So Sánh Hai Góc Ô1 = 45O Ô2 = 90O Ô3 = 135O Ta có Ô1 < Ô2 < Ô3 Để so sánh hai góc ta so sánh số đo của chúng. Hai góc bằng nhau là hai góc có số đo bằng nhau. Góc nào có số đo lớn thì góc đó lớn. Hai góc BAI và IAC không bằng nhau. Hoạt động 3. TÌM HIỂU GÓC VUÔNG GÓC NHỌN, GÓC TÙ GV: Treo bảng phụ chứa 3 hình lên bảng.( họat động 2) Ô1 = 45O Ô2 = 90O Ô3 = 135O HS: xem lại hình trên bảng GV: Ta nói Ô1 là góc nhọn; Ô2 là góc vuông; Ô3 là góc tù. 3. Góc vuông góc nhọn góc tù. Góc vuông là góc có số đo 900 Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900 Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 Củng cố –Dặn dò Bài 1. Cho hình vẽ. Đo các góc có trong hình So sánh các góc đó Bài 2. Muốn so sánh hai góc Ta làm thế nào? Có những lọai góc nào? Dặn dò Cần nắm đươc cách đo góc. Phân biệt các lọai góc Làm bài tập 12, 13, 15, 16, 17 ( Tr.80) Rút kinh nghiệm: Tuần 232 Tiết 19 Ngày sọan: 20/01/08 Ngày dạy: §4. CỘNG HAI SỐ ĐO GÓC MỤC TIÊU - HS nhận biết và hiểu khi nào thì xOy + yOz = xOz. HS nắm vững và nhận biết các khái niệm hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau và kề bù. - Củng cố kỹ năng sử dụng thướcđo góc tính góc nhận biết quan hệ giữa các góc. - Cẩn thận khi , chính xác CHUẨN BỊ Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu +Thước đo góc - Bảng phụ chứa hình, phiếu học tập TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định 6A1…………………… 6A2………………… 6A3………………… Bài cũ: Vẽ xOz Vẽ tia Oy nằm giữa hai cạnh của góc xOz? Dùng thước đo các góc có trong hình. Một HS lên bảng thực hiện Cả lớp làm cùng vào vở. Học sinh khác lên đo lại HS nhận xét bài làm của bạn. Bài mới. Ta hãy so sánh tổng của hai góc xOy và yOz với góc xOz xem chúng có quan hệ gì ? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. NHẬN XÉT GV: Lấy bài làm của HS Yêu cầu HS so sánh xOy+yOz và xOz? Yêu cầu HS: Một em lên bảng tính và so sánh Cả lớp vẽ hình và làm vào vở . Qua bài này em có nhận xét gì về số đo của tổng trên Yêu cầu HS nêu nhận xét SGK Cho Hs làm bài tập củng cố Với hình vẽ bên em có thể phát biểu nhận xét trên như thế nào? HS xem hình và trả lời cả lớp theo dõi câu trả lời. HS vẽ hình vào vở. Khi nào thì xOy+yOz=xOz? xOy =? yOz =? xOy+yOz = xOz xOz =? Nhận xét : Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Cho HS làm tiếp bài 18. SGK -GV đưa đầu bài lên bảng. -HS đọc rõ đề. Gv: Yêu cầu HS quan sát hình tính góc BOC? Hs: Giải GV: Đưa bài giải mẫu lên bảng. Qua bài này em nào cho thầy biết. Chỉ cần đo mấy góc thì ta biết số đo của cả ba góc? HS: Ta chỉ cần đo hai lần. Bài 3. Đưa lên bảng phụ. Cho hình vẽ. Đẳng thức sau đây viết đúng hay sai? Vì sao? xOy+ yOz = xOz. HS: Một em trả lời cả lớp theo dõi nhận xét câu trả lời. -Sai. Vì tia Oy không nằm giữa tia Ox và Oz. GV: Quay lại hình ban đầu ta có góc xOy và góc yOz là hai góc kề nhau. Bài 1. Cho hình vẽ. Vì tia OB nằm giữa hai tia OA và OB nên AOB+ BOC = AOC Bài 18. SGK Theo đầu bài ta có: Tia OA nằm giữa hai tia OB và OC. Nên: BOC = BOA+AOC Mà BOA = 45o ; AOC = 32O => BOC = 45O + 32O => BOC = 77O Bài 3. Hoạt động 2. CÁC KHÁI NIỆM HAI GÓC KỀ NHAU, PHỤ NHAU, BÙ NHAU, KỀ BÙ. GV: Yêu cầu HS tự đọc các khái niệm SGK trong thời gian 3 phút. Sau đó dưa ra câu hỏi cho các nhóm. 3 nhóm dãy 1. Thế nào là hai góc kề nhau? Vẽ hình lấy ví dụ minh họa? Chỉ rõ hai góc kề nhau trong hình? 3 nhóm dãy 2. Thế nào là hai góc phụ nhau? Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. Hai góc kề nhau: Hai góc có cùng một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm ở hai mp đối nhau có bờ là cạnh chung.Hình 24a. Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo là 900. Tìm số đo của góc phụ với góc 30o; 45o? 3 nhóm dãy 3. Thế nào là hai góc bù nhau? Cho Â=1050 ; B = 750 . Hai góc Â, B^ có bù nhau không vì sao? 3 nhóm dãy 4. Thế nào là hai góc kề bù? Hai góc kề bù có tổng bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa? HS: Các nhóm làm việc Ví dụ: góc 500 và góc 400 là hai góc phụ nhau. Hai góc bù nhau: hai góc có tổng số đo bằng 1800. Ví dụ: góc 1100 và góc 700 là hai góc bù nhau. Hai góc kề bù: Là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau.Hình 24.b Củng cố - Dặn dò BT- Hướng dẫn HS làm các bài tập 19- Cho biết hai góc kề bù xOy và yOy’ biết xOy = 1200. Tính yOy’? yOy’ = 1800 – 1200 = 600. Dặn dò: Về nhà học bài kỹ ở hai mục. Bài tập SGK 20,21,22,23 Trang 82 SGK Đọc trước bài. Vẽ góc khi biết số đo. Rút kinh nghiệm: Tuần 24 Tiết 20 Ngày sọan: 8/02/08 Ngày dạy: §5. VẼ GÓC KHI BIẾT SỐ ĐO MỤC TIÊU - HS hiểu trện nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xOy = m0. - HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo độ. - Cẩn thận khi , chính xác CHUẨN BỊ Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu +Thước đo góc - Bảng phụ chứa hình, phiếu học tập TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định 6A1…………………… 6A2………………… 6A3………………… Kết quả: BOI = 150 AOI = 450 Bài cũ: Khi nào thì xOy + yOz = xOz? Chữa bài tập 20 (Tr82 SGK). Nhận xét cho điểm Một HS lên bảng thực hiện Cả lớp làm cùng vào vở. Học sinh khác lên đo lại HS nhận xét bài làm của bạn. Bài mới. Khi có một góc ta có thể xác định số đo của góc đó. Ngược lại nếu biết số đo của một góc ta làm thế nào để vẽ được góc đó.? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. VẼ GÓC TRÊN NỮA MẶT PHẲNG GV: Cho HS đọc ví dụ 1 SGK. HS đọc ví dụ GV: Yêu cầu 1 em HS lên bảng trình bày. Một HS khác lên kiểm tra hình vẽ của bạn. GV: Thao tác lại cách vẽ góc 400 GV: Cho HS đọc ví dụ 2. Vẽ góc ABC biết ABC = 300. GV: Để vẽ góc ABC em tiến hành thế nào? GV: Gọi 1 em lên bảng vẽ. GV: Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia BC ta vẽ được mấy tia BA sao cho ABC = 300. Vẽ góc trên nữa mặt phẳng. Ví dụ 1. Cho tia Ox. Vẽ góc xOy sao cho xOy = 400 Giải: Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao cho tâm thước trùng với đỉnh O; tia Ox đi qua vạch 0 của thước. Kẻ tia Oy đi qua vạch chỉ 400 của thước. Ví dụ 2. Vẽ góc ABC biết ABC = 300. Vẽ tia BC. Vẽ tia BA tạo với tia BC góc 300. ABC là góc cần vẽ. Nhận xét: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xOy= m0 Hoạt động 2. VẼ HAI GÓC TRÊN NỬA MẶT PHẲNG GV: Cho HS đọc ví dụ 3 (SGK) GV: hướng dẫn HS phân tích và tìm ra cách vẽ hình. GV: Hướng dẫn HS lập luận trình bày lời giải. Yêu cầu HS trả lời câu c) GV: Qua ví dụ trên em rút ra được nhận xét gì? GV: Treo bảng phụ chứa hình phần nhận xét lên bảng. 2. Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng Ví dụ 3. Vẽ góc xOy = 300 Vẽ góc xOz = 750 trên cùng một nửa mặt phẳng. Có nhận xét gì về vị trí của tia Ox, Oy, Oz.Giải thích? Giải: Ta thấy tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Nhận xét: Trên cùng một nữa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox , xOy = m0; xOz = n0. Nếu m< n thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz Củng cố - Dặn dò BT- Hướng dẫn HS làm các bài tập 27- Trên cùng một nữa mặt phẳng bờ chứa tia OA, vẽ tia OB, OC sao cho BOA= 1450. COA= 550. 