Giáo án Hình học 7

I) MỤC TIÊU :

 

1. Kiến thức :

 

HS giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh. Nêu được tính chất : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

 

2. Kỹ năng :

 

HS vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước, nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình.

 

3. Thái độ :

 

Bước đầu tập suy luận. Rèn tính cẩn thận chính xác.

 

II) CHUẨN BỊ :

 

1. Chuẩn bị của GV :

 

SGK, Giáo án, Bảng phụ, Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.

 

2. Chuẩn bị của HS :

 

Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, thước đo góc, giấy rời.

 

doc88 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình môn Hình học lớp 7 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Cả năm : 140 tiết Đại số 7 : 70 tiết Hình học 7 : 70 tiết Học kì I 19 tuần (72 tiết) 15 tuần đầu × 4 tiết = 60 tiết 4 tuần cuối × 3 tiết = 12 tiết 40 13 tuần đầu × 2 tiết = 26 tiết 2 tuần giữa × 3 tiết = 6 tiết 4 tuần cuối × 2 tiết = 8 tiết 32 13 tuần đầu × 2 tiết = 26 tiết 6 tuần cuối × 1 tiết = 6 tiết Học kì II 18 tuần (68 tiết) 14 tuần đầu × 4 tiết = 56 tiết 4 tuần cuối × 3 tiết = 12 tiết 30 12 tuần đầu × 2 tiết = 24 tiết 6 tuần giữa × 1 tiết = 6 tiết 38 12 tuần đầu × 2 tiết = 24 tiết 2 tuần giữa × 3 tiết = 6 tiết 4 tuần cuối × 2 tiết = 8 tiết PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I Tiết § Tên bài dạy Chương I ĐƯỜNG THĂNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG2 (16 tiết) 1 §1 Hai góc đối đỉnh 2 Luyện tập 3,4 §2 Hai đường thẳng vuông góc 5,6 §3 Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng 7 §4 Hai đường thẳng song song 8 Luyện tập 9 §5 Tiên đề Ơclít về đường thẳng song song 10 Luyện tập 11 §6 Từ vuông góc đến song song 12 Luyện tập 13 §7 Định lí 14 Luyện tập. 15 Ôn tập chương I 16 Kiểm tra chương I Chương II TAM GIÁC (30 tiết) 17,18 §1 Tổng ba góc của một tam giác 19,20 §2 Hai tam giác bằng nhau 21,22 §3 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c-c-c) 23, 24 §4 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh – góc – cạnh (c-g-c) 25,26 §5 Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc (g-c-g) 27 Luyện tập 28,29 Thực hành ngoài trời 30,31 Kiểm tra học kì I (Cùng với tiết 39 của Đại số để kiểm tra cả Hình học và Đại số) 32 Trả bài kiểm tra học kì I HỌC KÌ II 33, 34 Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác 35,36 §6 Tam giác cân 37,38 §7 Định lí Pytago 39,40 §8 Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông 41,42 Luyện tập 43, 43 Thực hành ngoài trời 45 Ôn tập chương với sự trợ giúp của máy tính CASIO hoặc máy tính tương đương 46 Kiểm tra chương II Chương III QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CỦA TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY TRONG TAM GIÁC. (24 tiết) 47,48 §1 Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác 49,50 §2 Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu 51,52 §3 Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác 53 Luyện tập 54 §4 Tính chất ba trung tuyến của tam giác 55 Luyện tập 56,57 §5 Tính chất tia phân giác của một góc 58 §6 Tính chất ba đường phân giác của tam giác 59 Luyện tập 60,61 §7 Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng 62 §8 Tính chất ba đường trung trực của một tam giác 63 Luyện tập 64,65 §9 Tính chất ba đường cao của tam giác 66 Luyện tập 67 Ôn tập chương 68 Ôn tập cuối năm 69 Kiểm tra cuối năm (Cùng với tiết 70 của Đại số để kiểm tra cả Hình học và Đại số) 70 Trả bài kiểm tra cuối năm