I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu về mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho
- Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác
2. Kỹ năng: - Nhận biết nữa mặt phẳng
- Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
3. Thái độ - Cẩn thận khi vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ
1. Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT
2. Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành
3. ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định
2. Bài cũ: ( Không)
3. Bài mới.Chương I các bạn đã học về đọan thẳng. Tiếp theo mời các bạn sang chương II Góc.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 Tuần 20 Tiết 17 Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 17
Ngày sọan:
Ngày dạy:
CHƯƠNG II. GÓC
1. NỬA MẶT PHẲNG
MỤC TIÊU
Kiến thức: - Học sinh hiểu về mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho
- Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác
Kỹ năng: - Nhận biết nữa mặt phẳng
- Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
Thái độ - Cẩn thận khi vẽ hình.
CHUẨN BỊ
Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT
Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành
ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định
Bài cũ: ( Không)
Bài mới.Chương I các bạn đã học về đọan thẳng. Tiếp theo mời các bạn sang chương II Góc.
HOẠT ĐỘNG 1. ĐĂT VẤN ĐỀ
Cho HS hiều về hình ảnh
Vẽ một đường thẳng và đặt tên
Vẽ hai điểm thuộc đường thẳng, hai điểm không thuộc đường thẳng, vừa vẽ vừa đặr tên cho điểm
-HS: Hai em lên bảng vẽ hình.
-GV: Điểm và đường thẳng là hai hình cơ bản, đơn giản nhất. Hình vừa vẽ gồm 4 điểm và một đường thẳng cùng được vẽ trên mặt phẳng, hoặc trên trang giấy. Mặt bảng,mặt trang giấy cho ta hình ảnh của một mặt phẳng
-GV: Đường thẳng có giới hạn không
HS: Trả lời.
-GV: Đường thẳng a bạn vừa vẽ đã chia mặt bảng thành mấy phần
-HS: Trả lời.
-GV: Chỉ rõ hai nửa mặt phẳng
-HS: Xem hình
Đường thẳng không có giới hạn, ta có thể kéo dài về hai phía.
Đường thẳnng a chia mặt bảng thành hai phần (còn gọi là hai nữa)
è Bài học GV: GHI bảng
HOẠT ĐỘNG 2. NỬA MẶT PHẲNG
-GV: Giới thịêu về mặt phẳng
-Mặt trang giấy, mặt bảng, mặt tường phẳng, mặt nước lặng sóng… là hình ảnh của mặt phẳng
Mặt phẳng có giới hạn không?
-HS: Trà lời.
-GV: Cho Ví dụ về hình ảnh mặt phẳng trong thực tế.
-HS: 1 em đứng lên cho ví dụ.
-GV: Đường thẳng a trên mặt phẳng của bảng chia mặt phẳng thành hai phần riêng biệt, mỗi phần được coi là một nửa mặt phẳng bờ a.
GV(?) Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
(GV: Chuyển sang phần b)
GV: Nửa mặt phẳng bờ a
GV: Nêu khái niệm ( SGK)
-Chỉ rõ nữa mặt phẳng bờ a trên hình ?
HS: Lên bảng thực hiện cả lớp theo dõi nhận xét.
-GV: Vẽ đường thẳng xy. Chỉ rõ từng nữa mặt phẳng bờ xy trên hình?
-HS: Khác thực hiện
-GV: (Nêu) Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai mặt phẳng đối nhau. Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. Đó là chú ý cần ghi nhớ.
-HS: Ghi vở, “Phần GV nêu”
-GV: Để phân biệt hai nửa mặt phẳng chung bờ người ta thường đặt tên cho nó.
-GV: Vẽ 2 điểm M, N như hình
-Cách gọi tên nửa mặt phẳng
1. Nửa Mặt Phẳng bờ a.
Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía.
Ví dụ:
Mặt bàn phẳng …
Ghi nhớ.
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai mặt phẳng đối nhau.
Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
Gv:Nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm N
(?) Tương tự em hãy gọi tên nửa mặt phẳng bờ a còn lại trên hình vẽ?
HS: Trả lời
GV: bổ sung hai điểm cùng phía và khác phía
GV: Tương tự Xem hình vẽ (dưới)
Chỉ rõ và đọc tên nửa mặt phẳng trên hình vẽ?
HS: Tự đọc
HOẠT ĐỘNG 3. TIA NẰM GIỮA HAI TIA.
-GV: Yêu cầu :
+ Vẽ 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc
+ Lấy hai điểm M trên tia Ox và điểm N trên tia Oy. M và M không trùng với O.
-Vẽ đoạn thẳng MN. Quan sát hình 1 và cho biết tia Oz có cắt đoạn MN không
HS: Ở hình 1: Tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa hai tia Ox và Oy
Ở Hình 2, 3 tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không? Vì sao?
HS: Trả lời.
Nửa Mặt Phẳng (II) là mặt phẳng bờ a chứa điểm N, hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điềm M
Nửa Mặt Phẳng bờ xy chứa điểm E, hoặc nửa mặt phẳng bờ xy không chứa điềm F
Nửa Mặt Phẳng bờ xy chứa điểm F, hoặc nửa mặt phẳng bờ xy không chứa điềm E
2. Tia nằm giữa hai tia.
Ở hình 2 tia Oz không cắt đoạn thẳng MN nên tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy
Ở Hình 3, tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại O => Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
Củng cố dặn dò:
BT 2, 3.
