Giáo án Hình học 6 - Tuần 11, tiết 11 - Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Học sinh.biết trên tia Ox , có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) và(m > 0)

2.Kĩ năng :

- Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

3.Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và đo.

II. Chuẩn bị:

1 . Thầy: Bảng phụ, phấn màu,thước cuộn.

2. Trò: Ôn tập về độ dài đoạn thẳng, và bài mới

III. Phương pháp:

Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở, giải quyết vấn đề.

IV.Tiến trình lên lớp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tuần 11, tiết 11 - Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11 – Tiết:11 Ngày soạn : 25/10/2010 BÀI 9 : VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Học sinh.biết trên tia Ox , có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) và(m > 0) 2.Kĩ năng : - Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước 3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và đo. II. Chuẩn bị: 1 . Thầy: Bảng phụ, phấn màu,thước cuộn. 2. Trò: Ôn tập về độ dài đoạn thẳng, và bài mới III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở, giải quyết vấn đề. IV.Tiến trình lên lớp: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài (5 p’) GV:Nêu yêu cầu kiểm tra - Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng ? So sánh hai đoạn thẳng ta làm như thế nào ? Nhận xét và cho điểm các học sinh HS: Chú ý theo dõi HS: Lên bảng kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên ¿ ĐÁP : à Cách đo:   Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm của đoạn thẳng sao cho một điểm trùng với vạch số 0 .   Xem điểm còn lại trùng với vạch nào của thước. à So sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng. Hoạt động2: Vẽ đoạn thẳng trên tia ( 20 p’ ) GV: ĐVĐ như sgk GV: Nêu ví dụ 1 sgk/ 122 - Trên tia Ox , hãy vẽ điểm M sao cho OM = 4 cm ? Và nêu cách vẽ ? GV: Nhận xét và chốt lại cách vẽ cho cả lớp. - Trên tia Ox bao giờ chúng ta cũng vẽ được mấy điểm M ? GV: Chốt lại và ghi nội dung nhận xét lên bảng. - Hãy đọc ví dụ 2 và quan sát hình 57, 58 sgk/ 123. GV: Hướng dẫn cụ thể trên bảng. Treo bảng phụ nội dung ví dụ 2. GV: Nhận xét cách thực hiện của học sinh. GV: Để củng cố cách vẽ, yêu cầu cả lớp thực hiện BT - Cho đoạn thẳng EF. Hãy dùng compavẽ đoạn thẳng IK sao cho EF = IK ? Nhận xét HS: Chú ý theo dõi HS :Chú ý theo dõi ví dụ HS :Tự thực hiện vẽ HS1: Lên bảng thực hiện ùHS: Còn lại chú ý, nêu nhận xét. HS: Quan sát hình vẽ sgk và nêu được :…một điểm M sao cho OM = a( đơn vị dài ùHS: Ghi nhanh vào vỡ. HS: Đọc ví dụ 2 sgk/ 123 Theo dõi GV hướng dẫn Tìm hiểu đề và dùng compa thực hiên HS2: Lên bảng dùng compa thực hiện vẽ lại và nêu tóm tắt cách vẽ. HS: Chú ý đọc kĩ yêu cầu đề BT, vẽ vào vỡ. HS3: ( khá) lên bảng thực hiện, còn lại theo dõi , nhận xét. 1.Vẽ một đoạn thẳng trên tia: Ví dụ 1: Cách vẽ: + Đặt cạnh của thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia. + Vạch số 2(cm) của thước cho ta điểm M. Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ. * Nhận xét: - Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM= a ( đơn vị dài) Ví dụ 2: Cách vẽ: - Vẽ tia Cy bất kỳ (h.56) Khi đó, ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD. Ta vẽ mút D như sau: - Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước (h.57) - Giữ độ mở compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D (h.58) và CD là đoạn thẳng phải vẽ. Hoạt động 3: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia ( 14 p’ ) GV: Nêu nội dung ví dụ ra bảng phụ, yêu cầu cả lớp gấp sgk lại vàthực hiện theo nhóm (2p’) - Trên tia Ox,hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm. ON = 3cm. Trong ba điểm O, M, N, Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Trên tia Ox, OM = a, ON = B (h.60) nếu O < a < b thì điểm M ntn với hai điểm O và N ? GV:Nhận xét vàlưu ý thêm:Ta có thể vẽ được nhiều đoạn thẳng trên tia. HS: Tìm hiểu nội dung ví dụ và thực hiện nhóm ( 2p’). HS4: Lên bảng thực hiện - Thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N . HS: Chú ý theo dõi nhận xét Ví dụ : Sau khi vẽ hai điểm M và N (h.59) Ta thấy điểm M nằm giữa hai điểm O và N (vì 2cm < 3cm ) Nhận xét : Trên tia Ox, OM = a, ON = B (h.60) nếu O < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. Hoạt động 4: Củng cố ( 5P’) - Ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng trên tia khi biết độ dài của chúng ? Để vẽ thì chúng ta dùng dụng cụ gì ? GV: Nhận xét Làm bài tập 53 sgk/ 124 GV: Hỏi gợi ý chung + Khi điểm M nằm giữa hai điểm O và N thì ta có MN =? Nhận xét và sửa sai (nếu có) HS: Đứng tại chổ trả lời - Ta có thể vẽ được 1, 2, 3 . . . đoạn thẳng trên tia khi biết độ dài của chúng. Dùng thước hoặc com pa để vẽ. HS:Nhận xét ,bổ sung ( nếu có ) HS: Tìm hiểu đề và thực hiện theo nhóm ( 2p’) HS: Đại diện nhóm lên bảng thực hiện HS: Còn lại chú ý, nhận xét. Các nhóm chưa hoàn thành ghi bài vào vỡ. Bài tập 53/124 Do M nằm giữa hai điểm O vàM nên ta có: OM + MN = ON MN = ON – OM MN = 6 – 3 = 3 (cm) Vậy OM và MN bằng nhau. Hoạt động 5: Hướng dẫn học – làm bài ở nhà (1 P’) - Làm bìa tập 54, 55, 56, 59 sgk/ 124 - Chuẩn bị bài: Trung điểm của đoạn thẳng. IV. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Ngày 28/10/2010 Tổ trưởng Lê Văn Út

File đính kèm:

  • docHH6-T11-T11.doc
Giáo án liên quan