Giáo án Hình học 7 - Tiết 21: Luyện tập

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Học sinh được củng cố khắc sâu:

+ Hai tam giác bằng nhau thì các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau.

+ Hai tam giác có các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau.

Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng áp dụng định nghĩa để nhận biết hai tam giác bằng nhau.

+ Rèn tính thông minh, tính chính xác.

Thái độ:

+ Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, com pa .

HS: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bút dạ, chuẩn bị các bài tập .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 21: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Soạn ngày 26 tháng 10 năm 2008 Tiết 21 luyện tập I. Mục tiêu Kiến thức: - Học sinh được củng cố khắc sâu: + Hai tam giác bằng nhau thì các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau. + Hai tam giác có các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau. Kỹ năng: + Rèn kỹ năng áp dụng định nghĩa để nhận biết hai tam giác bằng nhau. + Rèn tính thông minh, tính chính xác. Thái độ: + Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. chuẩn bị của GV và HS: GV: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, com pa ... HS: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bút dạ, chuẩn bị các bài tập ... III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu câu hỏi 1. Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? 2. áp dụng làm bài tập sau. Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF như hình vẽ. - Hãy tìm số đo các cạnh và các góc còn lại của hai tam giác ? GV: Treo bảng phụ có sẵn hình vẽ GV: Gọi HS nhận xét. Sau đó chuẩn hoá và cho điểm . Bài chữa (gt) AB = DE = 2,2 AC = DF = 3,3 BC = EF = 4 A = D = 900 B = E = 550 C = F = 350 HS: Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau. HS: Lên bảng làm bài tập HS: Nhận xét. HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 2: Luyện tập Làm bài tập 12_ Sgk GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 12_Sgk. GV: Gọi HS đại diện hai nhóm lên bảng làm bài GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. Bài Chữa Từ suy ra AB = HI; AC = HK; BC = IK Vậy ta có: HI = AB = 2 cm. IK = BC = 4 cm I = B = 400 HS: Hoạt động nhóm sau đó đại diện lên bảng làm bài. HS: Lên bảng làm bài tập. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Theo dõi và ghi vào vở. Chữa bài tập 13_Sgk GV: Gọi HS đọc đầu bài bài tập 13 Sgk GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm bài tập vào vở. GV: - Em hãy nêu công thức tính chu vi của tam giác ? - Vậy để tính chu vi của hai tam giác trên ta phải làm gì ? GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn sau đó chữa bài và cho điểm. Bài giải Từ suy ra: AB = DE = 4 cm AC = DF = 5 cm BC = EF = 6 cm - Vậy chu vi của tam giác ABC bằng chu vi của tam giác DEF và bằng: (4 + 5 + 6) = 15 cm HS: Đọc nội dung đề bài bài 13 HS: Lên bảng làm bài tập. HS: - Tổng độ dài các cạnh - Tính độ dài các cạnh của tam giác. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 3: Cũng cố GV: Đọc nội dung bài tập 14_Sgk. GV: Cho HS làm bài tập theo nhóm vào bảng phụ. GV: Thu bảng phụ của một số nhóm và treo lên bảng sau đó gọi HS nhận xét chéo GV: Treo bài giải mẫu. AB = KI; B = K - Từ giả thiết ta có đỉnh B và đỉnh K là hai đỉnh tương ứng. đỉnh A và đỉnh I là hai đỉnh tương ứng. - Vậy tam giác ABC bằng tam giác IKH. HS: Làm bài tập theo nhóm HS: Nhận xét - Nhóm 5 nhận xét bài nhóm 3 - Nhóm 4 nhận xét bài nhóm 1 - Nhóm 3 nhận xét bài nhóm 6 - Nhóm 6 nhận xét bài nhóm 2 IV. Hướng dẫn về nhà: 1. Đọc và chuẩn bị trước bài trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác. 2. Làm các bài tập: 22 --> 26 Sbt_ Tr100; 101. Tiết 22 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh I. Mục tiêu Kiến thức: - Biết cách vẽ một tam giác khi biết ba cạnh của nó. Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác. Thái độ: - Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Chuẩn bị của gv và hs GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, ... HS: Đồ dùng học tập, ôn lại cách vẽ tam giác khi biết 3 cạnh ở lớp 6... III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? GV: Vậy để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì ? GV: Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau (3 đk về cạnh, 3 đk về góc). Trong bài học hôm nay ta sẽ thấy , chỉ cần có 3 điều kiện (3 cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được hai tam giác bằng nhau.) Để nghiên cứu kĩ, chúng ta học bài hôm nay Tiết 22 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c-c-c) HS: Phát biểu định nghĩa. HS: Kiểm tra 6 yếu tố Hoạt động 2: 1. Vẽ tam giác biết ba cạnh GV: Trước khi xem xét về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác ta cùng nhau ôn tập cách vẽ một tam giác khi biết 3 cạnh trước. GV: Xét bài toán Vẽ tam giác ABC, biết: AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm. GV: Gọi HS nêu cách vẽ GV: Nhận xét và đưa ra cách vẽ: - Vẽ một trong 3 cạnh đã cho chẳng hạn AB = 2 cm (vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài) - Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ các cung tròn (A, 3cm) và (B, 4 cm) - Giao điểm hai cung tròn là điểm C. - Vẽ đoạn thẳng AC và BC ta được tam giác ABC GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ hình vào vở. GV: Nhận xét sau đó vẽ lại cho HS quan sát. GV: Vậy bằng cách như trên ta sẽ vẽ được một tam giác khi biết ba cạnh của nó. GV: Tương tự em hãy vẽ A’B’C’ mà A’B’ = AB; A’C’ = AC; B’C’ = BC. GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình Gợi ý: Như vậy vẽ tam giác A’B’C’ biết A’B’ = AB = 2cm A’C’ = AC = 3 cm B’C’ = BC = 4 cm GV: Yêu cầu HS cả lớp vẽ vào vở. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng đo và so sánh các góc A và A’; B và B’. HS dưới lớp vẫn câu hỏi đó nhưng so sánh các góc ở hình vẽ trong vở. GV: Trong ABC biết góc A và góc B. Hãy tính góc C = ? Tương tự trong A’B’C’ tính A’ = ? GV: Em có nhận xét gì về hai tam giác trên ? HS: Nêu cách vẽ HS: Lên bảng vẽ. HS: Lên bảng vẽ hình HS: Dưới lớp vẽ hình vào vở. HS: Lên bảng đo và so sánh các góc. HS: Tính C và C’ HS: ABC = A’B’C’ Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố Cho HS làm bài tập 15Tr114_Sgk GV: Gọi một HS đọc đề bài GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện. GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. Bài giải - Vẽ một trong 3 cạnh đã cho chẳng hạn MN = 2,5 cm (vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài) - Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ MN vẽ các cung tròn (M, 5cm) và (N, 3 cm) - Giao điểm hai cung tròn là điểm P. - Vẽ đoạn thẳng NP vàPM ta được tam giác MNP GV: Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ hình Cho HS làm bài tập 16Tr114_Sgk GV: Yêu cầu một HS đọc đề bài - Em hãy nêu cách vẽ hình? GV: Yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình và đo các góc của tam giác vùa vẽ? - Em có nhận xét gì về các cạnh và các góc của tam giác này? GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm HS: Đọc đề bài . HS: Lên bảng thực hiện ,HS ở dưới làm vào vở . P M N HS: Đọc đề bài. HS: Đứng tại chỗ nêu cách vẽ. HS: Lên bảng thực hiên, các HS ở dưới thực hiện vào vở. HS: Các canh có độ dài bằng nhau và bằng 3cm . Các góc có số đo bằng nhau và bằng 600 IV. Hướng dẫn về nhà: 1. Rèn kĩ năng vẽ một tam giác biết 3 cạnh. 2.Đọc chuẩn bị trước phần 2 “Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh ”

File đính kèm:

  • docH7T11.doc
Giáo án liên quan