Giáo án Hình học 7 - Tiết 29: Trương hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - Cạnh – góc (g-c-g)

I. MỤC TIÊU:

- Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền góc nhọn của hai tam giác vuông.

- Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác góc – cạnh - góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.

- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, .

HS: Đồ dùng học tập, ôn tập trường hợp bằng nhau thứ nhất, thứ hai, thứ 3 của tam giác.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 29: Trương hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - Cạnh – góc (g-c-g), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Soạn ngày 3 tháng 12 năm 2008 Tiết 29 trương hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh – góc (g-c-g) (T2) I. Mục tiêu: - Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền góc nhọn của hai tam giác vuông. - Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác góc – cạnh - góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác. - Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. chuẩn bị của Gv và hs: GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, ... HS: Đồ dùng học tập, ôn tập trường hợp bằng nhau thứ nhất, thứ hai, thứ 3 của tam giác. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu câu hỏi Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau thứ ba g-c-g của hai tam giác ? Hãy minh hoạ trường hợp bằng nhau của hai tam giác cụ thể ABC = A’B’C’ GV: Nhận xét và cho điểm. GV: Nhắc lại hai trường hợp bằng nhau của tam giác. TH3: Nếu ABC và A’B’C’ có GócA = gócA’ AB = A’B’ Góc B = góc B’ Thì ABC = A’B’C’ HS: Lên bảng trả lời trường hợp bằng thứ ba của tam giác. HS: Lên bảng điền kí hiệu hai tam giác bằng nhau của trường hợp trên. Trường hợp 3: g- c-g Hoạt động 2: 3. Hệ quả GV: Nhìn vào hình 96 em hãy cho biết hai tam giác vuông bằng nhau khi nào ? GV: Giới thiệu hai tính chất bằng nhau đặc biệt của hai tam giác vuông. HS: Đọc nội dung hệ quả Hệ quả 1: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó bằng nhau (HS tự chứng minh). Hệ quả 2: Nếu cạnh huyền và một góc nhọncủa tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. (HS tự chứng minh) Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố GV: Em hãy phát biểu các trờng hợp bằng nhau của tam giác ? Trờng hợp góc – cạnh – góc ? GV: Treo bảng phụ hình 98 SGK Em hãy cho biết, trên mỗi hình 98, 99 SGK có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ? GV: Gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên chuẩn hoá và cho điểm. HS: Lên bảng trả lời câu hỏi. HS: Lên bảng làm bài tập Hình 98: Xét tam giác ABC và ABD có: GócCAB = gócDAB Cạnh AB chung Góc ABC = gócABD Vậy ABC = ABD. Hình 99: ABD = ACE (g-c-g) ACD = ABE (g-c-g) IV. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc và hiểu kĩ càng tính chất hai tam giác bằng nhau g- c- g. Các hệ quả đối với tam giác vuông. Làm bài tập 33, 35, 37, 38 SGK trang 132. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I

File đính kèm:

  • docH7T15.doc
Giáo án liên quan