Chương I ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG Ngày soạn : 15/08/09 Tiết : 01 §1. HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH –&— I) MỤC TIÊU : Kiến thức : HS giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh. Nêu được tính chất : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Kỹ năng : HS vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước, nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình. Thái độ : Bước đầu tập suy luận. Rèn tính cẩn thận chính xác. II) CHUẨN BỊ : Chuẩn bị của GV : SGK, Giáo án, Bảng phụ, Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu. Chuẩn bị của HS : Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, thước đo góc, giấy rời. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph) Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : (1 ph) Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3. Giảng bài mới : Ø Giới thiệu bài : (3 ph) GV giới thiệu chương trình Hình học lớp 7. GV nêu yêu cầu về sách vở, dụng cụ học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn Toán. Giới thiệu sơ lược về nội dung chương I : Hai góc đối đỉnh. Hai đường thẳng vuông góc. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Hai đường thẳng song song. Tiên đề Ơclít về đường thẳng song song. Từ vuông góc đến song song. Khái niệm định lí. GV : Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm đầu tiên của chương : Hai góc đối đỉnh. Ø Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔNG HỌC SINH NỘI DUNG 15’ HOẠT ĐỘNG 1 GV đưa hình vẽ hai góc đối đỉnh và hai góc không đối đỉnh (vẽ ở bảng phụ) GV: Em hãy nhận xét quan hệ về đỉnh, về cạnh của 1 và 3 ; của 1 và 2 ; của và ? GV giới thiệu : 1 và 3 có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia ta nói Ô1 và 3 là hai góc đối đỉnh. Còn ; không phải là hai góc đối đỉnh. GV : Vậy thế nào là hai góc đối đỉnh ? GV : Ghi định nghĩa trên bảng và yêu cầu HS nhắc lại. GV cho HS làm (SGK-Tr.81). GV : Cho góc, em hãy vẽ góc đối đỉnh với góc ? GV : Trên hình bạn vừa vẽ còn cặp góc đối đỉnh nào không ? GV : Em hãy vẽ hai đường thẳng cắt nhau và đặt tên các góc đối đỉnh được tạo thành. HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ. HS quan sát và trả lời : – 1 và 3 có chung đỉnh O. Cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox. Cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Ox’. (Hoặc Ox và Oy làm thành một đường thẳng, ……) có chung đỉnh M, Ma và Md đối nhau, Mb và Mc không đối nhau. không có chung đỉnh nhưng bằng nhau. HS : Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia. (SGK-Tr.81) : 2 và 4 cũng là hai góc đối đỉnh vì : Tia Oy’ là tia đối của cạnh Ox’ và Ox là tia đối của cạnh Oy. HS : Hai đường thẳng cát nhau sẽ tạo thành hai cặp góc đối đỉnh. HS1 : Góc M1 và M2 không phải là hai góc đối đỉnh vì Mb và Mc không phải là hai tia đối nhau (hoặc có thể trả lời vì Mb và Mc không tạo thành một đường thẳng) HS3 : Hai góc A và B không đối đỉnh vì hai cạnh của góc này không là tia đối của hai cạnh góc kia. HS lên bảng thực hiện và nêu cách vẽ. – Vẽ tia Ox’ là tia đối của tia Ox, vẽ tia Oy’ là tia đối cuat tia Oy. Þ là đối đỉnh với . HS : đối đỉnh với. HS lên bảng vẽ hình. là hai góc đối đỉnh. là hai góc đối đỉnh. 1. Thế nào là hai góc đối đỉnh Định nghĩa : Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia. 15’ HOẠT ĐỘNG 2 GV : Quan sát hai góc đối đỉnh 1 và 3, 2 và 4. Em hãy ước lượng bằng mắt và so sánh độ lớn của góc 1 và 3, 2 và 4, . GV : Em hãy dùng thước đo góc kiểm tra lại kết quả vừa ước