28-Trên mặt phẳng, cho tia Ax. Có thể vẽ được mấy tia Ay sao cho xAy = 500. Dặn dò: Về nhà học bài và Tập vẽ góc với số đo cho trước. Nhớ hai nhận xét của bài. Bài tập SGK 24,25,26,29 Trang 85 SGK Đọc trước bài. Tia phân giác của một góc. Chuẩn bị compa. Rút kinh nghiệm: Tuần 25 Tiết 21 Ngày sọan: 16/02/08 Ngày dạy: §6. TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC MỤC TIÊU - HS hiểu thế nào là tia phân giác của một góc. - HS hiểu đường phân giác của một góc là gì? - Biết vẽ tia phân giác của một góc. - Cẩn thận khi , chính xác khi vẽ, đo, gấp giấy CHUẨN BỊ Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu +Thước đo góc, com pa Bảng phụ hoạt động nhóm.Giấy gấp TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định 6A1…………………… 6A2………………… 6A3………………… Bài cũ: GV: cho HS là bài trên phiếu học tập: Cho tia Ox. Trên cùng một nữa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy, tia Oz sao cho xOy = 1000; xOz = 500. Vị trí tia Oz như thế nào với đối với tia Ox và Oy? Tính góc yOz, so sánh yOz với xOz? GV: thu bài của HS Gọi HS kiểm tra HS cả lớp làm vào phiếu học tập. HS: 1 em lên bảng vẽ hình Có tia Oy; Oz cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox Nên tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. xOz + yOz = xOy 500 + yOz = 1000 yOz = 100 – 50 = 500 Bài mới. Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy và tạo với Ox; Oy 2 góc bằng nhau, ta nói tia Oz là tia phân giác của góc xOy HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC LÀ GÌ? GV: Qua bài trên em hãy cho biết tia phân giác của một góc là một tia như thế nào? GV: ? Khi nào ta nói tia Oz là tia phân giác của góc xOy? Củng cố GV: cho HS quan sát hình vẽ. Dựa vào hình vẽ cho biết tia nào là tia phân giác của góc trên hình? GV: treo hình lên bảng Yêu cầu HS xem hình và trả lời. Tia phân giác của một góc là gì? Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Oz là tia phân giác của góc xOy Hình 1 Hình vẽ Tia Oy là tia phân giác của góc xOz Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Góc xOy = yOz = 450 Hoạt động 2. CÁCH VẼ TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC GV: Đưa ví dụ lên bảng. Vẽ tia phân giác của góc xOy có số đo bằng 640 GV: ? Tia Oz phải thỏa mãn điều kiện gì? Tia Oz phải nằm giữa hai tia Ox và Oy Đồng thời: xOz = zOy. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải cả lớp làm vào vở. GV: Gọi 1 em khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV: Giới thiệu Ngòai cách dùng thước đo góc còn một cách khác có thể xác định được tia phân giác của một góc GV: yêu cầu HS xem hình 38 SGK GV: Gọi 1 em lên vẽ tia phân giác của góc bẹt. GV: góc bẹt có mấy tia phân giác? Góc bẹt có hai tia phân giác. GV: Mỗi góc không lả góc bẹt có mấy tia phân giác? Cách vẽ tia phân giác của một góc. Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo bằng 640 Giải: Ta có xOz = zOy Mà xOz + zOy = 640 ==> xOz = = 320 Ta vẽ tia Oz nằm giữa Ox và Oy sao cho xOz = 320 Cách khác: Gấp giấy Vẽ góc xOy lên giấy trong Gấp giấy sao cho cạnh Ox trùng với cạnh Oy. Nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác. HS: Lên vẽ, Cả lớp vẽ theo và theo dõi . HS: Trả lời Có một tia phân giác Nhận xét: Mỗi góc (không là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác. Hoạt động 3. CHÚ Ý GV:trở lại hình 1 Ở trên. Có tia Oz là tia phân giác của góc xOy. GV: Vẽ đường thẳng zz’ và giới thiệu zz’ là đường phân giác của góc xOy. GV: ? Vậy đường phân giác của một góc là gì? GV: Treo hình 39 SGK Chú ý Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó. Trên hình đường thẳng mn là đường phân giác của góc xOy Củng cố – Dặn dò: Hướng dẫn HS làm các bài tập 31, 32 SGK 31- Vẽ góc xOy có số đo 1260 Vẽ tia phân giác của góc xOy ở câu a. 32- c, d Dặn dò: Nắm vững tia phân giác của một góc, đường phân giác của một góc Làm các bài tập 30, 33,34,35,36 SGK Trang 87. Rút kinh nghiệm: DUYỆT GIÁO ÁN Ngày tháng 02 năm 2008 Tuần 26 Tiết 22 Ngày sọan: 16/02/08 Ngày dạy: LUYỆN TẬP MỤC TIÊU - Kiểm tra và khắc sau kiến thức về tia

File đính kèm:

  • docT1.doc