Tiết 21 :
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là tia phân giác của một góc, đường phân giác của góc.
- Biết vẽ tia phân giác của góc. Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo góc
II.CHUẨN BỊ:
- GV : phấn màu, thước đo góc, giấy trắng.
- HS : thước đo góc, giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : Giải bài tập tương tự bài 27 tr 85
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình hoc 6 tiết 21 đến 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy 24 Ngày soạn : Ngày dạy :
Tiết 21 :
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là tia phân giác của một góc, đường phân giác của góc.
- Biết vẽ tia phân giác của góc. Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo góc
II.CHUẨN BỊ:
- GV : phấn màu, thước đo góc, giấy trắng.
- HS : thước đo góc, giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : Giải bài tập tương tự bài 27 tr 85
B. Giảng bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
- Cho HS giải bài tập sau trên bảng phụ : Cho tia Oz, trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Ox và Oy sao cho yOz =450 và zOx = 450.
- Giới thiệu tia phân giác của một góc
HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ tia phân giác của một góc
- Nêu ví dụ
- Hướng dẫn HS lập luận :Ta có xOy = 640
mà tia Oz là tia phân giác của xOy
nên xOz = zOy =
- Hướng dẫn cách xác định tai phân gióac bằng cách gấp giấy như SGK.
- Mỗi góc (không phải là góc bẹt) có mấy tia phân giác ?
Hoạt động 3 : chú ý
- Cho góc bẹt xOy, vẽ tia phân giác của góc này ?
- Nêu chú ý như sgk
- Vẽ hình theo yêu cầu của bài tập
- Đọc định nghĩa tia phân gíac của một góc.
- Ghi ví dụ
- Nghe GV hướng dẫn và vẽ hình
- Quan sát và gấp theo
- Một tia phân giác.
- Vẽ hình
- Ghi tập
1/ Tia phân giác của một góc:
Định nghĩa : là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau
2/ Cách vẽ tia phân giác của một góc :
Ví dụ : Vẽ tia phân giác Oz của xOy có số đo 640
Nhận xét: Mỗi góc (không phải là góc bẹt ) chỉ có một tia phân giác.
3/ Chú ý:
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó
IV. CỦNG CỐ : Bài tập 30 tr 87 sgk
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Nắm rõ cách vẽ một tia phân giác
- Học thuộc định nghĩa
- BTVN : 31; 32; 33; 34 tr 87 sgk
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần dạy 25 Ngày soạn : Ngày dạy :
Tiết 22 :
I. Mục tiêu:
- CỦNG cố và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của góc.
- Rèn kỹ năng giải bài tập về góc, kỹ năng áp dụng tính chất về tia phân gíac của một góc
II. Chuẩn bị:
- GV: phấn màu, thước đo góc.
- HS: SGK, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu khái niện tia phân giác của một góc ?
- Giải bài tập 31 tr 87 sgk
B. Giảng bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Bài 33 tr 87 sgk
- Gọi một HS đọc đề và vẽ hình
- Vẽ Góc x’Oy kề bù với góc xOy vẽ như thế nào ?
- Vẽ tia Ot ?
- Làm sao tính được góc x’Ot ?
Bài 34 tr 87 sgk
- Gọi một HS đọc đề và vẽ hình
- Tính góc x’Ot ?
- Tính góc xOt’ ?
- Tính góc tOt’?
- Đọc đề
- HS khác vẽ hình
- Tìm xOt ,vì kề bù với x’Ot
- Giải bảng
- Đọc đề
- HS khác vẽ hình
- Trả lới, giải bảng
- Trả lới, giải bảng
- Trả lới, giải bảng
tOt’ = t’Oy + yOt.
Luyện tập:
Bài 33 tr 87 sgk
Vì Ot là tia phân giác của góc xOy
Nên xOt = tOy = xOy:2 =1300:2 = 65o.