lượng. GV gọi một HS lên bảng kiểm tra bằng thước đo góc. HS cả lớp tự kiểm tra hình vẽ của mình trên vở. GV : Dưa vào tính chất của hai góc kề bù đã học ở lớp 6. Giải thích vì sao 1 = 3 bằng suy luận. Có nhận xét gì về tổng 1 + 2? Vì sao ? Tương tự : 2 + 3 ? Từ (1) và (2) suy ra điều gì ? Cách lập luận như trên là ta đã giải thích 1 = 3 bằng cách suy luận. HS : …… (1 = 3 ; 2 = 4 ; ). Một HS lên bảng đo và ghi kết quả cụ thể vừa đo được và so sánh. HS cả lớp thực hành đo trên vở của mình rồi so sánh. HS : 1 + 2 = 1800 (1) (vì hai góc kề bù) 2 + 3 = 1800 (2) (vì hai góc kề bù) Từ (1) và (2), suy ra : 1 +2 = 2 + 3 Þ 2 = 3. 2. Tính chất của hai góc đối đỉnh Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 8’ HOẠT ĐỘNG 3 Củng cố, hướng dẫn giải bài tập GV : Ta có hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Vậy hai góc bằng nhau có đối đỉnh không ? GV : Đưa lại bảng phụ có vẽ các hình lúc đầu để khẳng định hai góc bằng nhau chưa chắc đã đối đỉnh. GV : Đưa bảng phụ ghi bài tập 1 (SGK-Tr.82) gọi HS đứng tại chỗ trả lời và điền vào chỗ trống. GV : Đưa bảng phụ ghi bài 2 (SGK-Tr.82) yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời và điền vào chỗ trống. HS : ………………………………… (không) Bài 1. (SGK-Tr.82) a) Góc xOy và góc x’Oy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’. b) Góc x’Oy và góc xOy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Oy. Bài 2. (SGK-Tr.82) HS2 : a) Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh. b) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph) Học thuộc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh. Học cách suy luận. Biết vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước, vẽ hai góc đối đỉnh nhau. Bài tập về nhà : Bài 3, 4,,5 (SGK-Tr.83) + Bài 1, 2, 3 (SBT-Tr83) Tiết sau luyện tập. IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : – — & – — Ngày soạn : 16/08/09 Tiết : 02 LUYỆN TẬP –&— I) MỤC TIÊU : Kiến thức : HS nắm chắc được định nghĩa hai góc đối đỉnh, tính chất : hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Kỹ năng : Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình. Vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước. Thái độ : Bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày một bài tập. II) CHUẨN BỊ : Chuẩn bị của GV : SGK, Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc. Chuẩn bị của HS : Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, thước đo góc. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph) Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : (9 ph) HS1 : Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Vẽ hình, đặt tên và chỉ ra các cặp góc đối đỉnh. HS2 : Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ? Vẽ hình ? Bằng suy luận hãy giải thích vì sao hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. HS3 : Chữa bài tập 5 (SGK-Tr.82). 3. Giảng bài mới : Ø Giới thiệu bài : Luyện tập Ø Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔNG HỌC SINH NỘI DUNG 28’ HOẠT ĐỘNG 1 Luyện tập Bài 6. (SGK-Tr.83) GV cho HS đọc đề bài 6 (SGK-Tr.83) trên bảng phụ. GV : Để vẽ hai đường thẳng cắt nhau và tạo thành góc 470 ta vẽ như thế nào ? GV gọi một HS lên bảng vẽ hình. GV : Dựa vào hình vẽ và nội dung bài toán em hãy tóm tắt nội dung bài toán dưới dạng cho và tìm. GV : Biết số đo 1, em có thể tính được 3 không ? Vì sao? Biết 1 ta có thể tính được 2 không ? Vì sao ? Dựa vào đâu để tính được 4 ? GV chú ý hướng dẫn HS cách trình bày theo kiểu chứng minh để HS quen dần với bài toán hình học. Bài 7. (SGK-Tr.83) GV cho HS hoạt động nhóm (trong 3 phút). Yêu cầu mỗi câu trả lời phải có lí do. GV cho các nhóm treo bảng nhóm, yêu cầu HS nhận xét bài làm của các nhóm. Bài 8. (SGK-Tr.83) GV cho HS làm bài 8. Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình. GV : Qua hình vẽ bài 8, em có thể rút ra nhận xét gì ? Bài 9. (SGK-Tr.83) GV yêu cầu một HS đọc đề bài. Muốn vẽ góc vuông ta làm thế nào ? Muốn vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy ta làm thế nào ? Hai góc vuông không đối đỉnh là hai góc vuông nào ? Ngoài cặp góc vuông trên em có thể tìm được các cặp góc vuông khác không đối đỉnh nữa không ? Các em đã thấy trên hình vẽ hai đường thẳng cắt nhau tạo thành một góc vuông thì các góc còn lại cũng bằng một vuông. Vậy dựa trên cơ sở nào ta có điều đó ? Em có thể trình bày một cách có cơ sở được không? GV : Yêu cầu HS nêu lại nhận xét. HS đọc đề bài và nghiên cứu đề bài : ……………………………… HS : - Vẽ góc xOy bằng 470. - Vẽ tia đối Ox’ của tia Ox. - Vẽ tia đối Oy’ của tia Oy ta được đường thẳng xx’ cắt yy’ tại O. Có một góc bằng 470. HS lên bảng vẽ hình : ® HS lên bảng tóm tắt : HS:… 1 = 3 = 470 (đối đỉnh) HS : Dựa vào hai góc kề bù. HS : Dựa vào hai hóc đối đỉnh. HS hoạt động theo nhóm bài 7. (SGK-Tr.83) : ……………………………… Hai HS lên bảng vẽ hình : HS : Hai góc bằng nhau chưa chắc đối đỉnh. HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi. HS : Vẽ tia Ax. Dùng êke vẽ tia Ay sao cho = 900 . HS : Vẽ tia đối Ax’của tia Ax Vẽ tia Ay’ là tia đối của tia Ay ta được đối đỉnh. HS : là một cặp góc vuông không đối đỉnh. HS : HS lên bảng trình bày : Có = 900 = 1800 (kề bù) Þ = 1800 – 900 = 900 = 900 (đối đỉnh) = 900 (đối đỉnh) HS : Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành môt góc vuông thì các góc còn lại cũng bằng một vuông (hay 900) Bài 6. (SGK-Tr.83) Giải : Có 1 = 3 = 470 (đối đỉnh) Có 1 + 2 = 1800 (vì kề bù) Vậy 2 = 1800 = 1 2 = 1800 – 470 = 1330. Có 4 = 2 = 1330 (đối đỉnh) Bài 7. (SGK-Tr.83) Giải : 1 = 4 (đối đỉnh) 2 = 5 (đối đỉnh) 3 = 6 (đối đỉnh) (đối đỉnh) (đối đỉnh) (đối đỉnh) (đối đỉnh) Bài 8. (SGK-Tr.83) Nhận xét : Hai góc bằng nhau chưa chắc đối đỉnh. Bài 9. (SGK-Tr.93) 5’ HOẠT ĐỘNG 2 Củng cố, hướng dẫn giải bài tập GV yêu cầu HS nhắc lại : Ÿ Thế nào là hai góc đối đỉnh Ÿ Tính chất của hai góc đối đỉnh. Ÿ GV cho HS làm bài tập 7 (Tr.74 – SBT) HS trả lời câu hỏi : ………… HS trả lời : Câu a đúng . Câu b sai (dùng hình vẽ bác bỏ câu sai). 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph) Yêu cầu HS làm lại bài 7 (SGK-Tr.83) vào vở bài tập. Vẽ hình cẩn thận. Lời giải phải nêu lí do. Bài tập về nhà : Bài 4, 5, 6 (Tr.74 – SBT). Đọc trước bài “Hai đường thẳng vuông góc”. Chuẩn bị giấy, êke. IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : – — & – — Ngày soạn : 18/08/09 Tiết : 03 §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC –&— I) MỤC TIÊU : Kiến thức : Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Công nhận tính chất : Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b ^ a. Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng. Kỹ năng : Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Thái độ : Bước đầu tập suy luận. II) CHUẨN BỊ : Chuẩn bị của GV : Giáo án, SGK, thước, êke, giấy rời. Chuẩn bị của HS : Thước, êke, giấy rời, bảng nhóm. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph) Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : (4 ph) HS : a) Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Nêu tính chất của hai góc đôí đỉnh. b) Vẽ góc = 900. Vẽ góc đối đỉnh. 3. Giảng bài mới : Ø Giới thiệu bài : (1 ph) GV : là hai góc đối đỉnh nên xx’, yy’ là hai đường thẳng cắt nhau tại A, tạo thành một góc vuông ta nói đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau. Đó là nội dung của bài học hôm nay. Ø Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔNG HỌC SINH NỘI DUNG 10’ HOẠT ĐỘNG 1 GV cho HS cả lớp làm HS trải phẳng giấy đã gấp, rồi dùng thước và bút vẽ các đường thẳng theo nếp gấp, quan sát các nếp gấp và các góc tạo thành bởi các nếp gấp đó. GV vẽ đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O và = 900 yêu cầu HS nhìn hình vẽ tóm tắt nội dung GV : Em hãy dựa vào bài số 9 (SGK-Tr.83) đã chữa ở tiết trước nêu cách suy luận. GV gọi một HS đứng tại chỗ trả lời. GV : Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? GV giới thiệu kí hiệu hai đường thẳng vuông góc. GV nêu các cách diễn đạt như trong SGK(Tr84). HS lấy giấy đã chuẩn bị sẵn gấp hai lần như hình 3. HS : Các nếp gấp là hình ảnh của hai đường thẳng vuông góc và bốn góc tạo thành đều là góc vuông. Cho xx’ yy’ = {O} = 900 Tìm= 900 Giải thích . Giải : Có = 900 (theo điều kiện cho trước của bài toán) (theo tính chất hai góc kề bù). Þ = 1800 – 900 = 900. Có = 900 (tính chất hai góc đối đỉnh). HS : Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Hoặc HS có thể trả lời : Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc vuông. Kí hiệu xx’ ^ yy’ 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc Định nghĩa : Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Kí hiệu là xx’ ^ yy’ 12’ HOẠT ĐỘNG 2 GV : Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm thế nào ? GV : Ngoài cách vẽ trên ta còn có cách vẽ nào khác ? GV gọi một HS lên bảng làm . HS cả lớp làm vào vở. GV cho HS hoạt động nhóm yêu cầu HS nêu vị trí của điểm O đối với đường thẳng a rồi vẽ hình theo các trường hợp đó. GV quan sát và hướng dẫn HS vẽ hình. GV nhận xét bài của các nhóm. GV : Theo em có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc với a? GV : Ta thừa nhận tính chất sau : Có một và chỉ một ……… cho trước. GV treo bảng phụ ghi đề các bài tập : Bài 11. (SGK-Tr.86) : Hãy điền vào chỗ trống (…) a) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng …… b) Cho đường thẳng a và điểm M, có một và chỉ một đường thẳng b đi qua điểm M và …… c) Đường thẳng xx’ vuông góc với đường thẳng yy’, kí hiệu ……… Bài 12.(SGK-Tr.86) : Trong hai câu sau , câu nào đúng ? Câu nào sai ? Hãy bác bỏ câu sai bằng một hình vẽ. a) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau. b) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc. HS có thể nêu cách vẽ như bài tập số 9 (SGK-Tr.83). HS : ……………………………. : HS dùng thước thẳng để vẽ phác hai đường thẳng a và a’vuông góc với nhau và kí hiệu là a ^ a’. : Điểm O có thể nằm trên đường thẳng a, điểm O có thể nằm ngoài đường thẳng a. HS hoạt động theo nhóm. HS quan sát các hình 5, hình 6 (SGK-Tr.85) rồi vẽ theo. Dụng cụ vẽ có thể là thước thẳng, êke, thước đo góc. Đại diện một nhóm trình bày bài. HS : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. HS đứng tại chỗ trả lời : a) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc vuông (hoặc trong các góc tạo thành có một góc vuông). b) Cho đường thẳng a và điểm M, có một và chỉ một đường thẳng b đi qua điểm M và b vuông góc với a. c) Đường thẳng xx’ vuông góc với đường thẳng yy’, kí hiệu xx’ ^ yy’. HS : a) Đúng. b) Sai, vì a cắt a’ tại O nhưng Ô1 ¹ 900. 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc (SGK-Tr.85) Tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. 