Trả lời câu hỏi
Điền vào chổ trống trên bảng phụ
a. nửa mặt phẳng đối nhau. b. cắt đọan thẳng AB.
Dặn dò: - Học kỹ lý thuyết
- Làm các bài tập SGK: 4,5(Tr73)
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 20 Tiết 17
Ngày sọan:
Ngày dạy:
BÀI 2. GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu về mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho
- Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác
2. Kỹ năng: - Nhận biết nữa mặt phẳng
- Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
3. Thái độ - Cẩn thận khi vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ
1. Tài liệu tham khảo: - SGV, SGK, SBT
Phương pháp - Vấn đáp + Thực hành
ĐDDH: - Thước thẳng + Phấn màu
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định
Bài cũ:
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra.
Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
Thé nào là hai mặt phẳng đối nhau?
Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm O = aa’ chỉ rõ hai mặt phẳng có bờ chung là la aa’?
Vẽ 2 tia Ox, Oy
Trên hình vẽ có những tia nào? các tia có đặc điểm gì?
GV: Cho điểm.
Một HS lên bảng kiểm tra.
Tia Oa, Ob đối nhau chung gốc O.Hai tia Ox, Oy chung gốc O
1 HS khác đánh giá
3. Bài mới. Hai tia chung góc tạo thành ột hình, hình đó là góc. Đó là nộidung của bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 1. KHÁI NIỆM GÓC
GV: Yêu cầu Hs nêu lại định nghĩa góc
Hs: Nêu định nghĩa góc
GV: Treo hình góc xOy lên bảng.
Điểm O là đỉnh,Ox, Oy là cạnh của góc
Đọc là: Góc xOy ( Hoặc góc yOx hoặc góc O)
Kí hiệu: xOy
Định nghĩa góc
- Góc là hình gồm hai tia chung gốc
- Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
Còn có kí hiệu là: xOy, yOx, O
Ở hình trên người ta còn gọi là góc MON, NOM
Lưu ý: đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn 2 chữ bên cạnh.
GV: Yêu cầu: Mỗi em hãy vẽ hai góc và đặt tên, viết kí hiệu góc.
GV: quay lại hình
Em hãy cho biết ở hình này có góc nào không?
Nếu có hãy chỉ rõ.
Góc aOa’ có đặc điểm gì?
GV: Góc đó là góc bẹt.
Vậy góc bẹt là góc như thế nào?
Ta sang phẩn 2
HOẠT ĐỘNG 2. GÓC BẸT
-GV:Góc bẹt là góc có đặc điểm gì?
HS: Trả lời.
-GV: Yêui cầu HS Hãy vẽ 1 góc bẹt, đặt tên
-HS Tự vẽ lên giấy
HS: Nêu định nghĩa góc bẹt.
Là góc có 2 cạnh là hai tia đối nhau.
GV: (?) Nêu cách vẽ một góc bẹt?
HS: Nêu cách vẽ.
GV: Tìm những góc bẹt trong thực tế.
-HS: có thể đưa ra góc do hai kim đồng hồ tạo thành lúc 6 giờ.
GV: Đưa hình ? Trên hình có những góc nào? đọc tên?
HS: Trả lời. Trên hình có 3 góc
Để vẽ góc ta nên vẽ như thế nào?
Ta chuyển sang phần 3.
HOẠT ĐỘNG 3. VẼ GÓC. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC
GV: Để vẽ một góc xOy ta vẽ lần lượt như thế nào?
-GV: vẽ
Lưu ý: đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn 2 chữ bên cạnh.
Có góc aOb,
Có hai tia Oa, Ob
Trên hình Có hai tia Oa và Ob đối nhau.
2. Góc bẹt
Định nghĩa
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Cho hình
Trên hình có 3 góc: xOy; yOz; xOz
3. Vẽ góc
-HS: Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy
Cả lớpVẽ góc xOy vào vở
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập
Vẽ góc aOc, tia Ob nằm giữa hai tia Oa, Oc
Hỏi trên hình có mấy góc. Gọi tên?
Vẽ góc bẹt mOn, vẽ tia Ot, Ot’. Kể tên một số góc trên hình.
Hai HS lên bảng, mỗi em làm một câu .
Để thể hiện rõ góc mà ta đang xét, người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc . Để dễ phân biệt các góc chung đỉnh, ta còn có thể dùng kí hiệu chỉ số.
VD: O1……..,…,
HỌAT ĐỘNG 4. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC
-GV: Ở góc xOy, lấy điểm M (như hình vẽ) ta nói M là điểm nằm bên trong xOy. Vẽ tia OM. Hãy nhận xét trong 3 tia Ox, OM, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại.?
-HS: Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Ở hãy lấy điểm M trong góc bOc, điểm K trong góc aOc.
HS: Lên bảng vẽ hình
GV: Nhận xét hình vẽ của HS.
Bài tập.
a)
b)
4. điểm nằm trong góc
Vậy điểm M là điểm nằm trong xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó ta còn nói tia OM là tia nằm trong góc xOy
Chú ý: Khi hai cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc.
Củng cố – Dặn dò:
Câu hỏi củng cố: -Nêu định nghĩa góc
-Nêu dịnh nghĩa góc bẹt
Dặn dò : học bài. Làm BT 6, 8,9, 10 (SGK)
5. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- HINH-BAI1,2.doc