mà xOt + tOx’ = 1800 (hai góc kề bù)
650 + tOx’ = 1800
tOx’ = 1800-650=1150
vậy tOx’=1150
Bài 34 tr 87 sgk
Vì Ot là tia phân giác của góc xOy
nên: xOt = tOy = xOy : 2 =1000:2=500
Mà xOt + x’Ot = 1800 (2 góc kề bù)
500 + x’Ot = 1800
x’Ot = 1800-500=1300
Ta có:
x’Oy + yOx =1800 ( haigóc kề bù)
x’Oy + 1000 = 1800
x’Oy = 1800-1000=800
mà Ot’ là tia phân giác của x’Oy
nên x’Ot’ = t’Oy = x’Oy :2 =400
Vậy xOt’ = xOy + yOt’
= 1000 + 400 = 1400
Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ot’ và Ot nên:
t’Oy + yOt = t’Ot
t’Ot = 500 + 400 = 900
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- BTVN : 35,36, 37 tr 87 sgk
- Chuẩn bị tiết sau thực hành đo góc trên mặt đất ( đọc trước bài 7 )
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần dạy 26+27 Ngày soạn : Ngày dạy :
Tiết 23 +24 :
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách đo góc trên mặt đất
- Sử dụng dụng cụ đo góc trên mặt đất thành thạo
II. Chuẩn bị:
- GV: Giác kế, cọc tiêu.
- HS: ghế ngồi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : CÁCH ĐO GÓC
- Trình bày cách đo góc trên mặt đất
HOẠT ĐỘNG 2 : THỰC HÀNH
Cho từng nhóm HS thực hành
- Lắng nghe và quan sát cách thực hiện
- Thực hành đo góc
1/ Cách đo góc trên mặt đất :
Giả sử can đo góc ABC trên mặt đất như hình vẽ trong sgk
Bước 1 : đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn name ngang và tâm của nó name trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ABC
Bước 2 : Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu ở A và hai khe thẳng hàng
Bước 3 : Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở Biểu thức đại số qua hai khe thẳng hàng
Bước 4 : Đọc số đo độ của góc ABC trên mặt đĩa
2/ Thực hành :
Học sinh thực hành theo nhóm
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Đọc trước bài 8 : Đường tròn
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần dạy 28 Ngày soạn : Ngày dạy :
Tiết 25 :
I-Mục tiêu:
- Hiểu đường tròn , hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính là gì
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa vẽ đường tròn
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình.
II-Chuẩn bị:
- GV : SGK, bảng phụ ghi cách làm VD 1 và 2, compa, thước thẳng.
- HS: SGK, bảng nhóm, compa, thước thẳng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Đường tròn và hình tròn
- Hãy nêu một vài ví dụ trong thực tế mà em thấy nó có hình tròn ?
- Để vẽ đường tròn, ta dùng dụng cụ là compa.
- Đưa hình 43 lên bảng,
- Gọi HS vẽ một đường tròn với bán kính tuỳ ý
- Vậy thế nào là một đường tròn?
- Giới thiệu các khái niệm điểm nằm trên, trong, ngoài đường tròn
- Nếu lấy thêm nhiều điểm nằm trên ( như M ), trong ( như N ) đường tròn và lấp đầy hết thì hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó gọi là hình tròn.
HOẠT ĐỘNG 2 : Cung và dây cung
- Yêu cầu HS vẽ đường tròn tâm O và lấy hai điểm A và B
- Giối thiệu cung
- Lấy thêm hai điểm C và D nằm trên đường tròn tâm O .Giới thiệu dây cung CD và đường kính AB
HOẠT ĐỘNG 3 : Một công dụng khác của compa
- Vẽ hai đoạn thẳng AB và CD lên bảng, yêu cầu HS tự xem SGK rồi so sánh AB và CD.
- Vẽ tiếp MN cho HS dùng compa so sánh như VD 2 sgk
-Hình tròn như : mặt trăng, vành xe, vòng….
- Quan sát GV giới thiệu compa
- HS vẽ hình vào tập
- Nêu định nghĩa
- Nghe nêu khái niệm và ghi tập.
- Nêu đ/n hình tròn.
- Vẽ hình.
- Ghi tập
- Ghi tập
- Đọc sgk và thực hiện phép so sánh
- Tiếp tục thực hiện
1)Đường tròn và hình tròn
Định nghĩa :
Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O ; R )
a M là điểm nằm trên ( thuộc ) đường tròn
a N là điểm nằm bên trong đường tròn
a P là điểm nằm bên ngoài đường tròn
Định nghĩa hình tròn :
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó .
2/ Cung và dây cung:
Hai điểm A, B chia đường tròn thành hai phần. Mỗi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung)
Hai điểm A, B là hai mút của cung.
Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung. Dây đi qua tâm gọi là đường kính.
Đường kính gấp đôi bán kính
3/ Một công dụng khác của compa:
VD1:
VD2:
IV. CỦNG CỐ : bài 39 tr 92 sgk
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Học thuộc bài
- BTVN : 38; 40; 41 tr 92 sgk
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- hinh hoc 6 2125.doc