10’ HOẠT ĐỘNG 3 GV : Cho bài toán : Cho đoạn AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc AB. Gọi hai HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ vào vở. GV : Giới thiệu đường thẳng d là đường trung trực của đoạn AB. GV : Vậy đường trung trực của một đoạn thẳng là gì ? GV nhắc lại định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng và nhấn mạnh hai điều kiện (vuông góc, qua trung điểm). GV : Giới thiệu điểm đối xứng. Yêu cầu HS nhắc lại. GV : Muốn vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ta vẽ thế nào ? GV cho HS làm bài tập : Cho đoạn thẳng CD = 3 cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy ? Gọi một HS nêu trình tự vẽ. Ngoài cách vẽ của bạn em còn cách vẽ nào khác ? HS1 : Vẽ đoạn thẳng AB và trung điểm I của AB. HS2 : Vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I. HS : Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó. HS chú ý lắng nghe. HS : d là trung trực của đoạn AB ta nói A và B đối xứng với nhau qua đường thẳng d. HS : Ta có thể dùng thước thẳng và êke để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng. HS : – Vẽ đoạn CD = 3 cm. – Xác định H Î CD sao cho CH = 1,5 cm. – Qua H vẽ đường thẳng d ^ CD. d là trung trực của CD. HS : Gấp giấy sao cho điểm C trùng với điểm D. Nếp gấp chính là đường thẳng d là đường trung trực của đoạn CD. 3. Đường trung trực của một đoạn thẳng Định nghĩa : Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó. 5’ HOẠT ĐỘNG 4 Củng cố, hướng dẫn giải bài tập 1) Hãy nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc ? Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc. 2) Bài tập trắc nghiệm : Nếu biết hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại O thì ta suy ra điều gì ? Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai ? Câu nào đúng : a) Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. b) Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tạo thành một góc vuông. c) Hai đường thẳng xx’ và yy’ tạo thành bốn góc vuông. d) Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt. HS : Nhắc lại định nghĩa (SGK-Tr.84). Ví dụ : Hai cạnh kề của một hình chữ nhật. Các góc nhà … Đúng. Đúng. Đúng. Đúng. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph) Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng. Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. Bài tập về nhà : Bài 13, 14, 15, 16 (SGK-Tr.86, 87) + Bài 10, 11 (Tr.75–SBT). IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : – — & – — Ngày soạn : 18/08/09 Tiết : 04 §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC –&— LUYỆN TẬP I) MỤC TIÊU : Kiến thức : Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Kỹ năng : Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. Sử dung thành thạo êke, thước thẳng. Thái độ : Bước đầu tập suy luận. Rèn tính cẩn thận chính xác. II) CHUẨN BỊ : Chuẩn bị của GV : SGK, giáo án, thước thẳng, êke, bảng phụ. Chuẩn bị của HS : Làm theo hướng dẫn tiết trước, giấy rời, thước kẻ, bút viết bảng. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph) Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : (9 ph) HS1 : a) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? b) Cho đường thẳng xx’ và điểm O thuộc xx’ hãy vẽ đường thẳng yy’ đi qua O và vuông góc xx’. HS2 : a) Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng ? b) Cho đoạn thẳng AB = 4 cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn AB. 3. Giảng bài mới : Ø Giới thiệu bài : Tổ chức luyện tập Ø Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔNG HỌC SINH NỘI DUNG 28’ HOẠT ĐỘNG 1 GV cho HS cả lớp làm bài tập 15 (SGK-Tr.86). Sau đó GV gọi lần lượt HS nhận xét. Bài 17. (SGK-Tr.87) GV treo bảng phụ có vẽ các hình của bài tập 17. Gọi lần lượt ba HS lên bảng kiểm tra xem hai đường thẳng a và a’ có vuông góc với nhau không ? GV yêu cầu HS quan sát ba bạn kiểm tra trên bảng và nêu nhận xét. Bài 18. (SGK-Tr.87) GV cho HS cả lớp làm bài 18. Gọi một HS lên bảng thực hiện. Một HS đứng tại chỗ đọc chậm đề bài. GV : Theo dõi HS làm và hướng dẫn thao tác cho đúng. Bài 19. (SGK-Tr.87) GV cho HS hoạt động nhóm bài 19. Bài 20.(SGK-Tr.87) GV cho HS đọc đề bài tập 20 GV : Em hãy cho biết vị trí của 3 điểm A, B, C có thể xảy ra ? GV : Em hãy vẽ hình theo 2 vị trí của 3 điểm A, B, C. GV gọi 2 HS lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ. GV lưu ý còn có trường hợp : (điểm A nằm giữa B và C) GV hỏi thêm : Trong hai hình vẽ trên em có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng d1 và d2 trong trường hợp ba điểm A, B, C thẳng hàng và A, B, C không thẳng hàng. HS chuẩn bị giấy trong và thao tác như (SGK-Tr.86). HS1 : Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O. HS2 : Có bốn góc vuông là Ba HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV. ……………………………… HS nêu nhận xét. ……………………………… HS cả lớp và HS trên bảng vẽ hình theo các bước : – Dùng thước đo góc vẽ góc xOy bằng 450. – Lấy điểm A bất kì nằm trong góc xOy. – Dùng êke vẽ đường thẳng d1 qua A và vuông góc với Ox. – Dùng êke vẽ đường thẳng d2 đi qua A vuông góc với Oy. HS trao đổi nhóm và vẽ hình, nêu cách vẽ vào bảng nhóm. Trình tự 1 : ® Trình tự 2 : – Vẽ hai đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O, tạo thành góc 600. – Lấy B tuỳ ý trên tia Od1. – Vẽ đoạn thẳng BC ^ Od2, điểm C Î Od2. – Vẽ đoạn BA ^ Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2. Trình tự 3 : – Vẽ đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 600. – Lấy C tuỳ ý trên tia Od2. – Vẽ đường thẳng vuông góc với tia Od2 tạiC cát Od1 tại B – Vẽ đoạn BA ^ Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2. HS đọc đề bài tập …………. HS : – Ba điểm A, B, C thẳng hàng. – Ba điểm A, B, C không thẳng hàng. HS 1 : Vẽ trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng và nêu cách vẽ : – Dùng thước vẽ đoạn AB = 2cm.Vẽ tiếp đoạn BC = 3cm (A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng). – Vẽ trung trực d1 của đoạn AB ; Vẽ trung trực d2 của đoạn BC. HS 2 : Vẽ trường hợp 3 điểm A, B, C không thẳng hàng : – Dùng thước vẽ đoạn AB = 2cm, đoạn BC = 3cm sao cho A, B, C không thẳng hàng. – Vẽ trung trực d1 của đoạn AB ; Vẽ trung trực d2 của đoạn BC. HS : – Trường hợp A, B, C thẳng hàng thì d1 // d2 . – Trường hợp A, B, C không thẳng hàng thì d1 cắt d2 tại một điểm. Bài 15. (SGK-Tr.86) (Gấp giấy) Kết luận : Ÿ Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O. Ÿ Có bốn góc vuông là; Bài 17. (SGK-Tr.87) Hình a) : a ^ a’. Hình b) : a ^ a’. Hình c) : a ^ a’. Bài 18. (SGK-Tr.87) Bài 19. (SGK-Tr.87) Trình tự 1 : – Vẽ d1 tuỳ ý. – Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 600. – Lấy A tuỳ ý trong góc d1Od2. – Vẽ AB ^ d1 tại B (B Î d1) – Vẽ BC ^ d2 tại C (C Î d2). Bài 20. (SGK-Tr.87) Ÿ Trường hợp A, B, C thẳng hàng : Ÿ Trường hợp A, B, C thẳng hàng : 5’ HOẠT ĐỘNG 2 (Củng cố, hướng dẫn giải bài tập) GV nêu câu hỏi : – Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc với nhau. – Phát biểu tính chất đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Ÿ

File đính kèm:

  • docHinh hoc 7 Chuong I Chuan.doc
Giáo án liên quan